List sách

6 sách hay về thất nghiệp nên đọc

6 sách hay về thất nghiệp. Khuyên đọc quyển Học Gì Để Không Thất Nghiệp, Để Không Bao Giờ Thất Nghiệp và Dù Của Bạn Màu Gì.

Để Không Bao Giờ Thất Nghiệp

Để Không Bao Giờ Thất Nghiệp

Trải qua gần 15 năm trong ngành nhân sự, trong đó có hơn 10 năm làm trong ngành tư vấn tuyển dụng cao cấp, tôi nhận ra rằng ngày cả một hồ sơ tốt cũng không thể đảm bảo rằng bạn sẽ có một công việc tốt ổn định và đem lại thu nhập như mong muốn. Bất kỳ ai cũng có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Có những ứng viên dễ dàng tìm được việc mới, được các công ty khác săn đón. Nhưng lại có rất nhiều trường hợp gặp khó khăn, thậm chí không tìm được công việc phù hợp tiếp theo. Sự khác biệt này đến từ uy tín cá nhân, xu thế ngành hoặc tình hình thị trường.

Như vậy chưa đủ, để tránh rơi vào tình trạng thất nghiệp chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt, cầu tiến, có hoạch định rõ ràng lộ trình phát triển bản thân, hiểu biết và tỉnh táo trong mọi tình huống để đưa ra những quyết định chính xác cho tương lai nghề nghiệp.

Cuộc Đại Lạm Phát & Những Hệ Lụy

Cuộc Đại Lạm Phát & Những Hệ Lụy

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa ngày nay, có thể nói lạm phát là đề tài luôn dành được sự quan tâm thường xuyên và to lớn từ tất cả mọi người: giới học thuật, các Chính phủ và các cơ quan điều tiết, các doanh nghiệp, người tiêu dùng, người lao động v.v… Lạm phát gia tăng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và theo đó là hành vi kinh tế của tất cả chúng ta. Cuốn sách này nó về chính đề tài luôn nóng bỏng này – lạm phát ở nước Mỹ – nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đây chính là một khoảng trống lớn trong lịch sử nước Mỹ. Trong tác phẩm đầy tính thách thức này, theo tác giả Robert J.Samuelson – một phóng viên chuyên mục của Washington Post và Newsweek – cuộc Đại Lạm phát là sai lầm chính sách tệ hại nhất của nước Mỹ trong giai đoạn sau Thế chiến II, đóng vai trò quan trọng trong việc biến đổi chính trị, kinh tế cũng như đời sống hàng ngày tại đất nước này, thế nhưng câu chuyện về nó lại chưa hề được lắng nghe hay quan tâm đúng mức. Trong giai đoạn kinh tế bất ổn hiện nay, chúng ta lại càng cần phải tìm hiểu cho rõ những gì đã xảy ra vào những năm 1960 và 1970, nếu không muốn lặp lại những sai lầm đã qua!

Học Gì Để Không Thất Nghiệp

Học Gì Để Không Thất Nghiệp

Hai yếu tố quan trọng nhất có thể khiến việc học đại học của bạn diễn ra suôn sẻ hay không là thời gian và tiền bạc. Học đại học là một vụ đầu tư lớn với mục đích định hình tương lai của bạn, không chỉ trong sự nghiệp mà còn cả trong đời sống. Nếu không sớm nhận ra và sử dụng nguồn đầu tư đó một cách khôn ngoan, bạn sẽ tạo ra những thử thách không đáng có trong cuộc sống. Đầu tư vào đại học một cách khôn ngoan cũng sẽ mở ra những cơ hội bất ngờ cho bạn.

Những sinh viên hiểu rõ về giá trị của học phí và xem đại học như một vụ đầu tư sẽ rời khỏi giảng đường với con đường sự nghiệp xán lạn. Ngược lại, những ai coi 4 năm học đại học như một cuộc “cắm trại”, ai trả học phí cũng được, thường sẽ chật vật hơn rất nhiều sau khi ra trường. Họ cũng tốt nghiệp nhưng lại không có mục tiêu nghề nghiệp hoặc họ sẽ trở về quê, làm những công việc chỉ đủ tiền trang trải qua ngày.

Học Gì Để Không Thất Nghiệp sẽ liệt kê những kỹ năng bạn cần trau dồi để thuyết phục nhà tuyển dụng chọn bạn, cũng như những công cụ bạn cần nắm trong tay để khiến những tổ chức nhận ra bạn là người phù hợp với vị trí họ đang tuyển dụng. Biết cách làm những việc cần làm chính là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc cũng như cuộc sống của bạn – và đó cũng là nội dung chính của quyển sách này.

Những Lo Lắng Cỏn Con – Bố Của Héloise Bị Thất Nghiệp

Những Lo Lắng Cỏn Con – Bố Của Héloise Bị Thất Nghiệp

Hãy khám phá cuộc sống hàng ngày cùng những câu chuyện thú vị của cậu bạn Fred Baramine và những người hàng xóm trong bộ truyện Những lo lắng cỏn con!

Mình tên là Fred BaramineMình tám tuổi. Mình sống ở khu nhà số 7 phố Cénou. Một hôm, mình nghe thấy bố mẹ Héloise Crampon, hàng xóm cùng khu nhà, tranh cãi gì đó. Sáng hôm sau, mình vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy bố Héloise ở cầu thang, bác ấy mặc một chiếc áo khoác cao cổ dựng đứng, đội chiếc mũ sụp sâu che bớt mặt và mang kính đen, thật kì lạ! Mình đã bí mật theo dõi và thấy bác ấy đi đến một toà nhà đề trên biển chữ: Trung tâm giới thiệu việc làm…

Câu chuyện đầy hài hước về những lo lắng nhỏ nhặt nhưng đôi khi cũng thật to lớn trong cuộc sống. Em hãy tìm ở cuối cuốn sách những lời khuyên hữu ích giúp em hiểu thế nào là bị thất nghiệp!

Dù Của Bạn Màu Gì

Dù Của Bạn Màu Gì

Nếu chúng ta có một thứ giống như miếng đề-can dán xe toàn quốc, thì miếng đề-can của năm sẽ là: “Tôi thất nghiệp, tôi không tìm được việc làm, và tôi đã thử mọi cách.”

Tất nhiên không phải ai cũng trưng nó ra; dù sao cũng có khoảng 139.000.000 người ở Mỹ có việc làm. Nhưng khoảng 15.000.000 người khác thì không. Và 6.000.000 người trong số đó sẽ trưng miếng đề-can đó suốt hơn 27 tháng. Đó là số lượng người thất nghiệp trong khoảng thời gian dài đến vậy. Chỉ trong phạm vi nước Mỹ. Ra khỏi biên giới nước này thì, bi kịch thay, thất nghiệp là một vấn đề toàn cầu, như chúng ta đã thấy ở khắp Trung Đông năm nay, cũng như ở các quốc gia luôn vận động không ngừng khác trên thế giới.

Trong những ngày này, đi đâu ta cũng nghe lời than vãn như: “Tôi thất nghiệp mãi thôi, tôi không tìm được việc, dù tôi đã cố gắng lắm rồi.” Và chúng ta thật sự rất cố gắng. Thường là trong vô vọng. Chúng ta bị đá khỏi công việc, chúng ta đi tìm việc theo cách trước nay vẫn làm, nhưng lần này chúng ta về tay không. Đây là một trải nghiệm hoàn toàn mới đối với nhiều người trong chúng ta. Và là một kinh nghiệm ta không lường trước được. Mọi cách đều vô ích. Và thất nghiệp cứ thế kéo dài.

Điều này làm ta nao núng, và thường khiến lòng tự trọng trong ta suy giảm. Cặp song sinh “chán nản và vô vọng” thường xuyên theo sát nhau. Cuộc sống như thể sẽ không bao giờ khá hơn được. Điều này dường như kéo dài mãi mãi.

Chúng ta cần gì?

Ừm, chúng ta cực kỳ cần một công việc. Dĩ nhiên.

Nhưng hơn thế, khi thất nghiệp, chúng ta vô cùng, vô cùng cần đến Hy Vọng..

Lên Xuống Dòng Đời

Lên Xuống Dòng Đời

“Lên xuống dòng đời” là cuốn sách rất đặc biệt, được viết bởi một người lái xe taxi đặc biệt không kém. Từng là một nghiên cứu viên tầm cỡ quốc tế và nhận bằng Tiến sĩ trường Đại học Stanford (Mỹ), nhưng năm 2008, Cai Mingjie thất nghiệp và phải trở thành tài xế taxi do không tìm được công việc phù hợp trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Những câu chuyện trên đường với những vị khách lạ đã được ông ghi chép lại, đăng tải trên blog và trở thành một hiện tượng vào thời gian đó.

Những trải nghiệm lái taxi đã giúp Cai Mingjie nhận ra những sự thật có phần khắc nghiệt, trần trụi của Singapore qua các khách hàng thuộc nhiều tầng lớp xã hội khác nhau. Đồng thời, ông cũng hiểu hơn về giá trị nhân văn, sự thấu cảm và những điều tử tế mà giữa người với người có thể dành cho nhau. Đó là những điều mà nếu còn làm nghiên cứu viên trong tháp ngà khoa học, ông sẽ không thể nào biết được.

“Sáu tháng lái taxi đã thay đổi cách nhìn của tôi về cuộc sống. Tôi đã học được nhiều điều trên đường phố từ khi trở thành lái xe taxi, những điều mà khi làm nhà khoa học tôi chưa từng biết đến. Giờ đây, tôi không chỉ biết rất nhiều về địa lý và kiến trúc của đất nước này, mà quan trọng hơn, tôi còn tiếp cận gần hơn đến cuộc sống của những con người coi đây là nhà. Tôi trở thành một phần trong số họ.”

Giản dị, mộc mạc nhưng sâu sắc, đây là cuốn sách đầu tay của một người viết không chuyên, xuất bản khi ông đã 61 tuổi và nhanh chóng trở thành best-seller của Singapore năm 2013. Tờ The Straits Times nhận xét: “Cuốn sách này không chỉ là câu chuyện về một tài xế taxi: Nó chộp được những khoảnh khắc của một người Sing đang vận động, của một cộng đồng bồn chồn và thiếu thỏa mãn, của những con người luôn hối hả đi tới những đích đến đâu đây.”

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button