14 sách hay về tín ngưỡng nên đọc
14 sách hay về tín ngưỡng. Khuyên đọc quyển Phù Thuật Và Tín Ngưỡng An Nam, Lược Sử Tôn Giáo và Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam.
Lược Sử Tôn Giáo
Hơn bảy tỷ người trên thế giới có thể viết một thứ gì đó khác chữ “Không” vào mục Tôn giáo trong hồ sơ của mình. Một số sinh ra đã theo một tôn giáo được chọn sẵn; số khác có thể tự lựa chọn theo sở thích, theo định hướng, theo đám đô Thế rồi họ thực hành đức tin của mình hằng ngày, tự hào về nó và muốn truyền bá nó cho nhiều người khác nữa. Đó là con đường phát triển hết sức tự nhiên của tôn giáo suốt hàng nghìn năm qua, kết quả là vô số tín ngưỡng với cành nhánh xum xuê mà chúng ta thấy ngày nay.
Nhiều tôn giáo ra đời cách đây hàng nghìn năm với số lượng tín đồ hùng hậu, một số khác non trẻ hơn nhưng không kém phần đình đám vì những tín đồ ít ỏi nhưng nổi tiếng của mình. Thế nhưng, ai trong số họ dám chắc những gì mình đang làm là đúng nguyên bản và không khiến các vị khai sinh ra tôn giáo ấy lắc đầu, thất vọng?
Phù Thuật Và Tín Ngưỡng An Nam
Phù thuật và tín ngưỡng An Nam không chỉ là một tác phẩm thuần chất nghiên cứu tôn giáo, mà còn là một dẫn nhập về triết lý văn minh của người An Nam.
Giữa vô vàn những chi tiết đa dạng về tín ngưỡng tâm linh trong sách, bạn đọc vẫn có thể thấy mục đích chính yếu của tác giả là tìm hiểu về Tâm hồn An Nam, những cảm nghĩ đặc thù vốn là cái góp phần định hình nên các thiết chế xã hội lâu đời và bền chặt, bắt đầu từ những đơn vị nhỏ như gia đình, dòng tộc, lãng xã.
Mối quan tâm đó, dĩ nhiên rất hợp lý đối với một quan chức trong chính quyền Thuộc địa như Paul Giran, đã được cụ thể hóa qua một chủ đề quan trọng hàng đầu khi nghiên cứu một nền văn minh bản địa: tín ngưỡng – tôn giáo.
Cẩm Nang Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo
Cẩm Nang Về Tín Ngưỡng, Tôn Giáo cập nhật quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo;
- cung cấp kiến thức cơ bản, toàn diện về các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay,
- chính sách, pháp luật của Nhà nước về các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, những điều cần lưu tâm trong giao tiếp, ứng xử với các tôn giáo;
- giải đáp những câu hỏi vướng mắc, chưa rõ về tôn giáo và tín ngưỡng thường gặp.
Cuốn sách sẽ giúp ích cho đội ngũ cán bộ tự tin hơn trong công tác tôn giáo, giúp người dân và tín đồ tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo đúng pháp luật.
Tín Ngưỡng Của Các Dân Tộc Việt Nam
Bằng lối trình bày súc tích, văn phong cô đọng và nguồn tư liệu phong phú, tác giả Ngô Đức Thịnh đã mang đến cho bạn đọc những hiểu biết về đời sống văn hóa tín ngưỡng của các tộc người Việt Nam với một số tín ngưỡng dân gian đặc trưng như thờ cúng tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ mẫu, đức Thánh Trần, tứ bất tử, mẫu thần Chăm…
Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam
Tác phẩm Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam của tác giả Nguyễn Hạnh là tác phẩm biên khảo về tín ngưỡng của người Việt khởi từ thời dựng nước với khái niệm thờ: Trời, đất, tổ tiên. Những niềm tin dân gian của ông bà ta xưa vẫn còn lưu truyền đến ngày nay thông qua kho tàng ca dao.
Tiếp đến là sự giao thoa văn hóa với 4 tôn giáo lớn ở Việt Nam là Nho, Phật, Lão, Công Giáo. Chính sự giao thoa giữa tín ngưỡng dân gian Việt Nam và 4 tôn giáo lớn này đã hình thành nên nhiều tôn giáo bản địa như Cao Đài, Hòa Hảo, Hòa Đồng Tôn Giáo. Sự giao thoa, tiếp thu và chọn lọc đó đã làm nên một đặc sắc trong chiều kích tâm linh đó là các tôn giáo du nhập phải được điều chỉnh và chứa đựng được yếu tố tín ngưỡng của người Việt.
Chính những ảnh hưởng giao thoa này góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt xuyên suốt từ thuở dựng nước đến nay. Tác phẩm Văn Hóa Tín Ngưỡng Việt Nam sẽ góp phần làm phong phú thêm Tủ sách Triết học phương Đông của NXB Trẻ và là quyển sách cần thiết cho độc giả tìm hiểu về cội nguồn tín ngưỡng của người Việt.
101 Điều Cần Biết Về Tín Ngưỡng Và Phong Tục Việt Nam
Tuyệt đại đa số nhân dân ta có truyền thống sinh hoạt tín ngưỡng lâu đời. Mỗi dân tộc anh em đều có những hình thức tín ngưỡng mang nét đặc sắc riêng của mình. Truyền thống này còn gắn bó chặt chẽ với các sinh hoạt văn hoác mang đậm bản sắc dân tộc qua các nghi lễ thờ cúng, phong tục tập quán và lễ hội dân gian trên khắp mọi miền đất nước.
Chúng ta đều biết, phong tục tập quán là lề lối và thói quen lâu đời của một dân tộc, hay của một nước. Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổ tiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, phong tục trong việc cưới, việc tang.
Mỗi nước có phong tục tập quán riêng, và trong một nướ, mỗi phương ngoài những phong tục chung của toàn quốc cũng có những phong tục riêng và ngay cả trong một địa phương nhiều khi mỗi nhóm người lại có những phong tục riêng.
Những thái độ hành vi nào được lặp đi lặp lại nhiều lần, ăn sâu vào tiềm thức, tâm lý trở thành một thói quen ổn định tương đối lâu dài trong nếp sống của một cá nhân, hoặc một khối cộng đồng trong một địa phương, một dân tộc hoặc nhiều dân tộc thường gọi là tập quán – tức thói quen. Thói quen được truyền lại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, làm cho những người đời sau tuân theo một cách không tự giác. Những tập quán có tính chất xã hội; được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được nêu thành nghi thức, có tiêu chuẩn bắt buộc, truyền miệng hay thành văn, được dư luận xã hội rộng rãi thừa nhận, ủng hộ, bảo vệ và yêu cầu mọi người tuân theo, không theo thì lên án, thường gọi là tục lệ hay phong tục.
Tín Ngưỡng Thờ Tứ Phủ Lên Đồng Và Trị Liệu Trong Văn Hóa Việt
Cuốn sách này cung cấp cho độc giả những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng Tín Ngưỡng Thờ Tứ Phủ Lên Đồng, góp phần điều chỉnh một số hành vi sai lệch trong việc thực hành tín ngưỡng tại Việt Nam.
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên & Bản Sắc Văn Hóa Của Người Việt Các Bài Văn Cúng Thường Dùng
Bản sắc văn hóa dân tộc làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng người Việt đã vượt qua biết bao khó khăn để không ngừng phát triển và lớn mạnh. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta hiện nay.
Nhằm giúp các bạn đọc có thêm tư liệu tham khảo về phong tục tập quán, văn hóa cội nguồn của Việt Nam, Trung tâm Pháp luật Sài Gòn Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hồng Đức xuất bản cuốn sách:
Tín Ngưỡng Thờ Cúng Tổ Tiên & Bản Sắc Văn Hóa Của Người Việt, Các Bài Văn Cúng Thường Dùng Trong Các Dịp Lễ, Tết, Hiếu, Hỷ Trong Năm
Cuốn sách gồm các phần chính sau:
- Phần thứ nhất. BẢN SẮC VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC PHONG TỤC TẬP QUÁN, TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN
- Phần thứ hai. CÁC NGÀY LỄ TẾT VÀ PHONG TỤC NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA VÀ NAY
- Phần thứ ba. CÁC BÀI VĂN CÚNG DỊP LỄ TẾT, HIẾU HỈ TRONG NĂM
Tín Ngưỡng Dân Gian Phú Quốc
Cuốn sách đề cập đến nhiều dạng thức tín ngưỡng cộng đồng của cư dân ở hòn “đảo ngọc”, nơi vùng biển Tây Nam của Tổ quốc. Phú Quốc mang đậm nét văn hóa biển, nơi đây còn bảo lưu những nét tín ngưỡng đặc thù gắn liền với các truyền thuyết dân gian, thể hiện qua một hệ thống các cơ sở thờ tự, lễ hội rất phong phú.
Ðó là tín ngưỡng thờ cá Ông phổ biến khắp nơi trên huyện đảo với nhiều lăng thờ ở xóm Cồn, Ðường Bào, Bần Quỳ, Thổ Châu, Cửa Cạn, Dương Tơ, Hàm Ninh… Người Phú Quốc xem Ông Nam Hải (cá voi) – một vị thần chủ của biển khơi, giúp họ vượt qua những khắc nghiệt của biển cả để hướng tới những vụ mùa bội thu.
Tín Ngưỡng Thiên Hậu Vùng Tây Nam Bộ
Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu (Bà Ma Tổ, Bà Mã Châu) gốc Hoa Nam đã theo bước di dân người Hoa đến Nam Bộ Việt Nam từ các thế kỷ 17- 19, đã trở thành một dạng tín ngưỡng thờ Mẫu khá phổ biến tại đồng bằng Nam Bộ. Tục thờ này cùng với các hoạt động văn hóa – nghệ thuật và các khía cạnh văn hóa vật thể gắn liền với nó đã sớm trở thành một “kho tàng” văn hóa dân gian, ở đó người ta gìn giữ linh hồn của truyền thống, đồng thời cũng là một kênh giáo dục đạo đức, lối sống hiệu quả và sâu sắc của người Hoa nói riêng, của các tộc người Nam Bộ nói chung.
Trong mối tương quan với văn hóa dân gian các tộc người Việt, Khmer và Chăm trong vùng, tín ngưỡng Thiên Hậu đã góp phần quan trọng tạo nét đặc trưng mang bản sắc người Hoa – một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, ngày càng có giá trị lớn lao trong quá trình dung hợp đa văn hóa để tạo nên diện mạo văn hóa Nam Bộ Việt Nam trong suốt 300 năm qua.
Tín Ngưỡng Thờ Mẫu Tứ Phủ – Chốn Thiêng Nơi Cõi Thực
Trong các tín ngưỡng ở Việt Nam, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ là tín ngưỡng nội sinh mang bản sắc Việt. Trải bao thăng trầm và có lúc bị cấm đoán, Tín ngưỡng vẫn âm thầm được gìn giữ, thực hành trong một cộng đồng dân tộc. Ngày nay, tín ngưỡng ấy đã trở thành một trong những biểu tượng của văn hóa Việt cũng và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Hệ thống một cách rõ ràng các vị thánh trong Tín ngưỡng, kèm những chỉ dẫn về các đền, phủ cụ thể, và đặc biệt là các chia sẻ của các đồng đền, thanh đồng nổi tiếng về các nghi lễ dân gian cơ bản vốn đang bị mai một dần theo thời gian, Tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ – Chốn thiêng nơi cõi thực thực sự cần thiết với những người quan tâm tìm hiểu về Tín ngưỡng nói chung và đệ tử Đạo Mẫu nói riêng.
Văn Hóa, Tín Ngưỡng Và Thực Hành Tôn Giáo Người Việt
Tôn giáo chiếm hữu người Việt từ lúc chào đời cho đến lúc nhắm mắt: “nơi người Việt, ở các giai tầng xã hội, tâm thức tôn giáo thể hiện một cách mãnh liệt và chế ngự toàn thể cuộc sống con người: tâm thức ấy trong mỗi hành vi thường nhật, trọng đại hay bé nhỏ, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu hiện thực hành, khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá. Lúc thì khấn vái kêu cầu với nhạc trổi, cất cao lời múa hát, chiêng trống linh đình, lúc thì chỉ lâm râm vái cúi khi bước qua am, qua miếu nhỏ linh thiêng và tự đáy lòng phát lời nguyện ước thẳm sâu nhất. Khi thì nghiêm trang bái lạy, cúi đầu cung kính với áo thụng lụa bóng, khăn mão uy nghi; khi lại tìm đến vị thầy bói mù lòa, tìm đến cô đồng, cô bóng ngất ngây mắt ngời bí nhiệm, hoặc tìm đến thầy bùa thầy pháp, bói quẻ chân gà, hoặc xin xăm xin thẻ ở bác giữ chùa,… Và cái đa dạng khách quan ấy phức tạp thêm vì cả một chuỗi thực hành tùy nơi tùy chỗ mà khó lòng nghiên cứu được một cách trọn vẹn, thể như cả một cánh rừng lớn ẩn chứa nhiều loài cây cỏ không ai biết trước được.”
Cha Léopold Cadière đã nghiên cứu tín ngưỡng, các thực hành lễ nghi tôn giáo, phong tục tập quán với cái nhìn bao dung, khách quan và đã phải thừa nhận rằng người Việt “rất sâu sắc về tôn giáo, tín ngưỡng của họ trong sáng và khi họ cầu cứu đến Trời, tế tự Trời thì cũng có thể họ cũng đến với cùng một đấng toàn năng mà chính Cha đang thờ kính và gọi bằng Chúa, và tự đáy lòng người Việt đang lưu giữ một tia sáng tôn giáo tự nhiên mà tạo hóa vốn ấn dấu vào tâm khảm của nhân sinh.”
Tín Ngưỡng Lễ Hội Cổ Truyền Việt Nam
Giới thiệu khái quát về tín ngưỡng dân gian của các tộc người ở Việt Nam, một số hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể và đặc trưng giá trị của lễ hội cổ truyền,…
Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần
Đặc Khảo Về Tín Ngưỡng Thờ Gia Thần do hai nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng và Nguyễn Đại Phúc biên soạn, không chỉ cung cấp cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về văn hóa thờ tự trong ngôi nhà Việt mà còn lý giải sâu sắc về đặc trưng văn hóa tâm linh của người Việt. Với một nội dung khoa học được trình bày dễ hiểu, hấp dẫn, chắc chắn Đặc khảo về tín ngưỡng thờ gia Thần sẽ lôi cuốn độc giả đến trang sách cuối cùng.