12 sách hay về Nho giáo nên đọc
12 sách hay về Nho giáo. Khuyên đọc quyển Khổng Tử Tinh Hoa, Dẫn Luận Về Nho Giáo và Kinh Điển Nho Gia Tại Việt Nam.
Dẫn Luận Về Nho Giáo
Cuốn sách này đặt trọng tâm vào sự hiểu biết về nền văn minh Trung Hoa thông qua Nho giáo. Xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ 6 trước Công nguyên, những giáo huấn của Khổng Tử đã thống trị xã hội, nền chính trị, kinh tế và đạo đức Trung Hoa trên 26 thế kỷ qua. Là một dịch giả linh động với các văn bản cổ điển, một nhà nghiên cứu sâu sắc, Daniel K. Gardner đã cung cấp cho chúng ta một khái quát tuyệt vời về tư tưởng và hành động thực tiễn của Nho giáo.
Trong sách Dẫn luận về Nho giáo, Gardner khám phá những ý tưởng lớn của truyền thống Khổng học, cho thấy ảnh hưởng sâu sắc của nó trong đời sống Trung Hoa, và tập trung vào hai câu hỏi triết học quan trọng nhất – điều gì tạo nên một con người tử tế? và điều gì lập nên một chính quyền tốt? – đồng thời mô tả cách các nhà tư tưởng lớn trong truyền thống Nho gia đáp ứng với mỗi chủ đề. Gardner đã làm sáng tỏ một khía cạnh: Nho giáo vẫn tồn tại trong cuộc sống hiện đại.
Hiện nay, người dân Trung Quốc lại một lần nữa tìm đến giáo lý của Khổng Tử trong một thời đại đầy biến động về kinh tế – xã hội Cuốn sách này đặt trọng tâm vào sự hiểu biết về nền văn minh Trung Hoa thông qua Nho giáo. Xuất hiện lần đầu tiên ở thế kỷ 6 trước Công nguyên, những giáo huấn của Khổng Tử đã thống trị xã hội, nền chính trị, kinh tế và đạo đức Trung Hoa trên 26 thế kỷ qua. Là một dịch giả linh động với các văn bản cổ điển, một nhà nghiên cứu sâu sắc, Daniel K. Gardner đã cung cấp cho chúng ta một khái quát tuyệt vời về tư tưởng và hành động thực tiễn của Nho giáo.
Khổng Tử Tinh Hoa
Khổng Tử và học thuyết Nho gia có ảnh hưởng rất lớn đối với các nền văn hóa Á Đông, trong đó có Việt Nam. Bao nhiêu thế hệ trí thức Việt Nam đã tiếp thu và ứng dụng triết lý của ông. Còn ngày nay, sự minh triết trong tư tưởng Khổng Tử có thể giúp gì cho chúng ta khi đối diện với vô số vấn đề của cuộc sống hiện đại?
Vu Đan, với niềm say mê và am hiểu về Khổng Tử cộng với tầm nhìn của một nhà nghiên cứu thông thái, đã làm cho mọi người sững sờ khi vén mở những bí mật ẩn chứa trong tư tưởng Khổng Tử. Đó là những bí mật có thể giúp ta đứng vững trong thực tại, hiểu được thế giới sôi động mà chúng ta đang sống, giúp ta tận hưởng một cuộc đời phong phú và trọn vẹn.
Giản dị, trực tiếp và hứng khởi, bà gạt bỏ cách tiếp cận sùng kính của các học giả khác và cho thấy những chân lý mà Khổng Tử giới thiệu với chúng ta luôn là những chân lý dễ nắm bắt nhất, chỉ cho chúng ta một cách sống hạnh phúc theo đúng nhu cầu tinh thần của mình.
Những gì chúng ta có thể học hỏi từ Khổng Tử hôm nay không phải là môn “Khổng học” do Hán Vũ Đế lập ra; không phải là “Khổng giáo” long trọng, cao quý, nặng nghi thức bên cạnh Đạo giáo và Phật giáo; cũng chẳng phải học thuyết Khổng Tử của các học giả, đầy luận chứng sâu xa và mang tính bác học khuôn phép mà là những bài học, những chân lý giản dị mà mỗi người tâm đắc và đều có thể tiếp nhận.
Những chân lý đó đi vào lòng người tự nhiên nhất như chính là tiếng gọi từ bên trong tâm tưởng của mỗi chúng ta. Dù thời gian trôi qua và thế giới có đổi thay thế nào đi nữa thì những giá trị tinh túy nhất của Khổng Tử luôn mãi sống với thời gian.
Nho Giáo – Trần Trọng Kim
Nho giáo của Trần Trọng Kim là một trong những bộ sách đầu tiên ở Việt Nam thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và những ảnh hưởng lớn lao của nó đến đời sống văn hóa Việt Nam. Không giấu giếm niềm ngưỡng mộ đối với một học thuyết từng là bệ đỡ tinh thần cho nhiều dân tộc Á Đông suốt hàng nghìn năm, Trần Trọng Kim đã tổng thuật và chứng minh tính hoàn chỉnh của một hệ thống triết học ở Nho giáo.
Bằng phương pháp làm việc cẩn chỉ và nghiêm túc, Trần Trọng Kim đã đứng vững trên tư cách một nhà khoa học để thăm dò, miêu tả học thuyết phức tạp này, kể từ thời điểm nó ra đời, qua quá trình phái sinh, mở rộng bởi vô số học phái ở nhiều thời kỳ khác nhau, cho đến khi nó suy tàn vào đầu thế kỷ XX. Với việc cung cấp lượng tri thức uyên bác, khả tín, và bằng một văn phong giản dị, kết cấu mạch lạc, bộ sách của Lệ Thần Trần Trọng Kim là một công trình khảo cứu quyền uy và được tham khảo rộng rãi trong các nghiên cứu về Nho giáo ở Việt Nam.
Ngày nay, những tranh luận về Nho giáo vẫn chưa khi nào bớt gay gắt và quyết liệt. Nhưng, dù khen hay chê Nho giáo, thì công trình của Trần Trọng Kim vẫn xứng đáng là cuốn sách nhập môn cho tất cả những ai muốn đi sâu và xa hơn để tìm hiểu học thuyết này.
Kinh Điển Nho Gia Tại Việt Nam
Gồm những bài viết, bài nghiên cứu của nhiều tác giả Nho giáo ở Việt Nam, ảnh hưởng của kinh điển nho gia tại Việt Nam. Hệ thống sách Đại toàn, Tiết yếu và việc tiếp nhận chúng tại Việt Nam. Bình giải của nhà nho Việt Nam về kinh điển nho gia.
Đàm Đạo Với Khổng Tử
Khổng Tử được suy tôn là nhà sáng lập Nho giáo – thường được người Trung Quốc thời đó tin theo như một tôn giáo – đồng thời Khổng Tử cũng được thế giới ngày nay biết đến như một giảng sư và triết gia lỗi lạc của văn hóa phương Đông.
Trải qua nhiều thế kỉ, bối cảnh kinh tế – chính trị – xã hội thế giới đã có nhiều thay đổi nhưng những triết lí của Khổng Tử lúc sinh thời vẫn khiến nhiều thế hệ độc giả yêu thích và muốn tìm hiểu.
“Đàm đạo với Khổng Tử” là những câu chuyện đối đáp giữa tác giả Hồ Văn Phi và Khổng Tử xoay quanh các tư tưởng, triết lí của ông được người đời ngưỡng mộ.
Trách Nhiệm Xã Hội Của Nho Giáo Trong Lịch Sử Việt Nam Và Hàn Quốc
Việt Nam và Hàn Quốc đều nằm trong vùng tiếp xúc với văn hóa Hán, đều chịu ảnh hưởng lâu dài của Nho giáo trong lịch sử. Nho giáo tuy xuất phát từ Trung Quốc sau đó truyền bá tới Việt Nam và Hàn Quốc, song Nho giáo của Việt Nam và Nho giáo của Hàn Quốc ngoài những điểm tương đồng, cũng có những điểm khác biệt. Làm rõ được những điểm tương đồng và khác biệt này, chúng ta càng có thêm cơ sở để chia sẻ những nét văn hóa chung của nhau. Hơn nữa đây còn là cơ hội để khám phá những nét đặc thù dân tộc, bản sắc văn hóa của mỗi nước.
Nho giáo không chỉ có vai trò trong quá khứ của Việt Nam và Hàn Quốc, mà hiện nay, nó còn có nhiều ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, đặc biệt là lĩnh vực đạo đức, đời sống tinh thần, phong tục tập quán, lối sống, nếp suy nghĩ của người dân hai nước. Nắm được những mặt tích cực của Nho giáo để phát huy cũng như tìm ra những hạn chế của nó để khắc phục là một yêu cầu đối với các nhà khoa học trong việc tìm ra lời giải đáp cho các vấn đề bức thiết của xã hội hiện nay.
Trên tinh thần đó, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Viện Nghiên cứu Nho giáo thuộc trường Đại học Chungnam, Hàn Quốc đã phối hợp tổ chức nhiều hội thảo quốc tế theo Dự án nghiên cứu Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Hàn Quốc.
Cuốn sách Trách nhiệm xã hội của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc là một phần kết quả của Hội thảo quốc tế “Trách nhiệm của Nho giáo trong lịch sử Việt Nam và Hàn Quốc” tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 2013. Nội dung của cuốn sách đã tập hợp bài viết của các học giả Việt Nam và Hàn Quốc tại Hội thảo và được chia thành ba phần:
- Phần 1. Nho giáo Việt Nam và vấn đề trách nhiệm xã hội: Một số vấn đề lý luận chung.
- Phần 2. Vấn đề trách nhiệm xã hội trong tư tưởng các nhà Nho Việt Nam.
- Phần 3. Vấn đề trách nhiệm xã hội trong tư tưởng các nhà Nho Hàn Quốc.
Trần Đình Hượu Và Nghiên Cứu Nho Giáo Việt Nam Hiện Đại
Từ thập niên thứ 5 của thế kỷ XX, khi chính phủ Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch buộc phải rút chạy ra quần đảo Đài Loan, nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa làm chủ Đại Lục, thì trên toàn bộ khu vực Đông Á, không còn một chính phủ hay nhà nước nào chính thức lên tiếng chủ thể kế thừa chính thức của Nho giáo. Tuy vẫn tồn tại những định chế nghiên cứu về chính trị, văn hóa và học thuật ở các quốc gia và vùng lãnh thổ coi Nho giáo là đối tượng chủ yếu, hay những nhóm học giả nhiệt thành cổ vũ Nho giáo, nhưng ở cấp độ bảo trợ nhà nước chính thức, và với tư cách một hệ ý thức thì hầu như Nho giáo đã hoàn toàn mất vị thế. | Sau vài mươi năm kể từ kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ hai, trước hết là nền kinh tế, rồi tiếp theo đó là sự vươn lên mạnh mẽ và ngoạn mục về khoa học, công nghệ và văn hóa của Nhật Bản đã gây nên sự ngạc nhiên, sửng sốt và khâm phục của giới quan sát chính trị trên thế giới. Nhật Bản làm nên một sự thần kỳ!
Sự vươn lên mạnh mẽ trong mấy thập kỷ tiếp theo của Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Singapore làm hình thành chuỗi các quốc gia và vùng lãnh thổ được định danh bằng các tên gọi đầy phấn khích là các nước công nghiệp mới (New Industrial Countries-NIC), “những chú rồng nhỏ” hay “những con hổ mới”!
Nếu như ở các quốc gia và vùng lãnh thổ vừa nói, mối quan tâm xã hội và những vấn đề khoa học về các truyền thống văn hóa và học thuật thuộc về Trung Quốc, trước cách mạng nói chung vẫn được tiếp tục duy trì một cách bền bỉ, liên tục thì ở các quốc gia “dân chủ mới” hay nói thẳng thắn hơn, các quốc gia theo hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều coi các học thuyết và tư tưởng, văn hóa truyền thống ấy là những “tàn dư độc hại của phong kiến thực dân” nên chủ yếu phải “đào sâu chôn chặt”!
Trong khung khổ ấy, những công trình nghiên cứu về Nho giáo ở các quốc gia vừa để cập có giá trị sâu sắc và cơ bản xuất hiện ít dần theo hướng “dao động tắt dần”.
Nhưng “những cú huých” từ chính nền học thuật của các quốc gia và vùng lãnh thổ công nghiệp mới, tiếp theo đó là sự quan tâm mạnh mẽ về các quốc gia đó của nền học thuật u – Mỹ từ giữa những năm 80 đã bùng phát trở lại. Ngay chính học giả của Trung Hoa đại lục cũng lần lượt bừng tỉnh, thế hệ học giả trẻ tuổi xuất hiện và ngày càng được khẳng định.
Đáng chú ý là những luận điểm nghiên cứu của các tác giả u – Mỹ, nổi bật và tiêu biểu nhất là công trình “Thế giới Hán hóa mới” (Le monde nouveau sinise) của L. Vandermeersch, ở đó nhà nghiên cứu khẳng định, khác với các tín truyền thống của các quốc gia trong Hán tự văn hóa quyển, rằng Nho giáo là nguyên nhân chủ yếu làm cho các nước trong khu vực trở nên “nước yếu dân hèn” trên thực tế, nếu biết khai thác hợp lý và đồng bộ, những thành tố quý báu nhất của Nho giáo sẽ được vận dụng trở nên là động lực mới của sự cất cánh ở các quốc gia mang trong mình những truyền thống đó!
Sự phục hưng của một phong trào Tân Nho giáo như vậy dần dần được sự cộng hưởng mạnh mẽ, đến mức mà vào năm 1996, Đại hội của phong trào Tân Nho giáo quốc tế lần thứ VI đã được tổ chức trọng thể tại Thượng Hải, với sự có mặt và diễn văn chào mừng của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân. Từ đầu những năm 90 thế kỷ trước, nghiên cứu Nho giáo không còn bị kỳ thị hay tìm cách hạn chế nữa. | Trần Đình Hượu bắt đầu nghiên cứu Trung Quốc nói chung, Nho giáo nói riêng từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Được cử đi đào tạo ở Liên Xô rồi về nước từ năm 1964, ông liên tục giảng dạy và nghiên cứu ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cho đến năm 1993. Những công trình nghiên cứu chính của ông về Nho giáo, vì bối cảnh
chung đã nói trên, chỉ được công bố trong khoảng 10 năm (1984 – 1994). Ông mất năm 1995.
Vào thời gian cuối đó, ông thực sự mới có độc giả, có môn đệ và đồng nghiệp cùng theo đuổi và kế tục công việc, mới dần dần có ảnh hưởng ra giới học thuật trong nước và quốc tế!
Đọc những tác phẩm của ông, cộng hưởng và mở rộng tầm ảnh hưởng của những vấn đề mà ông quan tâm, phục vụ cho định hướng nghiên cứu theo chiều sâu, ghi nhận những đóng góp quý báu của ông, đó là chủ đích của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội khi tổ chức Hội thảo khoa học về ông năm 2015, nhân kỷ niệm 20 năm ngày mất của ông.
Do hạn chế nhất định về mặt thời gian, Kỷ yếu không kịp xuất bản đúng thời điểm như mong muốn. Xin có lời cáo lỗi với các tác giả và bạn đọc, mong được lượng thứ
GS.TS Trần Ngọc Vương
Tứ Thư Bình Giải: Luận Ngữ – Mạnh Tử – Đại Học – Trung Dung
Bộ sách Tứ Thư của Nho giáo ra đời cách nay khoảng hơn 2.000 năm, đã trải qua bao sóng gió theo những giai đoạn thăng trầm của lịch sử Trung Hoa. Lần thì bị Tần Thủy Hoàng đốt, lần thì bị tiêu tan trong các cuộc nội chiến triền miên của Trung Hoa. Do vậy khó tránh được nạn “tam sao thất bản”. Đến đời nhà Tống, bộ sách này mới được các danh Nho tu chỉnh.
Là một bậc thầy thuộc thế hệ đi trước, nay đã bước sang độ tuổi cổ lai hy, soạn giả Lý Minh Tuấn đã biên soạn công trình này với tấm lòng yêu người thương đời rất đáng trân trọng của một nhà giáo dục đã nhiều năm đứng trên bục giảng.
Cửa Khổng – Kim Định
Cuốn sách đã đưa ra những kiến giải mới mẻ và tiến bộ về triết lí Nho giáo mà trước nay ở Việt Nam người ta chỉ gọi học thuyết này là Nho học hoặc Khổng học. Ông cho rằng, triết lí là một nỗ lực tinh thần để con người thoát khỏi tình trạng vong thân và thâu hồi lại quyền tự chủ của mình trước các thế lực thần quyền cũng như thế quyền ở bên ngoài. Triết lí Nho giáo đã đạt được mục đích là giải quyết được những vấn đề căn bản trên, vì vậy nó là một nền triết lí nhân bản tâm linh trung thực nhất.
Nho Giáo Trung Quốc
Nho Giáo là một tông bản địa sản sinh ra đã vài ngàn năm trên đất Trung Quốc. Đây còn là một tôn giáo hợp nhất cao độ giữa chính trị và tông giáo thành một thể thống nhất: Hoàng đế kiêm nghiệm chức giáo hoàng, hoặc ngược lại giáo hoàng kiêm nghiệm chức hoàng đế. Thần quyền và chính quyền dung hợp với nhau làm một.
Nho giáo là tông giáo đặc hữu của Trung Hoa, hễ dân tộc nào đã sống trên vùng đất xưa cũ này, bao gồm từ tộc Hán cho đến các dân tộc thiểu số khác như Liêu, Kim, Nguyên, Tây hạ và Thanh, vương triều thời đại nào cũng coi Nho giáo là quốc giáo và Khổng Tử là giáo chủ.
Nho, Phật, Đạo là 3 tông giáo truyền thống cổ đại. Duy chỉ có Nho giáo lợi dụng kết hợp với chính trị để trở thành quốc giáo.
Để tìm hiểu sâu hơn về tông giáo này Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin cho xuất bản cuốn sách “Nho Giáo Trung Quốc”. Thuận theo quá trình phát triển của Nho giáo, sách được chia làm các giai đoạn như sau:
- 1. Thời kỳ trước khi có Nho giáo = Trước thời Tần, Hán
- 2. Thời kỳ chuẩn bị của Nho giáo = Hai đời Hán (Đông và Tây Hán)
- 3. Thời kỳ tam giáo = Ngụy Tấn – Tùy Đường
- 4. Thời kỳ Nho giáo hình thành = Bắc Tống với Trương Tải và hai anh em Trình Đạo, Trình Di.
- 5. Thời kỳ Nho giáo hoàn thành – Nam Tống với Chu Hi
- 6. Thời kỳ Nho giáo ngưng kết = Minh và Thanh
Đạo Hiếu Trong Nho Gia
Đạo Hiếu Trong Nho Gia trình bày nguyên văn tác phẩm chính của Nho giáo về đạo Hiếu – “Hiếu Kinh”. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp cho người đọc những thông tin hữu ích về cơ sở của hệ tư tưởng, những lời răn dạy về chữ “hiếu” đối với nhiều đối tượng xã hội khác nhau cũng như ảnh hưởng, tác động của đạo Hiếu trong Nho gia đối với đời sống tinh thần của một số nước láng giềng với Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Nội dung cuốn sách được chia thành 10 chương:
- Chương thứ nhất: Tác giả và tác phẩm “Hiếu Kinh”
- Chương thứ hai: Giáo huấn liên quan đến Kinh thư
- Chương thứ ba: Cơ sở của hệ tư tưởng
- Chương thứ tư: Bối cảnh xã hội
- Chương thứ năm: Kiên trì truyền thụ
- Chương thứ sáu: Giáo dục đối với dân chúng
- Chương thứ bảy: Giáo dục riêng cho phụ nữ
- Chương thứ tám: Ảnh hưởng đối với nước láng giềng
- Chương thứ chín: Luận bàn về so sánh
- Chương thứ mười: Tổng kết.