List sách

7 sách hay về Phần Lan nên đọc

7 sách hay về Phần Lan. Khuyên đọc quyển Bài Học Phần Lan, Thân Gửi Mùa Hạ và Những Sáng Kiến Phần Lan.

Bài Học Phần Lan 2.0

Bài Học Phần Lan 2.0

Bài Học Phần Lan 2.0 là câu chuyện về quá trình xây dựng nền sư phạm Phần Lan trong 4 thập kỷ qua. Tác giả nhấn mạnh vào các giải pháp mang tính cách mạng của Phần Lan, khác biệt của chúng với nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới.

Phần Lan chứng tỏ rằng chính sách lấy giáo viên là trung tâm, chuyên nghiệp hóa đội ngũ giáo viên, xây dựng niềm tin giữa nhà trường và xã hội, đầu tư vì nền giáo dục công bằng thay vì thành tích, đã cực kì thành công, biến Phần Lan thành hình mẫu giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới.

“Bài học Phần Lan 2.0” sẽ là cuốn sách gối đầu giường của mọi nhà sư phạm và phụ huynh Việt Nam. Các ý tưởng trong sách gần như tưởng phản hoàn toàn với tình trạng chạy theo thành tích, cải cách liên miên nhưng bế tắc, gây sức ép học hành lên con cái, của nhà trường và phụ huynh nước ta.

Bài Học Phần Lan 3.0

Bài Học Phần Lan 3.0

“Bài học Phần Lan 3.0” của tác giả là phiên bản cập nhật so với phiên bản 2.0 mà Omega+ đã xuất bản vào cuối năm 2016.

Hai ấn bản trước của Bài học Phần Lan đã mô tả cách một quốc gia Bắc Âu nhỏ bé xây dựng nên hệ thống trường học cung cấp khả năng tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho tất cả thanh thiếu niên trong nước như thế nào.

Ở “Bài học Phần Lan 3.0”, tiếp nối và cập nhật câu chuyện về cách Phần Lan duy trì thành tích giáo dục mẫu mực của mình, bao gồm cả cách nước này phản ứng với những thay đổi hỗn loạn trong nước và trên toàn thế giới như đại dịch Covid-19.

“Bài học Phần Lan 3.0” cung cấp các tài liệu mới quan trọng về một số chủ đề như:

  • Giáo viên và giáo dục giáo viên;
  • Giáo dục trẻ em có nhu cầu đặc biệt;
  • Vai trò của trò chơi trong giáo dục chất lượng cao;
  • Các phản ứng của Phần Lan trước tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, điểm số trong các cuộc thi quốc tế không như kỳ vọng và đại dịch toàn cầu.

“Bài học Phần Lan 3.0” sẽ là tư liệu hữu ích cho những người làm công tác giáo dục, khoa học; nhất là trong lúc chúng ta đang “tìm đường” cải cách nền giáo dục hiện có nhiều điều bất cập trước yêu cầu của thời đại mới.

Thân Gửi Mùa Hạ

Thân Gửi Mùa Hạ

Cuốn sách ghi dấu một mùa hạ nên thơ để bất cứ ai cũng có thể quay lại khi mình muốn

“Khi nào bà chết ạ?” cô cháu gái hỏi.

“Sắp rồi, nhưng nói chung đó không phải chuyện của con.” Bà đáp.

“Tại sao ạ?” cô bé thắc mắc.

Bà cụ không trả lời mà đi lên ngọn đồi hướng về phía hẻm núi.

“Bố con cấm đấy!” Sophia hét lên.

Bà khinh khỉnh đáp: “Bà biết rồi, khổ lắm, nói mãi. Cả con và ta đều không được phép đến hẻm núi nhưng chúng ta cứ đi đấy thì đã sao nà”

Đó là một trong rất nhiều cuộc hội thoại hài hước mà tỉnh bơ giữa cô cháu gái Sophia sáu tuổi và bà nội, hoặc đúng hơn là giữa hai người bạn dù trái ngược nhau về tuổi tác và tính cách nhưng tâm hồn thì luôn đồng điệu.

Một cô cháu gái ngây thơ và mong manh nhưng đôi lúc trưởng thành bất chợt có thể viết một cuốn sách của riêng mình với tựa đề “Luận về giun đất bị đứt thân” mà không nhà khoa học nào có được nhận định sâu sắc như cô.

Một bà nội đôi khi bướng bỉnh, láu cá và ham vui hệt như một đứa trẻ, bà không chịu bỏ lỡ những thú vui yên bình như đi nghe vịt biển đến bữa tiệc náo nhiệt và lúc nào bà cũng thích thú với trò chơi mới.

Sự tung hứng của bà và cháu, sự khuyến khích và ủng hộ người kia làm những điều chưa từng làm đã gắn kết hai bà cháu với nhau. Họ cùng nhau trò chuyện, đi dạo và khám phá từ khu rừng ma ám đầy những tác phẩm điêu khắc của bà nội đến hang động huyền bí được dẫn đến bởi lối đi bí mật mà Sophia tạo ra cho riêng hai bà chá Trong những câu chuyện thường ngày đó, đôi khi họ ngúng nguẩy, họ giẫn dỗi, họ tranh luận nhưng sau cùng họ vẫn yêu thương.

Dù tác giả Tove Jansson nổi tiếng với những cuốn sách viết cho thiếu nhi, nhưng “Thân gửi mùa Hạ” lại là cuốn sách tuyệt vời cho bất kì độ tuổi nào. Với trẻ thơ, chúng sẽ tìm thấy một thế giới đầy sống động nơi vùng biển Bắc Âu, còn người lớn (và cả người già) sẽ thấy mình được trẻ lại nhờ cách tận hưởng cuộc sống tự do ở vùng đất đó.

Là một cuốn sách với ngôn từ phong phú và đẹp như chính mùa hạ trên hòn đảo nhỏ, chất thơ và sự kì thú qua từng câu chữ sẽ dẫn dắt độc giả đi qua những trải nghiệm và chiêm nghiệm đặc biệt của hai bà cháu trong suốt mùa hè.

Những Sáng Kiến Phần Lan

Những Sáng Kiến Phần Lan

Mọi người đều quan tâm muốn biết làm sao một quốc gia nghèo khó bị chiến tranh tàn phá có thể đạt được mức độ bình đẳng xã hội cao nhất thế giới và trở thành một trong những xã hội có nền công nghệ thông tin phát triển cao nhất với tất cả những mặt tốt và xấu của nó.

Cuốn sách này trình bày rất nhiều các khía cạnh của câu truyện thành công này, với các chủ điểm từ quốc hội độc viện đến tủ phơi bát, từ chăm sóc trẻ ban ngày tới cầu giặt công cộng, từ công việc cộng đồng (“đàn ong thợ”) đến chủ nghĩa ba bên, từ bơi lội trong băng đến chính phủ liên hiệp, và từ hệ điều hành Linux đến Ông già Noel.

Tất cả những thành tựu này có thể thể hiện cô đọng trong sáu bí quyết của giáo dục miễn phí, chính quyền tự quản, bình đẳng giới, tính xã hội dân sự, ra quyết định dựa trên sự đồng thuận và an sinh xã hội cho tất cả mọi người – và niềm tin cũng như sự bình yên xã hội và những điều này đem lại.

Lửa Trời Đuôi Cáo – 100 Câu Chuyện Phần Lan

Lửa Trời Đuôi Cáo – 100 Câu Chuyện Phần Lan

Tên gọi “lửa trời đuôi cáo” lấy cảm hứng từ huyền thoại Bắc cực quang của người Phần Lan: Lần nọ, Cáo chọc phá Gấu, Gấu nổi giận đốt đuôi Cáo, rượt đánh Cáo. Cáo hoảng hốt, vừa chạy như bay vừa quật đuôi xuống tuyết, những tia lửa đủ màu bay lên trời.

Chặng đường viết 100 bài trong 4 tháng là hành trình tự học hỏi, tìm tòi và chắt lọc những điều thú vị để gửi đến độc giả. Tôi rất trân trọng những tình cảm các bạn đã dành cho page. Rất nhiều lời thăm hỏi, động viên đáng yêu kiểu “dù ế like chị cũng đừng ngưng viết nha”; có người gửi thêm tư liệu, hình ảnh, thông tin bổ sung… Tương tác tích cực với các bạn đã gợi cho tôi thêm nhiều đề tài, hướng đi mới, kết quả là 100 bài viết mang diện mạo không giống với dự tính ban đầu. Xin chân thành cảm ơn độc giả.

Cuốn sách bạn đang cầm trên tay là kết quả dự án 100 bài viết về Phần Lan của tôi. Đây không phải là sách hướng dẫn du học hay du lịch, càng không phải bách khoa toàn thư về Phần Lan. Đây là tập hợp những cảm nhận, hiểu biết của một du học sinh Việt Nam ở Phần Lan – chắc chắn không đầy đủ, chưa toàn diện, có thể hơi chủ quan. Xin đừng hỏi tôi tại sao vấn đề X, Y quan trọng mà không thấy tôi đề cập.

Sách ra mắt bạn đọc sớm hơn dự kiến của tác giả, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý của bạn đọc để tác phẩm hoàn chỉnh hơn.

Giáo Dục Việt Nam Và Phần Lan

Giáo Dục Việt Nam Và Phần Lan

“Chỉ cần nhìn vào lý tưởng thực sự của một quốc gia và cách thức vận hành của nó thì hoàn toàn có thể biết được tương lai của quốc gia đó. Nếu một quốc gia nhiều năm hòa bình mà vẫn còn quá nghèo và lạc hậu so với thế giới thịnh vượng và văn minh thì nhất định quốc gia đó, hoặc có vấn đề về lý tưởng, hoặc có vấn đề về cách thức vận hành, hoặc có vấn đề cả hai.

Nếu một quốc gia thật sự muốn canh tân thì việc đầu tiên là phải xác định cho được đâu là một xã hội lý tưởng mà quốc gia đó muốn vươn tới và cách thức vận hành xã hội (công nghệ quản trị quốc gia) để hiện thực hóa được lý tưởng này.Khi đích đến của giáo dục là con người tự do/tự trị và mỗi chủ thể then chốt của hệ thống giáo dục đều hiểu đúng và được tự do làm tốt vai trò vốn có của mình thì đó cũng là lúc nền giáo dục thực sự được canh tân.

(…) Khi quyết định triển khai dự án này, trong đội ngũ của Viện không ai có thể phụ trách dự án nghiên cứu này tốt hơn TS. Nguyễn Khánh Trung. Anh là một trong những nhà nghiên cứu chính của Viện và anh đã triển khai dự án này bằng tất cả tâm huyết cũng như tấm lòng trăn trở của mình đối với giáo dục nước nhà.

Tôi tin rằng, dự án nghiên cứu này của Viện IRED do TS. Nguyễn Khánh Trung phụ trách sẽ góp phần giúp cho những ai quan tâm đến giáo dục có thêm “chất liệu” để hiểu hơn về hiện trạng giáo dục của nước nhà (chúng ta đang “lạc hậu” hay “lạc đường”, hay thậm chí “ngược đường”?) và đồng thời giúp chúng ta hình dung được phần nào về nền “giáo dục mới” mà chúng ta mong muốn hướng tới.

Với mục đích và nội dung như vậy, xin trân trọng giới thiệu đến Quý vị độc giả tác phẩm đúc kết công trình nghiên cứu công phu và đầy tâm huyết này của TS. Nguyễn Khánh Trung.

(Giản Tư Trung, Viện IRED)

 Tác phẩm trình bày một cách có hệ thống những khác biệt cốt lõi giữa nền giáo dục Phần Lan với Việt Nam.

SISU – Vượt Qua Tất Cả – Nghệ Thuật Sống Của Người Phần Lan

SISU – Vượt Qua Tất Cả – Nghệ Thuật Sống Của Người Phần Lan

Sisu là một từ khó diễn giải trong tiếng Phần Lan và không có từ tiếng Anh tương đương. Thuật ngữ này là sự pha trộn của lòng can đảm, sự dẻo dai, tinh thần bền bỉ và tính kiên trì – những phẩm chất giúp định hình nghệ thuật sống “vượt qua tất cả” của con người và đất nước Phần Lan. Tinh thần sisu không chỉ tồn tại trong trái tim mỗi người dân của xứ sở này, mà còn được thể hiện trong cuộc sống thường nhật nơi đây.

Là một quốc gia nhỏ bé ở vùng Bắc Âu, nổi tiếng với thời tiết và môi trường thiên nhiên khắc nghiệt, nhưng Phần Lan chưa bao giờ rời khỏi nhóm những quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Đối với người dân Phần Lan, “dành thời gian hòa mình với thiên nhiên” là một trong những yếu tố hàng đầu làm nên hạnh phúc, bên cạnh sự độc lập, bình yên, trật tự, hữu dụng và sự công bằng. Và tất cả những yếu tố này đều có thể được gói gọn trong một bí quyết mang tên sisu – tinh thần vượt qua tất cả.

Thật khó định nghĩa chính xác sisu là gì. Không có một từ tiếng Anh nào có ý nghĩa tương đương với sisu, và ngay cả trong tiếng Phần Lan thì sisu cũng đại diện cho một tổ hợp nhiều đặc điểm khác nhau, bao gồm quyết tâm sắt đá, nghị lực, lòng can đảm, sự dũng cảm, ý chí bền bỉ, sự ngoan cường và kiên trì. Tinh thần sisu sẽ thức tỉnh khi những khó khăn và nghịch cảnh khiến bạn muốn bỏ cuộc, khi mà chỉ có dũng khí mới có thể giúp bạn tiếp tục tiến lên. Nhưng sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu bạn nói rằng mình có tinh thần sisu nhưng không thể hiện được tinh thần đó. Sisu là lối tư duy hướng đến hành động, chứ không phải chỉ là tỏ ra can đảm.

Trong một xã hội mà con người phải đối mặt với vô vàn thử thách để sinh tồn và phát triển thì sisu là thiết yếu. Sisu không phải là nguồn sức mạnh giúp ta chạy một mạch lên đỉnh núi, mà sisu là nguồn lực xuất hiện khi nguồn năng lượng mà ta nhận thức được đang dần cạn kiệt, khi nghịch cảnh kéo đến và ta dường như không còn lối thoát. Chính vào lúc đó, sisu sẽ trỗi dậy để giúp ta không ngừng đặt từng bước chân lên con đường phía trước. Khác với những chiến công hoặc hành động xuất phát từ sự liều lĩnh hay chủ nghĩa anh hùng cực đoan, những chiến tích của tinh thần sisu luôn diễn ra trong thầm lặng.

Tinh thần sisu thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống Phần Lan, từ việc chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đương đầu với những khó khăn thử thách, mạnh mẽ thừa nhận những điểm yếu của bản thân, dành thời gian để im lặng suy nghĩ, nói những lời trung thực và thẳng thắn chứ không hoa mỹ, tôn thờ sự bình đẳng và công bằng, cho đến những chuyến đi bộ đường dài trong rừng, tận hưởng mùa hè trong những ngôi nhà gỗ nhỏ bé ở vùng hẻo lánh thốn thiếu tiện nghi và đi tắm hồ vào giữa mùa đông lạnh giá… Tất cả những điều đó đã tạo nên một phong cách sống bình dị mà kiên cường, hòa mình với thiên nhiên nhưng cũng vô cùng hiện đại.

Mang tập sách Vượt qua tất cả – Nghệ thuật sống của người Phần Lan đến với bạn đọc Việt Nam, chúng tôi mong rằng tất cả chúng ta sẽ đón nhận Sisu và vững vàng đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Để rồi từ đó bạn sẽ tìm được những bài học và lời khuyên để bắt đầu tận hưởng cuộc sống này, để tìm thấy hạnh phúc và niềm vui trong ngay cả những thời khắc khó khăn nhất. Bởi lẽ sisu là một đặc điểm mang tính phổ quát. Có thể người Phần Lan đã gọi tên nó, định nghĩa nó, nhưng tinh thần sisu – tinh thần vượt qua tất cả – không hề giới hạn ở đất nước hay con người Phần Lan, mà bất kỳ ai trên thế giới này cũng có thể nắm bắt và vận dụng sisu. Sisu luôn hiện diện trong bạn, và có lẽ bạn cũng từng vận dụng sisu rồi đấy.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button