List sách

14 sách hay về hóa học nên đọc

14 sách hay về hóa học. Khuyên đọc quyển Chiếc thìa biến mất và Nguyên tố khám phá các nguyên tử trong vũ trụ qua hình ảnh.

Nguyên Tố – Khám Phá Các Nguyên Tử Trong Vũ Trụ Qua Hình Ảnh

Nguyên Tố – Khám Phá Các Nguyên Tử Trong Vũ Trụ Qua Hình Ảnh

Sau nhiều năm sưu tập, T. Gray đã thể hiện tất cả lòng kính trọng cho bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. “Kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật”, quyển sách này là bộ bách khoa toàn thư lộng lẫy nhất về các nguyên tố hóa học. Mỗi nguyên tố được mô tả một cách đầy màu sắc kèm theo những ứng dụng điển hình nhất trong cuộc sống.

Hơn thế nữa, độc giả sẽ khám phá những điều chưa từng biết đến, ví dụ như khí oxygen trong suốt mà chúng ta đang hít thở hàng ngày sẽ có màu xanh lơ tuyệt đẹp khi được làm lạnh ở -183°C. Đầy tính nghệ thuật và giáo dục, quyển sách này là quà tặng tuyệt vời cho độc giả yêu thích thế giới hóa học đầy màu sắc.

Chiếc Nút Áo Của Napoleon – 17 Phân Tử Thay Đổi Lịch Sử

Chiếc Nút Áo Của Napoleon – 17 Phân Tử Thay Đổi Lịch Sử

Tháng 12 năm 1812, Napoleon cùng gần 700.000 ngàn tinh binh đã tiếp tục xâm lược nước Nga. Tuy nhiên, đội quân bất diệt này lại chịu một thất bại vô cùng thảm hại: chỉ còn khoảng 250.000 người quay trở về châu Âu.

Một trong những lý do chính yếu dẫn đến thất bại của đội quân bất diệt này lại chính là những bộ đồng phục của tất cả các binh sĩ, hay đúng hơn là những nút áo trên những bộ đồng phục ấy, từ những tướng lĩnh cao nhất đến những binh sĩ nhỏ nhất. Những chiếc nút áo được làm bằng thiếc và Napoleon đã không ngờ rằng thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C, một nhiệt độ bình thường của “mùa đông Nga”. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân bất diệt ngày càng suy yếu đi và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.

Hầu hết các nhà sử học đều chưa tin rằng những chiếc nút áo được làm bằng thiếc lại dẫn đến sự thất bại của Napoléon, nhưng ít nhất sự giải thích ấy cũng cho thấy mức độ mà những vật dụng hàng ngày, những nguyên tố và tính chất của chúng có thể ảnh hưởng và thay đổi lịch sử của nhân loại.Trong quyển sách này, Penny Le Couteur và Jay Burreson đề cập đến 17 loại phân tử hóa học có trong tự nhiên như trong tiêu, vitamin C, đường, tơ tằm, thuốc nhuộm, penicillin, cà phê, thuốc lá,…

Tác giả đã rất thành công trong việc nêu lên những ý tưởng độc đáo như làm sao những hạt tiêu bé nhỏ, hay chính xác hơn là những phân tử có trong hạt tiêu, lại có thể thay đổi lịch sử, hay vì sao tơ tằm lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của xã hội?

Bảng tuần hoàn Hóa Học – The Periodic Table

Bảng tuần hoàn Hóa Học – The Periodic Table

Cuốn sách này sẽ đưa bạn đến với cuộc hành trình khám phá thế giới Khoa học bằng cách đi xuyên qua lớp vỏ Trái Đất, đi vào bầu khí quyển và bay ra ngoài Vũ trụ. Trên hành trình này, bạn sẽ gặp gỡ những nguyên tố cấu tạo nên chính bạn, cũng như Thế giới của chúng ta và Vũ Trụ

Cuốn bách khoa thư chứa đựng tất cả các thông tin chi tiết của 118 các nguyên tố hóa học trải dài qua 4 phần:

  • Giới thiệu quá trình hình thành và các nguyên tố hóa học tạo nên bảng tuần hoàn
  • Các nguyên tố rực lửa
  • Nhóm Kim loại nền tảng
  • Nhóm Phi kim và khí

Bên cạnh đó, cuốn sách còn có mục CHÚ GIẢI các thuật ngữ chuyên ngành dành cho dân không chuyên cũng có thể hiểu được kiến thức và BẢNG MỤC LỤC cực kì tiện lợi cho việc tra cứu.

Chiếc Thìa Biến Mất

Chiếc Thìa Biến Mất

Các nguyên tố hóa học đến từ đâu? Trong suốt nhiều thế kỷ, các nhà khoa học vẫn luôn cho rằng chúng chẳng đến từ đâu cả. Có rất nhiều lý thuyết siêu hình tranh cãi về việc ai (hoặc Đấng Sáng Tạo nào) tạo ra vũ trụ và tại sao, nhưng tất cả đều đồng thuận rằng mọi nguyên tố đã tồn tại kể từ khi vũ trụ sinh ra. Chúng vô thủy vô chung, trường tồn cùng thời gian và thi gan cùng tuế nguyệt. Các lý thuyết mới hơn (như thuyết Vụ Nổ Lớn vào những năm 1930) đã áp dụng quan điểm này.

Điểm cực nhỏ ấy tồn tại từ 14 tỷ năm trước, chứa đựng tất cả vật chất trong vũ trụ và mọi thứ ta thấy ngày nay đều xuất phát từ đó. Chúng chưa mang hình dạng của vương miện kim cương, lon thiếc hay lá nhôm mà tồn tại dưới dạng các nguyên tử. (Một nhà khoa học tính toán rằng phải mất mười phút để Vụ nổ Lớn tạo ra toàn bộ vật chất đã biết, rồi dí dỏm nói: “Nấu các nguyên tố còn nhanh hơn là nấu thịt vịt và khoai tây nướng.”) Đó lại là một quan điểm theo lẽ thường: lịch sử thiên văn bền vững của các nguyên tố…

Horrible Science – Hóa Học Một Vụ Nổ Ầm Vang

Horrible Science – Hóa Học Một Vụ Nổ Ầm Vang

Như những cuốn trước trong bộ “Horrible Sciene”, nội dung sách giới thiệu đến các em học sinh các nhà hóa học và các phát minh nổi tiếng, các thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm và ứng dụng, các chất hóa học… qua những hình vẽ hài hước, những câu chuyện vui, dí dỏm, dễ nhớ, dễ hiểu.

Câu Chuyện Hóa Học – Cartoon Guide

Câu Chuyện Hóa Học – Cartoon Guide

Đã khi nào bạn thấy rối rắm với những khái niệm hóa học: “Nước nặng” là gì? Tại sao “khí trơ” lại là loại “khí quý tộc”? Hay cách để “chế” ra tủ lạnh ngay giữa sa mạc, cách làm xà phòng từ mỡ và tro bếp, thắp sáng bóng đèn bằng phản ứng điện phân….

Bạn không cần phải là nhà khoa học để nắm bắt những kiến thức và những ý tưởng phức tạp từ cuốn sách này, bởi vì Cartoon Guide – Câu chuyện Hóa học sẽ kể cho bạn nghe tất cả từ lịch sử phát triển hóa học, thuyết nguyên tử, sự cháy, độ tan, hóa lượng tử, số mol, entropy, và hơn thế nữa – bằng cách đơn giản, rõ ràng nhưng không kém phần hóm hỉnh thông qua những những hình ảnh vui nhộn và sống động.

Hãy cùng khám phá thế giới hóa học muôn hình vạn trạng nhé!

Kỳ Án Chim Dẽ Giun

Kỳ Án Chim Dẽ Giun

Kỳ Án Chim Dẽ Giun – cuốn tiểu thuyết trinh thám vô cùng hấp dẫn của Alan Bradley. Đây là tác phẩm dành cho những độc giả đam mê trinh thám và hiểu biết về khoa học.

Kỳ Án Chim Dẽ Giun là câu chuyện xảy ra vào mùa hè năm 1950 tại biệt thự Buckshaw mục nát của gia đình Flavia. Xác chết một con chim dẽ giun (loài chim cực kỳ khó bắn trúng, làm nản lòng cả những tay súng cừ khôi nhất được tìm thấy trên ngưỡng cửa, một TEM thư kỳ lạ gắn ngay trên mỏ. Chỉ vài giờ sau, Flavia lại gặp một người đàn ông nằm ngắc ngoải rồi chết trong vườn dưa chuột. Cha cô bị buộc tội giết người và bị cảnh sát giam giữ. Flavia, khi đó mới 11 tuổi và là một thần đồng hóa học, đã quyết định cùng chiếc xe đạp cũ kỹ của mình lần theo dấu vết để giải oan cho bố.

Một đêm mưa bão sấm sét dữ dội, trong khán lao nhà ngục, Colonel de Luce đã kể câu chuyện về một tình bạn tồi tệ thời học sinh cho cô con gái mình nghe, và người bạn đó đã biến mất sau một hành động kỳ quái và trắng trợn với con tem quý giá của thầy hiệu trưởng, và điều đó dẫn đến cái chết kỳ lạ của một giáo viên dạy tiếng Latin khi ông nhảy từ tháp chuông của nhà trường xuống cách đây ba mươi năm.

Thuyết Minh Trực Quan Nhất Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Thuyết Minh Trực Quan Nhất Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hóa Học

Từ thời cổ đại, con người đã luôn thắc mắc về bản chất của thế giới. Vạn vật quanh ta từ cây cối, động vật tới con người và cả những ngôi sao trên bầu trời xa xăm kia hình thành từ đâu? Thành phần chung nhất của vạn vật là gì?

Bắt nguồn từ những câu hỏi đó, các triết gia cổ đại đã bắt đầu đưa ra ý kiến của mình nhằm giải thích nguồn gốc của vạn vật xung quanh họ. Các nhà triết học Hy Lạp cho rằng mọi vật đều được cấu thành từ bốn nguyên tố: đất, khí, lửa và nước. Đây chính là những nguyên tố đầu tiên được nêu ra; và như ngày nay chúng ta đã biết, điều này không có cơ sở khoa học.

Sau này, giả kim thuật dần dần ra đời và phát triển tại Hy Lạp và Ả Rập. Mục tiêu cao nhất của các nhà giả kim là tìm ra Đá Hiền Triết huyền thoại để biến các kim loại thông thường thành vàng và chế ra thuốc trường sinh bất tử. Họ thất bại vì các nguyên tố hóa học không thể chuyển hóa lẫn nhau. Nhưng trong quá trình đó, họ đã khám phá ra nhiều nguyên tố hóa học mới và phát triển một số phương pháp vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay. Giả kim thuật chính là tiền thân của hóa học hiện đại..

Danh Nhân Hóa Học

Danh Nhân Hóa Học

Quyển sách vinh danh các nhà hóa học nổi tiếng của nhân loại như: Mendeleev, Robert Boyle, Antoine Laurent,..

Lược Sử Vạn Vật

Lược Sử Vạn Vật

Lược sử vạn vật là cuốn sách phổ biến khoa học trình bày một cách ngắn gọn lịch sử nghiên cứu khoa học tự nhiên, những thành tựu khoa học trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên chính: vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, thiên văn… với nhiều tên tuổi, giai thoại và sự thật.

Với cuốn sách này, người đọc sẽ biết được những giới hạn trong tri thức của con người về vũ trụ và cả về chính trái đất. Đây là cuốn sách khoa học phổ thông bán chạy nhất nước Anh năm 2005 với hơn 300.000 bản in. Nhà phê bình người Anh, Craig Brown thậm chí đã nhận xét rằng tác phẩm này xứng đáng bán được 500.000.000.000 cuốn (theo cách nói của chính Bryson, “bằng với số proton có trong một dấu chấm câu”).

William McGuire “Bill” Bryson, tác giả cuốn sách Lược sử vạn vật – A Short History of Nearly Everything sinh năm 1951, là tác giả nổi tiếng hàng đầu trong thể loại non-fiction ở Bắc Mỹ, với vô số người hâm mộ trên khắp thế giới.

Các Nguyên Tố – Dẫn Nhập Ngắn

Các Nguyên Tố – Dẫn Nhập Ngắn

Cuốn sách là câu chuyện về các nguyên tố. Nó không đơn giản là câu chuyện về hàng trăm loại nguyên tử với những tính chất và đặc điểm duy nhất mà còn là câu chuyện về sự tương tác văn hóa của chúng ta với bản chất và cấu tạo vật chất. Lịch sử của hóa học được xem như quá trình làm sáng tỏ và phân loại dần dần các viên gạch của vật chất, để tìm hiểu sâu hơn vào cấu trúc của thế giới.

“Câu chuyện về các nguyên tố là câu chuyện về mối quan hệ của chúng ta với thế giới vật chất, một cái gì đó còn xuất hiện trước mọi khái niệm về Bảng Tuần hoàn. Sự gần gũi với vật chất không hề phụ thuộc vào hiểu biết chi tiết của chúng ta về silic, phốtpho hay molypden mà nó toát ra từ sự đằm tay dễ chịu của một thỏi bạc, từ sự ngọt ngào mát lạnh của nước, từ sự trơn nhẵn của viên ngọc được mài kỹ. Đó chính là nguồn gốc dẫn tới câu hỏi cơ bản: Thế giới được tạo nên từ cái gì?

Do vậy, có những “nguyên tố” trong cuốn sách này bạn sẽ không tìm thấy trong Bảng Tuần hoàn, như nước và không khí, muối và nhiên tố, một chất quá ư tinh tế. Bất chấp hiện nay hóa học đã tách chúng ra, hoặc thậm chí vứt bỏ hoàn toàn, nhưng chúng vẫn là một phần di sản của Bảng Tuần hoàn, và là một phần kho tàng những biểu trưng văn hóa của chúng ta.”

(Trích Lời nói đầu, Các nguyên tố, Philip Ball, Phạm Văn Thiều & Phạm Thu Hằng dịch, NXB Tri thức)

Cẩm Nang Công Nghệ Hóa Học

Cẩm Nang Công Nghệ Hóa Học

Công nghệ hóa học len lỏi vào mọi ngành nghề, lĩnh vực của đời sống.

Một nhà khoa học nổi tiếng đã nói: “Công nghệ hóa học đã biến chúng ta từ một tên nô lệ của thiên nhiên thành ông hoàng của sự thụ hưởng”.

Hẳn bạn đang tự hỏi: Công nghệ hóa học là gì mà có thể đem lại cho cuộc sống nhiều điều kỳ diệu đến thế?

  • Đó là các nhà hóa học (chemist) nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, sáng tạo ra những hóa phẩm.
  • Hay đó là các kỹ sư (technician/engineer) làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy, sản xuất các hóa phẩm cần thiết cho đời sống?

Hai cách định nghĩa ấy đều chưa đúng.

Định nghĩa đầy đủ phải kết hợp cả hai yếu tố trên (chemical technology/engineering). Như vậy, Công nghệ hóa học là một quá trình mà điểm khởi nguồn là cái đầu không yên lặng của nhà hóa học đến bàn tay, khối óc của các kỹ sư, công nhân chuyên nghiệp, và điểm cuối cùng là người tiêu dùng…

Lạc Vào Thế Giới Hóa Học

Lạc Vào Thế Giới Hóa Học

Đây là một cuốn sách kiến thức về các môn khoa học tự nhiên, được viết một cách dễ hiểu, giải thích đầy đủ các quy luật, định lý, khái niệm của các môn khoa học. Nhưng cuốn sách rất thú vị và không khô khan chút nào đâu nhé.

Trong tập này, các bạn sẽ được tìm hiểu về các công thức, nguyên lý hóa học, và học cách làm các thí nghiệm hóa học vui nhộn.

Cuộc Sống Diệu Kỳ Của Các Nguyên Tố

Cuộc Sống Diệu Kỳ Của Các Nguyên Tố

Hãy thử tưởng tượng thay vì một bảng tuần hoàn khô khan toàn những ký hiệu và con số khó nhớ, chúng ta có hình ảnh các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh dễ thương. Mỗi nguyên tố sẽ có một nhân vật đại diện với dáng vẻ chẳng lẫn vào nhau: nguyên tử khối sẽ thể hiện qua độ béo gầy, tính chất thì nhìn thấy được qua kiểu tóc, còn công dụng thì sẽ được vẽ qua bộ quần áo. Nếu vậy hẳn là môn hóa học khó nuốt sẽ trở nên đáng yêu và hấp dẫn hơn nhiều phải không?

Cuốn sách Cuộc Sống Diệu Kỳ Của Các Nguyên Tố thực sự là một sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến thức khoa học kỳ thú và nghệ thuật vẽ truyện tranh đầy màu sắc. Dưới bàn tay khéo léo của họa sĩ Bunpei Yorifuji, thế giới siêu nhỏ của những hạt cơ bản trở nên sống động và gần gũi hơn bao giờ hết.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button