List sách

17 sách hay về ngân hàng nên đọc

17 sách hay về ngân hàng. Khuyên đọc quyển Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính của Nguyễn Văn Ngọc, Bank 4.0 và Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ.

Bank 4.0 – Ngân Hàng Số : Giao Dịch Mọi Nơi, Không Chỉ Ở Ngân Hàng

Bank 4.0 – Ngân Hàng Số : Giao Dịch Mọi Nơi, Không Chỉ Ở Ngân Hàng

Cuốn sách là phần cuối cùng trong loạt sách về ngân hàng, cuốn sách Bank 4.0 khám phá tương lai của các ngân hàng giữa sự phát triển của công nghệ và nêu bật những khởi đầu của cuộc cách mạng này trong thực tế.

Bank 4.0 khám phá sự chuyển đổi căn bản đã diễn ra trong ngành ngân hàng và dự đoán tương lai của nó. Ngân hàng sẽ trông như thế nào sau 30, 50 năm nữa? Các ngân hàng tốt nhất trên thế giới đang phản ứng với sự chuyển đổi này; nhiều cơ quan quản lý đang điều chỉnh lại các quy trình kiểm soát, cấp phép và quy định; những công ty khởi nghiệp FinTech đang tái xác lập vị thế của nó đối với ngành ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng đang bị buộc phải phát triển các khả năng mới, công việc mới và kỹ năng mới – và đó là một thế giới hoàn toàn mới. Tương lai của ngân hàng không nằm ở các cửa hàng giá trị, tiện ích thanh toán và tín dụng mới, nó được nhúng trong các trợ lý thông minh dựa trên giọng nói như Alexa và Siri, sẵn sàng 24/7 để giúp con người thanh toán, đặt chỗ, giao dịch hoặc hỏi thăm. Ngân hàng 4.0 có nghĩa là ngân hàng của bạn được nhúng vào thế giới của bạn hoặc không.

Tác giả Brett King đã bác bỏ quan niệm sai lầm về chuyển đổi số của nhiều ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng hiện nay chỉ đơn thuần phủ công nghệ lên trên mô hình ngân hàng truyền thống cũ kỹ, nghĩa là các sản phẩm và quy trình về cơ bản vẫn giữ nguyên, chỉ cần trang bị lại cho phù hợp với kênh số. Đây là tư duy sai lầm cần được thay đổi để các ngân hàng có thể thực sự chuyển đổi số thành công.

Trong cuốn sách Bank 4.0, tác giả đưa ra rất nhiều bài báo của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, công nghệ nhằm cung cấp các kiến thức cũng như thông tin thực tiễn về các mô hình ngân hàng chuyển đổi số thành công trên thế giới hiện nay, qua đó độc giả có được cái nhìn toàn diện về ngành ngân hàng trong thời đại 4.0.

Một điểm thú vị của cuốn sách là phần dự báo xu hướng tương lai của ngành ngân hàng trong vòng 20-30 năm tới. Trong đó, ông cũng đưa ra các tiêu chí chấm điểm “số hóa” cho các ngân hàng hiện nay, từ đó người làm ngân hàng sẽ biết chính xác vị trí của mình trên hành trình chuyển đổi số, đồng thời xác định định hướng đúng đắn trên con đường tiến tới Ngân hàng 4.0.

Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính – Nguyễn Văn Ngọc

Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính – Nguyễn Văn Ngọc

Cuốn Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính giúp bạn nghiên cứu một cách sâu rộng về lĩnh vực đầy khó khăn và thách thức. Đó là phương thức vận hành của thị trường tài chính (như thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường hối đoái) và các trung gian tài chính (như ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ hỗ tương và các định chế khác) cũng như nắm vững vai trò của tiền trong nền kinh tế.

Các thị trường và trung gian tài chính không những ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật của bạn mà còn gắn với luồng vốn khổng lồ (hàng nghìn tỷ đồng, đô la, euro) lan tỏa khắp nơi trong nền kinh tế.

Các luồng vốn này đến lượt chúng lại tác động mạnh mẽ tới doanh thu và lợi nhuận của từng doanh nghiệp cũng như thu nhập và chi tiêu của mỗi gia đình. Thậm chí, chúng còn tác động tới cả phúc lợi kinh tế của các nước khác. Do vậy, diễn biến của thị trường tài chính, hoạt động của các trung gian tài chính và tiền tệ thường là mối quan tâm lớn của các chính khách vì chúng tác động mạnh mẽ tới tình hình chính trị, đặc biệt các cuộc bầu cử..

Kinh tế học về Tiền, Ngân hàng và Thị trường Tài chính

Kinh tế học về Tiền, Ngân hàng và Thị trường Tài chính

Những năm gần đây, giới tài chính – đầu tư trên toàn thế giới đang hưng phấn tột bậc nhưng cũng ưu tư tột cùng khi chứng kiến mức tăng và lập đỉnh kỷ lục của đồng tiền mật mã đang được quan tâm nhất hiện nay: Bitcoin.

Không chỉ bitcoin, những đồng tiền tương tự cũng đang được quan tâm và trở thành một phần trong danh mục đầu tư của hàng triệu người, thậm chí ngay cả những định chế lớn toàn cầu. Trong khi đó, tại Việt Nam những ngày này, hàng triệu cá nhân và doanh nghiệp đang theo dõi sát sao những biến động của lãi suất và hành động điều tiết chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nước nhằm phục hồi nền kinh tế hậu đại dịch covid-19.

Vậy những đồng tiền mã hóa kia có giá trị gì mà khiến cả thế giới phải chú ý như vậy? Tại sao cứ mỗi khi nền kinh tế bất ổn hoặc có dấu hiệu suy thoái, mọi con mắt sẽ đổ dồn về phía Ngân hàng Trung ương?

Từ khóa cho những câu hỏi này có lẽ là chữ TIỀN.

Vậy, tiền là gì? Tiền từ đâu mà ra? Nó được lưu chuyển như thế nào trong nền kinh tế? Điều gì đảm bảo tiền có giá trị? Bitcoin có phải là đồng tiền của tương lai? Những câu hỏi như thế này đang được đặt ra hàng ngày, hàng giờ trên các lớp học cả nhập môn lẫn nâng cao về tài chính, tiền tệ. Và nó càng thiết thực hơn bao giờ hết trong thời điểm này.

Bắt đầu được du nhập vào Việt Nam từ những năm 1990, tác phẩm Kinh tế học về Tiền, Ngân hàng và Thị trường Tài chính của Giáo sư Frederic S. Mishkin – Nguyên Phó Chủ tịch điều hành, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) từ lâu đã trở thành cẩm nang gối đầu giường của các sinh viên, các nhà hoạch định chính sách tài chính, tiền tệ trong nhiều năm qua. Mặc dù được sử dụng chủ yếu trong việc giảng dạy ở bậc Đại học, cuốn sách giáo khoa này có thể là một dẫn nhập cho bất cứ ai quan tâm và muốn tìm hiểu bước đầu về Tài chính, Tiền tệ, Ngân hàng.

Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ

Tiền Chùa – Cuộc Chiến Chống Tài Phiệt Ngân Hàng Của Nhân Dân Mỹ

Tiền chùa (Other People’s Money) là một trong những tác phẩm quan trọng nhất, giúp nước Mỹ vạch rõ sức mạnh khủng khiếp của tập đoàn tài phiệt ngân hàng Morgan (cùng nhiều tập đoàn tài phiệt khác). Louis Brandeis đã chỉ rõ ra cách mà Liên minh Morgan thao túng toàn bộ nước Mỹ như thế nào. Do đây là tác phẩm dùng để chiến đấu thật sự với những kẻ thù hùng mạnh về kinh tế và nguy hiểm về chính trị, nên tác giả không thể võ đoán hay dùng thuyết âm mưu để viết. Từng câu từng chữ nhất quyết phải có đầy đủ luận cứ, nếu không, ông sẽ khó tồn tại trên chính trường nói riêng và trong thế giới tư bản nói chung.

Phương thức dùng tiền của người dân để thao túng người dân (nên mới gọi là tiền chùa – OPM – other people’s money) của Liên minh Morgan vô cùng phức tạp. Ở đây, Ecoblader sẽ diễn tả một cách đơn giản nguyên tắc hoạt động của Morgan.

Ở Mỹ, họ tách bạch hai chức năng ngân hàng đầu tư (investment banking) chuyên làm nhiệm vụ gọi vốn, bảo lãnh phát hành vốn cho các công ty; và ngân hàng thương mại (commercial bank) chuyên nhận tiền gửi. Tuy nhiên, Morgan và đồng bọn đã liên minh lại, bằng cách quản lý chéo: thành viên ngân hàng đầu tư Morgan làm thành viên của các ngân hàng thương mại, và ngược lại, các ngân hàng thương mại trong đường dây cũng có mặt trong bộ máy của ngân hàng đầu tư Morgan. Do đó, họ có thể thực hiện “tuyệt chiêu” sau:

Giả sử ông A là chủ doanh nghiệp XYZ. Doanh nghiệp XYZ đang được định giá 100 triệu USD. Ông A làm ăn được, có dư 200 triệu USD và gửi vào ngân hàng thương mại thuộc Liên minh Morgan. Sau đó, do nhu cầu mở rộng công ty, XYZ gọi vốn 200 triệu USD. Liên minh Morgan bảo lãnh phi vụ phát hành cổ phần này, và góp 200 triệu USD vào công ty XYZ. Kết quả của phi vụ này như sau: Công ty XYZ giờ 67% thuộc sở hữu của Liên minh Morgan bằng tiền gửi huy động từ công dân A. Vậy Morgan đã thâu tóm công ty XYZ của A bằng tiền chùa từ chính ông A!

Ví dụ trên có vẻ quá phi lý, khi mà ông A làm ăn ngon lành lại đi gọi vốn từ bên ngoài mà không tự lấy tiền của mình bỏ vào công ty XYZ. Tuy nhiên, vấn đề sẽ bắt đầu thực tế hơn nếu ta thêm vào một số công dân và công ty khác vào mô hình. Ví dụ, có ông B và công ty TUV với giá trị vốn 100 triệu USD. Thay vì giả thiết là XYZ muốn gọi vốn như ban đầu, ta giả sử TUV đang cần gọi vốn 200 triệu nữa. Lúc này, Morgan sẽ dùng 200 triệu (tiền gửi từ A) để mua lại công ty TUV. Như vậy, tiền của A được dùng để thâu tóm công ty của ông B. Nếu thêm vào ông C, ông D, ông E… thì chuyện các công dân gửi tiền vào Liên minh Morgan để Morgan thâu tóm chính công ty của họ là điều dễ hiểu: Họ không thể biết tiền của mình được dùng để thâu tóm công ty nào!

Vấn đề sẽ không ngừng lại ở đó. Sau khi dùng 200 triệu thâu tóm công ty XYZ theo giả thiết ban đầu, Liên minh Morgan sẽ kí quyết định… gửi lượng tiền mặt của công ty XYZ (200 triệu hiện tại) vào… ngân hàng thương mại thuộc nhóm Morgan. Như vậy, tiền thầy quay lại túi thầy, và Liên minh lại cầm lại số tiền đã chi ra để đi thâu tóm công ty khác.

Dĩ nhiên, chuyện cầm 100% lượng tiền gửi đi đầu tư không xảy ra, do một số quy định của ngân hàng (dự trữ bắt buộc…), tuy nhiên, chuyện sử dụng tiền gửi của công dân để đi thâu tóm chính các công ty của người dân là chuyện vẫn luôn xảy ra dưới bàn tay Liên minh Morgan. Đó là lí do với một lượng vốn ít ỏi ban đầu, Liên minh Morgan đã nắm quyền kiểm soát vô số công ty với tổng vốn hóa ít nhất bằng 57% GDP nước Mỹ (tức là nếu so với nước Mỹ hiện tại, Morgan lúc đó kiểm soát… 92 công ty Apple).

Tất cả sức mạnh khủng khiếp ấy được xây dựng bằng tiền chùa – tiền của nhân dân.

Chọn Ngân Hàng Hay Chọn Giám Đốc

Chọn Ngân Hàng Hay Chọn Giám Đốc

“Chọn giám đốc hay chọn ngân hàng” không chỉ dành riêng cho banker nói riêng mà dành cho những ai muốn trải nghiệm và thử thách bản thân với nghề ngân hàng. Quyển sách là một “guideline” thiết thực dành cho những bạn trẻ mới ra trường và dấn thân vào công việc mà mình chọn lựa.

Cho dù chọn bất kỳ công việc gì, ngành nghề nào thì công thức để bạn thành công chỉ có thể là sự kiên trì, không ngừng học hỏi. Sách có 8 chương mô tả cụ thể những vấn đề của người mới bắt đầu công việc.

Nghề chọn người hay người chọn nghề

Với chương đầu tiên Chọn ngân hàng để khởi nghiệp, tác giả đưa ra nhiều thông tin định hướng cụ thể để người đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Ngân hàng cũng như cách để các bạn trẻ lựa chọn nơi phù hợp với mong muốn nhu cầu công việc của mình. Khi đã xác định được mục tiêu để đến với công ty, công việc thì các bạn trẻ bước đầu đã định hình được bản thân sẽ làm gì trong tương lại ở môi trường mới.

Mấy năm qua, nghề banker có sức thu hút lớn đối với giới trẻ. Tuy nhiên, do thiếu định hướng và chưa thật sự tâm huyết mà nhiều bạn cũng sớm bỏ cuộc. Rất nhiều bạn mới vào thì hăm hở nhưng chỉ sau vài tháng chạy KPIs là thấy đuối, theo không nổi. Điều đó giải thích tại sao tỉ lệ nghỉ việc ở các ngân hàng vẫn còn khá cao – đặc biệt đối với nhóm hai năm đầu vào nghề.

Quyết định trở thành banker đồng nghĩa là bạn đã chọn phiêu lưu vào một thế giới với bao cơ hội hấp dẫn và cùng lúc đối diện lắm thách thức.

Bản đồ hành trình của banker

Để thành công bạn cần phải có sự chuẩn bị trước – cũng giống như tấm bản đồ cho một chuyến hành trình có đánh dấu cao tốc và những đường, có như vậy bạn sẽ không cần mày mò, làm nhiều phép thử đúng và sai.

Tiếp thu và ứng dụng các kinh nghiệm có trong quyển sách này sẽ giúp bạn tự tin hơn và sẽ sớm thành công tại bất cứ ngân hàng nào. Các chương: Hòa nhập văn hóa Ngân hàng, Chọn việc trong ngân hàng, Thói quen xấu cần tránh đều là những chương đầy thú vị bởi những câu chuyện nghề rất đời và rất thật của tác giả. Với văn phong nhẹ nhàng, đầy dí dỏm sẽ giúp bạn đọc nhận diện được rất nhiều chuyện “cười ra nước mắt” nơi công sở.

Cùng với những bài học từ trải nghiệm cá nhân, cuốn sách cũng có mục “CHUYỆN NGHỀ CỦA TÔI” đây là câu chuyện nghề của chính những người đã có nhiều trải nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng với nhiều thông điệp thật ý nghĩa – tất cả cùng mong muốn banker trẻ có thêm nhiều hiểu biết thực tế, giúp các bạn mạnh mẽ và tự tin hơn trong quá trình chinh phục thách thức nghề nghiệp.

Những “cái bẫy” cần tránh

Những chương tiếp theo như Banker nhảy việc, Kiếm tiền trong ngân hàng, Khi xuống tinh thần, Hành trang cần chuẩn bị trình bày những vấn đề mà banker thường gặp phải trong công việc của mình. Không chỉ riêng ngành Ngân hàng mà nói chung tất cả ngành nghề khác khi đứng trước ngưỡng của nhiều sự chọn lựa chắc hẳn sẽ có nhiều suy tư.

Chọn lựa thay đổi công việc, chọn lựa để tiến thân, chọn lựa mưu cầu lợi ích, chọn lựa suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, tất cả đều là “gia vị” không thể thiếu trong quãng đời đi làm của mỗi người. Nhận diện, quan sát và đúc kết của tác giả – người đã có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Ngân hàng, đã có trải nghiệm sống hơn nửa đời người chắc chắn sẽ mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thực tế vô cùng phong phú.

Ngân Hàng Trung Ương – Central Bank

Ngân Hàng Trung Ương – Central Bank

MỤC LỤC QUYỂN SÁCH

  • 1. TIỀN TỆ VÀ NGÂN HÀNG
  • 2. CÁN CÂN THANH TOÁN
  • 3. VIỆC XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ
  • 4. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ
  • 5. TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
  • 6. NGHIỆP VỤ PHÁT HÀNH TIỀN TỆ
  • 7. NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG VÀ THANH TOÁN
  • 8. NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ

Nghiệp Vụ Ngân Hàng Quốc Tế

Nghiệp Vụ Ngân Hàng Quốc Tế

  • Chương 1: Hoạt động tài trợ ngoại thương và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của ngân hàng quốc tế
  • Chương 2: Nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu
  • Chương 3: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế

Ngân Hàng Đột Phá

Ngân Hàng Đột Phá

Cuốn sách này không chỉ đơn thuần là bảng tóm tắt những cuộc phỏng vấn; mà còn thể hiện nhiều phân tích với các mô hình kinh doanh đang thành công, các khái niệm, cách tiếp cận và hướng xậy dựng từ góc nhìn chiến lược dựa trên công nghệ và những thành tựu – từ góc nhìn về những thành công và cả những thất bại. Quan trọng hơn nữa, chúng ta sẽ phân tích những điều mà các ngân hàng truyền thống có thể học hỏi được từ những nhà kiến tạo trong công cuộc tiên phong cho những dự án hay kế hoạch đột phá, và cả những rủi ro học có thể gặp phải nếu như không chịu lắng nghe và học hỏi. Những cuộc phỏng vấn này đều rất sâu sắc và có khả năng dẫn dắt chúng ta theo những đường hướng mới. Chúng đồng thời cũng cho chúng ta những ví dụ thực tiễn về một số kỹ thuật và mô hình kinh doanh có khả năng tái định hình ngành ngân hàng trong vòng 20-30 năm sắp tới. Những dữ liệu thu thập được xung quanh các bài phỏng vấn và khái niệm này được xây dựng để giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn về các mô hình và đưa ra những dẫn chứng thống kê và số liệu bổ trợ cho nhiều chiến lược.

Trong những chương sau đây, độc giả sẽ được tiếp cận với nhiều chủ đề bao gồm cho vay P2P, Bitcoin, các loại tiền ảo hay tiền tệ mã hóa, ngân hàng ảo và tài khoản thanh toán ảo đảo ngược hoàn toàn những khái niệm cơ bản nhất về tài khoản ngân hàng và ảnh hưởng của mạng xã hội lên các thương hiệu ngân hàng lớn.

Tuy nhiên, bí quyết đặc biệt của những cách tiếp cận mới mẻ này lại vẫn nằm ngay trong những cá nhân đang từng ngày dẫn dắt sự thay đổi. Đây không chỉ là việc ứng dụng một công nghệ đột phá hay việc bạn có đưa mạng xã hội hoặc thiết bị di động vào chiến lược giao dịch với khách hàng hay không. Đây là câu chuyện về động lực khiến những nhà sáng tạo này thử nghiệm những điều mới mẻ, về việc họ dự đoán tương lai của ngành này sẽ ra sao.

Tín Dụng Ngân Hàng – PGS. TS Lê Văn Tề

Tín Dụng Ngân Hàng – PGS. TS Lê Văn Tề

Trong toàn bộ hoạt động của các Ngân hàng thương mại diễn ra trên thế giới và ở nước ta, tín dụng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, xét trên phương diện: Quy mô sử dụng vốn và khả năng tạo ra lợi nhuận. Xét về quy mô sử dụng vốn, thông thường ở các ngân hàng thương mại dù ở châu lục nào, tín dụng thường chiếm khoảng 70% tổng số tài sản có và do vậy cũng là khoản mục tạo lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng thương mại.

Vì tín dụng là khoản mục sinh lợi chủ yếu nên đây cũng lại là khoản mục rủi ro chủ yếu của ngân hàng thương mại. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại có nhiều: Rủi ro không hoàn trả, rủi ro chậm trả, rủi ro lãi suất, rủi ro lạm phát và rủi ro tỉ giá… Tuy nhiên khi đề cập đến rủi ro của ngân hàng thương mại, chủ yếu người ta đề cập đến rủi ro không hoàn trả. Sở dĩ như vậy là vì, như chúng ta biết, tín dụng bao giờ cũng được hiểu là sự vận động đơn phương của giá trị từ người cho vay sang người đi vay, và khi kết thúc kỳ hạn tín dụng, nó sẽ quay về với điểm xuất phát ban đầu, cả vốn và lãi. Sự không quay lại hoặc chậm quay lại chính là rủi ro của tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi đề cập đến tín dụng, các nhà kinh tế thường đề cập đến vai trò to lớn của nó, vai trò của tín dụng chính là ở chỗ nó tạo một kênh dẫn vốn từ người tạm thời thừa sang người tạm thời thiếu vốn, với tư cách là người sử dụng cuối cùng. Kênh dẫn vốn đó được thông thoáng chắc chắn sẽ tạo ra được 4 hệ quả quan trọng: Người cho vay sẽ thu lợi tức, người sử dụng cuối cùng số vốn đó sẽ tạo ra lợi nhuận, nền kinh tế có thêm được sản phẩm mới và cuối cùng là sẽ tạo ra được nhiều việc làm. Các hệ quả đó, suy cho cùng chính là tạo cho nền kinh tế ổn định, bền vững và được ví như là mạch máu trong một cơ thể vậy.

Nghiệp vụ tín dụng là một nội dung cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp kiến thức cho sinh viên thuộc các trường đại học nói chung, và sinh viên trong các trường đại học khối kinh tế nói riêng, với mong muốn là giúp họ có điều kiện tiếp cận kiến thức về một lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt mà mọi người đều thừa nhận.

Ngân Hàng Số Từ Đổi Mới Đến Cách Mạng

Ngân Hàng Số Từ Đổi Mới Đến Cách Mạng

Việc ứng dụng công nghệ để đổi mới sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đã diễn ra từ hơn nửa thế kỷ trước nhưng chỉ khi Fintech phát triển mạnh, trở thành nền tảng thì sự tiến hóa (evolution) trong ngành ngân hàng mới trở thành một cuộc cách mạng (revolution). Chuyển đổi số không chỉ là một cuộc cách mạng công nghệ thuần túy, không đơn giản chỉ là chuyển dữ liệu thành dạng số mà còn đòi hỏi nâng cao trải nghiệm (experience-driven banking) bao gồm cả trải nghiệm khách hàng (customer experience) lẫn trải nghiệm triển khai (execution experience). Ngân hàng số cho phép khách hàng tự phục vụ, theo thời gian thực, trên nhiều thiết bị, trong môi trường bối cảnh tùy biến (contextual environment) để tạo ra các trải nghiệm cá nhân phù hợp.

Ngân hàng số: từ đổi mới đến cách mạng là cuốn sách đầu tiên về Digital Banking, Cryptocurrency, Mobile Money, Central Bank Digital Currency và Fintech của các tác giả ở Việt Nam, cập nhật toàn cảnh về sự phát triển của khu vực tài chính toàn cầu trong làn sóng cách mạng công nghệ. Cuốn sách cho thấy các ngân hàng lớn đã từng phớt lờ trước sự trỗi dậy của các công ty Fintech và các công ty Fintech đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ như thế nào nhờ sáng tạo sản phẩm vượt trội các ngân hàng truyền thống.

Áp lực chuyển đổi số, chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng thương mại và viễn cảnh sử dụng Big data, AI, Machine learning trong quản trị ngân hàng là nội dung quan trọng của sách. Tiền mật mã (Cryptocurrency), tiền số của ngân hàng trung ương (Central Bank Digital Currency), tiền điện tử trên thuê bao di động (Mobile money), ví điện tử (E-wallet), chuyển tiền ngang hàng (Peer-To-Peer transfer), thanh toán di động (Mobile payment), cho vay ngang hàng (Peer-To-Peer lending), huy động vốn cộng đồng (Equity-based crowdfunding), , .v.v. là những sản phẩm tài chính số hóa và mô hình dựa trên công nghệ được các tác giả phân tích tỉ mỉ, diễn đạt đơn giản để ngay cả người ngoài ngành vẫn có thể hiểu được tường tận.

Sự phát triển quá nhanh của Fintech gây nhiều lúng túng cho các nhà hoạch định chính sách ở cả các nước phát triển lẫn đang phát triển. Các tác giả đã cho thấy, mức độ phản ứng, ứng xử của chính phủ các nước đối với các ứng dụng của Fintech trong hoạt động ngân hàng là rất khác nhau, tùy thuộc vào khuôn khổ thể chế, trình độ phát triển, năng lực quản trị, các đặc trưng của khu vực tài chính, cơ cấu kinh tế, nhân khẩu học và kể cả khẩu vị rủi ro. Các quốc gia cần phải liên tục theo dõi sự phát triển, đầu tư cho nghiên cứu chính sách, thử nghiệm và học hỏi (test and learn) nhằm sớm có phản ứng phù hợp, cần thiết đối với những thay đổi diễn ra ở các quốc gia khác cũng như xu thế chung trên thế giới và rất nhiều hàm ý chính sách khác đã được các tác giả gửi gắm trong 344 trang sách.

Sách có nội dung phong phú, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, cập nhật và được viết cô đọng, dễ hiểu vì vậy thích hợp cho mọi đối tượng quan tâm đến Fintech và tương lai ngành ngân hàng.

Quản Trị Rủi Ro Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế

Quản Trị Rủi Ro Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế

An toàn, hiệu quả và bền vững là mục tiêu mà mọi ngân hàng đều hướng tới. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với rủi ro. Các ngân hàng cần đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro – lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với mức rủi ro có thể chấp nhận.

Ngân hàng sẽ hoạt động tốt nếu mức rủi ro mà ngân hàng gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được, đồng thời nằm trong phạm vi khả năng các nguồn lực tài chính và năng lực tín dụng của ngân hàng. Cùng với quản trị rủi ro ngân hàng tốt, ngân hàng sẽ minh bạch hơn, có giá trị cao hơn. Công tác tổ chức và quản trị rủi ro của ngân hàng sẽ tác động trực tiếp không chỉ đến giá trị ngân hàng mà còn tới vị thế và uy tín của ngân hàng.

Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng phát triển về số lượng, quy mô hoạt động, đồng thời nghiệp vụ cũng phong phú và phức tạp hơn. Thực tiễn phát triển của hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, theo đó cần có các mô hình quản trị rủi ro, các công cụ và phương pháp quản trị rủi ro hiện đại và thích hợp với thực tiễn Việt Nam để đảm bảo an toàn hệ thống.

Để có thể kịp thời nắm bắt những cơ hội và sẵn sàng ứng phó với những thách thức trong bối cảnh tái cơ cấu và hội nhập sâu rộng, cần tăng cường quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Những nội dung này được khắc họa rõ nét trong cuốn sách Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Hệ Thống Ngân Hàng Hoa Kỳ

Hệ Thống Ngân Hàng Hoa Kỳ

Hệ Thống Ngân Hàng Hoa Kỳ Mặc dù sự cạnh tranh ảnh hưởng của các trung tâm tài chính trên phạm vi toàn thế giới ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên, với vị trí là nền kinh tế số một thế giới, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ vẫn thu hút được sự chú ý của giới học thuật cũng như quản trị tại các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính và cơ quan quản lý nhà nước đối với dịch vụ tài chính trên phạm vi toàn cầu.

Cuốn sách “Hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ” do Trung tâm Đào tạo Tài chính phát hành nhằm cung cấp những nguyên tắc và thông lệ trong hoạt động ngân hàng và tín dụng tại Hoa Kỳ, thông qua đó giúp cho người đọc hiểu và nắm được những vấn đề cơ bản trong hoạt động ngân hàng ở quốc gia đang dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng.

Ngoài ra, cuốn sách cũng đề cập tới những vấn đề được quan tâm trong quá trình vận hành hoạt động ngân hàng như an toàn, gian lận và đạo đức; marketing ngân hàng và các cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, sách có đính kèm tài khoản học trực tuyến Mindtap- giải pháp học Blended Learning nhằm tối ưu hóa việc giảng dạy cho các giảng viên, cung cấp công cụ học tập trực tuyến hiệu quả cho sinh viên, và tạo sự gắn kết hơn giữa giảng viên với sinh viên.

Tiền Tệ Ngân Hàng – PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên)

Tiền Tệ Ngân Hàng – PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn (Chủ biên)

Tiền tệ Ngân hàng là môn lý luận cơ sở, giữ một vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo của các trường đại học khối kinh tế tài chính ở Việt Nam.

Quyển sách Tiền Tệ Ngân Hàng với nội dung bao gồm 9 chương được trình bày theo văn phong đơn giản, mạch lạc và chi tiết, là cẩm nang giúp bạn tự học, hoàn chỉnh thêm kiến thức và lý luận của mình về tiền tệ và ngân hàng.

Điểm nhấn trong quyển sách này là tất cả các chương đều được cập nhật hóa, sát thực với công việc và trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên và cán bộ quản lý ngân hàng.

Nghề Ngân Hàng – Những Chuyện Chưa Kể

Nghề Ngân Hàng – Những Chuyện Chưa Kể

Sách “Nghề ngân hàng – Những chuyện chưa kể” kể về chàng sinh viên tên Hoàng. Hoàng bước chân vào nghề ngân hàng cùng bao khát khao hoài bão, mong ước giản đơn thuần khiết để được khẳng định bản thân, được làm đúng với chuyên ngành học của mình.

Cuốn sách đồng thời giúp bạn giải đáp thắc mắc cho lộ trình công danh của mình như:

  • Nghề ngân hàng là như thế nào? Tôi phù hợp với vị trí nào?
  • Nghề ngân hàng có những thử thách và sóng gió nào? Làm sao để tôi vượt qua nó?
  • Bí quyết vượt qua những áp lực trong nghề ngân hàng?

Mỗi một câu chuyện trên bước đường “phiêu lưu” của nhân vật Hoàng trong sách sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị bất ngờ cùng bài học kinh nghiệm bổ ích.

Nếu bạn là sinh viên thì cuốn sách này thực sự hữu ích với bạn, giúp bạn học hỏi trải nghiệm từ những người đi trước.

Hiểu Nghề Giữ Nghiệp – 26 Bài Học Cần Thiết Cho Nghề Ngân Hàng

Hiểu Nghề Giữ Nghiệp – 26 Bài Học Cần Thiết Cho Nghề Ngân Hàng

Các bài học pháp lý nghiệp vụ trong cuốn sách:

  • 1. “Sợ” là thuốc kháng sinh của cán bộ tín dụng
  • 2. Hồ sơ pháp lý là yếu tố sống còn với nghề tín dụng
  • 3. Làm gì khi Khách hàng vay vốn, trốn luật?
  • 4. Nhận biết Khách hàng vay vốn đầu tư hay đánh bạc?
  • 5. Cẩn trọng khi cho vay chứng minh tài chính
  • 6. Đừng tưởng khoản vay ký quỹ 100% là an toàn
  • 7. Xác định đúng đại diện của doanh nghiệp
  • 8. Ai được quyết định giao dịch của doanh nghiệp?
  • 9. Cho vay qua trung gian – gặp thủ đoạn lừa đảo
  • 10. Những nhận thức sai lầm về nghiệp vụ bảo lãnh
  • 11. Vượt giới hạn cho vay, nhớ ngay vụ Epco Minh Phụng!
  • 12. Phao cứu sinh cho nghiệp vụ tín dụng
  • 13. Yếu tố tiên quyết của nghiệp vụ bảo đảm tiền vay
  • 14. Rủi ro từ nhầm lẫn “thế chấp” với “bảo lãnh”
  • 15. Không hiểu sở hữu vợ – chồng, mất tài sản bảo đảm
  • 16. Nhận bảo đảm, đừng lơ mơ về thừa kế
  • 17. Tài sản bảo đảm đừng nhận dù luật cho phép
  • 18. Tránh vô hiệu khi nhận bảo đảm qua ủy quyền
  • 19. Mối lo khi tài sản bảo đảm lông nhông trên đường
  • 20. Nhận bảo đảm bằng giấy tờ có giá, đôi khi thành “vô giá trị”
  • 21. Rủi ro từ nhận tài sản bảo đảm là hàng hóa
  • 22. Vòng tròn phân định trách nhiệm nghề nghiệp
  • 23. Kỹ năng từ chối khoản vay không muốn đề xuất
  • 24. Bi kịch nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
  • 25. Nghệ thuật trình duyệt một khoản vay “có vấn đề”
  • 26. Gặp sự cố nghề nghiệp, lẩn trốn hay đối mặt

Tài Trợ Tín Dụng Ngân Hàng Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Tài Trợ Tín Dụng Ngân Hàng Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa

Quyển sách Tài Trợ Tín Dụng Ngân Hàng Cho Các Doanh Nghiệp Nhỏ Và Vừa được biên soạn nhằm các mục tiêu sau đây:

  • Đúc kết những cơ sở lý thuyết khác nhau về các đặc điểm về tổ chức, quản lý của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa và tài trợ tín dụng ngân hàng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.
  • Nhận diện những đặc điểm chung về quá trình hình thành và phát triển, cấu trúc nguồn vốn, nhân sự, những đặc điểm về động cơ kinh doanh, tư duy chiến lược, các phương thức quản lý tài chính … của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, là những nhu cầu tài trợ nguồn vốn kinh doanh và đầu tư cũng như các nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng; khả năng tiếp cận các nguồn vốn nói chung; các đặc điểm quan hệ cùng các nhân tố xác lập, hình thành và phát triển các mối quan hệ tín dụng của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với những cản ngại có thể có.
  • Đề xuất những gợi ý chính sách phù hợp đối với việc hỗ trợ việc phát triển các Doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như việc tiếp cận các quan hệ tín dụng.

Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – Trương Quang Thông

Quản Trị Ngân Hàng Thương Mại – Trương Quang Thông

Hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng là mối quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân. Đối với những tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, để bán được các dịch của mình đòi hỏi không những phải phát hiện ra nhu cầu của khách hàng mà còn phải thấu hiểu chu đáo những sản phẩm dịch vụ mình cung cấp.

Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động ngày càng khó dự đoán hơn đã buộc các ngân hàng vừa phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, vừa phải chú ý đến sự ổn định, an toàn trong hoạt động.

Với những kiến thức hiện đại và thực tiễn hoạt động ngân hàng một cách hệ thống ở Việt Nam, cuốn sách “Quản trị ngân hàng thương mại” giúp bạn dễ dàng trong việc lĩnh hội phương cách sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Nội dung cuốn sách gồm 10 chương:

  • Chương 1: Nguồn vốn và quản lý nguồn vốn của ngân hàng thương mại
  • Chương 2: Những vấn đề chung trong cho vay
  • Chương 3: Cho vay ngắn hạn của ngân hàng thương mại
  • Chương 4: Cho vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại
  • Chương 5: Dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại
  • Chương 6: Thanh toán quốc tế trong ngoại thương
  • Chương 7: Dịch vụ khác của ngân hàng thương mại
  • Chương 8: Quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại
  • Chương 9: Marketing ngân hàng
  • Chương 10: Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button