List sách

5 sách hay về Ayurveda nên đọc

5 sách hay về Ayurveda. Khuyên đọc quyển Suối Nguồn Tươi Trẻ, Charaka Samhita và Khoa học về Hơi thở.

Charaka Samhita

Charaka Samhita

Charaka Samhita hay còn gọi là Compendium of Charaka là một trong những văn bản đầu tiên về Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ). Cùng với quyển Sushruta Samhita, đây là một trong hai văn bản nền tảng của lĩnh vực này, đã tồn tại từ thời Ấn Độ cổ đại.

Suối Nguồn Tươi Trẻ

Suối Nguồn Tươi Trẻ

Suối Nguồn Tươi Trẻ sẽ tiết lộ cho bạn bí quyết của sức khỏe và sinh khí của tuổi thanh xuân.

Suối Nguồn Tươi Trẻ được biết đến lần đầu tiên vào năm 1939, trong cuốn sách Con mắt khải huyền của Peter Kelder – là một bí quyết màu nhiệm vô cùng đơn giản, chỉ gồm 5 động tác, hay gọi theo cách của các Lạt ma Tây Tạng là 5 thức.

Bảy trung tâm năng lượng mà các Lạt ma nhắc đến chính là 7 luân xa theo quan niệm của y lý học cổ truyền phương Đông. Liên hệ với y học hiện đại phương Tây, các luân xa được một số nhà nghiên cứu coi là đối chứng siêu hình của các tuyến nội tiết, với vị trí và vai trò tương đương.

Những lợi ích thực tế của Suối Nguồn Tươi Trẻ bao gồm: sinh lực dồi dào; tinh thần minh mẫn, an nhiên, thư thái; cơ bắp săn chắc; ngủ tốt; thở sâu; sức khỏe toàn diện nâng cao, ít ốm vặt; vóc dáng trẻ trung, linh hoạt; giảm cân; cải thiện sinh hoạt vợ chồng.

Khoa học về Hơi thở

Khoa học về Hơi thở

Mọi người cười vào hình ảnh các yogi bắt chéo chân khi họ tập trung vào chóp mũi của họ – cho đến khi Swami Rama bước vào phòng thí nghiệm và cho các nhà khoa học biết điều mà một yogi thực sự có thể làm được với sự điều tiết hô hấp của mình. Trước sự kinh ngạc của nhà nghiên cứu, ông đã chứng minh khả năng kiểm soát hoàn hảo nhịp tim và sóng não của mình – sự kiểm soát mà các nhà sinh lý học không tin rằng con người có thể đạt được.

Trong hàng nghìn năm, các bậc thầy yoga, bậc thầy về khoa học bên trong, đã tuyên bố rằng hơi thở là liên kết thiết yếu giữa cơ thể và tâm trí, tiếp thêm sinh lực cho một “cơ thể vi tế” kết nối các khía cạnh thể chất và tinh thần của chúng ta. Trong cuốn sách mang tính bước ngoặt này, Swami Rama và hai nhà khoa học người Mỹ đã khám phá “Khoa học về Hơi thở” của Ấn Độ từ cả quan điểm phương Đông và phương Tây, cho thấy chủ đề bị bỏ quên này có thể là chìa khóa còn thiếu cho sức khỏe thể chất và khám phá các trạng thái ý thức cao hơn. Swami Rama cũng chia sẻ một số kỹ thuật thở cơ bản được thực hành bởi các yogi ở Himalaya để chúng ta có thể bắt đầu ngay lập tức làm việc với môn khoa học cổ đại mạnh mẽ này.

Swami Rama, một trong những Đạo sư vĩ đại nhất từ Himalaya, là người sáng lập Viện Himalaya. Ông sinh ra ở Ấn Độ, học tập ở Ấn Độ và Châu Âu, được rèn luyện tâm linh trong các tu viện hang động trong dãy Himalaya và ở Tây Tạng. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông – Sống với các bậc thầy Himalaya – cho chúng ta thấy nhiều khía cạnh của bậc thầy hiếm có này và minh hoạ hiện thân của ông về truyền thống sống của phương Đông.

Tiến sĩ Rudolph Ballentine là một nhà lãnh đạo đáng kính trong lĩnh vực y học thay thế và bổ sung. Là một bác sĩ đa khoa và bác sĩ tâm thần, ông đã nghiên cứu y học ở Mỹ, tâm lý học ở Mỹ và Pháp, và cả Ayurveda và vi lượng đồng căn ở Ấn Độ. Tác giả của một số cuốn sách, bao gồm cả Radical Healing.

Tiến sĩ Alan Hymes là một bác sĩ phẫu thuật tim mạch và ngực. Là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu hơi thở, ông đã nghiên cứu mối tương quan giữa các mẫu thở và bệnh tim mạch.

Để Tâm Hồn Tươi Trẻ & Thân Xác Không Già

Để Tâm Hồn Tươi Trẻ & Thân Xác Không Già

Con người không thể tránh khỏi quy luật tất yếu của cuộc sống: Sinh – Lão – Bệnh – Tử.

Nhưng lão hóa là một quá trình có thể kiểm soát và thay đổi được. Nó có thể chậm lại hoặc nhanh hơ tùy thuộc vào đời sống tinh thần của con người.

Nhận định đúng đắn, khách quan về nhịp sống sinh học và đời sống tâm hồn, hiểu biết để thực hành những bài luyện tập, cộng với một chế độ dinh dưỡng thích hợp, chúng ta đều có thể kéo dài tuổi xuân, nuôi dưỡng một tâm hồn tươi trẻ trong một thân xác khỏe manh, trường thọ.

Y Triết Phương Đông Và Phương Pháp Thực Dưỡng

Y Triết Phương Đông Và Phương Pháp Thực Dưỡng

Y Triết Phương Đông Và Phương Pháp Thực Dưỡng được soạn bản thảo lần đầu trong trại bệnh viện của Bác sĩ Albert Schweitzer ở Lambaréné, nước Gabon, Châu Phi (từ đầu tháng 11 đến cuối tháng 12 năm 1955) và viết tiếp (từ ngày 1 đến 13 tháng 01 năm 1956) tại Nhà trạm của vị Thừa sai Tin Lành đồng tuổi ở Andendé, nơi bác sĩ Schweitzer từng ở khi bắt đầu công việc năm 1913.

Mục đích của quyển sách là trình bày Nguyên Lý Vô Song, cơ sở biện chứng, phổ quát, đơn giản, hữu dụng của khoa học và triết lý, của các đạo giáo lớn và toàn bộ nền văn mình phương Đông. Đồng thời cho thấy cách áp dụng nguyên lý này trong sinh vật học, sinh lý học, tâm lý học, y học, giáo dục, xã hội học và luận lý; trình bày y học phương Đông trong ánh sáng của Nguyên Lý Vô Song, và cho thấy nguyên lý này với toàn bộ vẻ huy hoàng như là nguyên lý của tự do vô biên và hạnh phúc vĩnh viễn.

Quyển sách sẽ trình bày cách nấu ăn Thực Dưỡng làm ra những món ăn thức uống ngon lành, chữa trị được tất cả chứng bệnh, đồng thời đảm bảo được sự sống lâu, trẻ trung cho mọi người nhưng không tốn kém và chẳng phải học tập gì đặc biệt cả.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button