List sách

22 sách hay về Trung Quốc nên đọc

22 sách hay về Trung Quốc. Khuyên đọc quyển Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng, Trúc Thư Kỷ Niên và Về Trung Quốc của Henry Kissinger.

Các Nền Văn Minh Thế Giới – Trung Quốc Cổ Đại

Các Nền Văn Minh Thế Giới – Trung Quốc Cổ Đại

Quay ngược thời gian trở về thời cổ đại để khám phá những bí mật của nền văn minh lâu đời nhất thế giới – Đế quốc Trung Quốc.

Tìm hiểu nền văn hóa và tín ngưỡng Trung Quốc, từ nguồn gốc cổ xưa ban đầu cho đến khi chế độ phong kiến sụp đổ.

Hơn 300 tranh ảnh, hình minh họa và bản đồ lịch sử. 15 trò chơi thủ công thú vị và dễ làm, giúp các em tự tạo ra những món đồ mô phỏng thời xưa – làm diều hình rồng, xây nhà của người Hán, làm lồng đèn và đeo mặt nạ diễn tuồng cổ.

Sách phù hợp với trẻ em từ 8 đến 12 tuổi.

Trúc Thư Kỷ Niên

Trúc Thư Kỷ Niên

Căn cứ vào lời giới thiệu của tác giả ở đầu cuốn sách, có thể xác định Trúc thư kỷ niên là một bộ sử của nước Ngụy thời Chiến Quốc, được dùng làm đồ tùy táng chôn theo trong mộ của Ngụy Tương vương (hoặc Ngụy An Ly vương). Sau này, đến thời nhà Tấn có một tên trộm mộ tên là Bưu Chuẩn tình cờ đào trộm đúng vào mộ của Ngụy Tương Vương, phát hiện nên bộ sách và nhiều sách khác.

Trúc thư kỷ niên là tên do người sau đặt, gọi “trúc thư” do là sách thẻ tre, các sự kiện được chép theo năm nên gọi là “kỷ niên”. Trúc thư kỷ niên nguyên bản được viết bằng chữ khoa đẩu, sau này được chỉnh lý, sắp xếp và viết lại bằng văn tự đương thời.

Cuốn sách là bản dịch toàn văn Kim bản Trúc thư kỷ niên dựa trên bản in nằm trong bộ Hội khắc tam đại di thư, được in vào năm Vạn Lịch thứ hai mươi hai đời nhà Minh, tương ứng với năm 1594 theo Tây lịch, do Triệu Tiêu biên soạn..

Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng

Đạo Quân Trung Quốc Thầm Lặng

Hai nhà báo thường trú tại Bắc Kinh Juan Pablo Cardenal và Heriberto Araujo đã đi qua hai mươi lăm quốc gia với hàng ngàn dặm để điều tra cách thức người Trung Quốc đang nhanh chóng đưa phần lớn thế giới vào quỹ đạo của Bắc Kinh. Từ các mỏ ở Peru đến các khu rừng ở Siberia, từ các con đập ở Sudan đến các mỏ ngọc của Miến Điện – ở khắp mọi nơi.

Đây là một tác phẩm xuất sắc của thể loại báo chí điều tra. Là cuốn sách đầu tiên đưa tin chi tiết về cuộc di cư của người Trung Quốc trong lịch sử và ghi lại tiếng nói của những người đang tham gia cũng như người dân bản địa.

Nhưng phần hấp dẫn nhất của cuốn sách là đề cập đến mặt khác của cuộc di cư này, đó là cách thức người Trung Quốc đang tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn thế giới. Những gì mà hai tác giả phát hiện là câu chuyện về con người, kinh tế, và chính trị, đang làm thay đổi tiến trình lịch sử và chưa bao giờ được khám phá, hoặc tường thuật sâu sắc và thực tế.

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa

Lịch Sử Văn Minh Trung Hoa

Giữa những năm 30 của thế kỉ này, khi các đế quốc châu Âu, châu Mĩ đang đà cường thịnh, khi bản đồ Á Phi còn tô một màu thuộc địa xám xịt, thì Will Durant cho ra bộ LỊCH sử VĂN MINH THẾ GIỚI với phần MỞ ĐẦU là lịch sử nền văn minh của các nước phương Đông: Ai Cập, Tây A, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản…

Hôm nay, ta nghe đâu đó có lời dự báo rằng cán cân kinh tế của các thập kỉ sau sẽ nghiêng về châu Á. Nhưng 55 năm trước, w.Durant đã viết: “Tương lai ở phía Thái Bình Dương và chúng ta phải hướng cặp mắt và trí óc về phía đó”! Nhà Sử học, nhà bác học Mĩ gốc pháp này đã cùng vợ bỏ ra gần ba chục năm để nghiên cứu các dân tộc châu Á và phương Đông và đã viết về các quốc gia này với thái độ công bằng, trân trọng.

Từ khi sách ra đời đã mấy thập kỉ, nhưng công trình nghiên cứu này ở ta vẫn chưa phổ biến nhiều; trong lúc đó hãy còn một số giờ dạy và một số tài liệu khác vẫn xem nền văn hóa châu Âu mở đầu với HI-LA là tột đỉnh, là khỏi nguyên của mọi nền văn hóa. Quan điểm này đã bị w. Durant phê phán ngay tại nơi nó được phát sinh, là giới sử gia phương Tây..

Chấm Dứt Thời Đại Trung Quốc Giá Rẻ

Chấm Dứt Thời Đại Trung Quốc Giá Rẻ

Không còn cảnh tượng gái mại dâm với sắc đẹp “quá mức cần thiết” nhan nhản khắp nơi; không còn những đoàn dân quê nghèo khổ lũ lượt kéo nhau lên thành phố kiếm kế sinh nhai; không còn những công nhân bị vắt kiệt sức lao động trong những công xưởng tồi tàn với đồng lương rẻ mạt; không còn hình ảnh những người dân địa phương với vẻ ngoài kép kín và thụ động trong mắt du khách nước ngoài.

Giờ đây là những tiến bộ về khoa học công nghệ, những chính sách đúng đắn, sự chuyển dịch từ thị trường sản xuất sang thị trường tiêu thụ, đời sống người dân Trung Quốc ngày một nâng cao.

Lý do khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc và trên toàn thế giới phải sẵn sàng để thích ứng với một giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ của một siêu cường kinh tế mới nổi, gây ảnh hưởng sâu rộng lên thế giới trong nhiều phương diện: Sự chấm dứt của thời đại Trung Quốc giá rẻ.

Xã Hội Trung Quốc

Xã Hội Trung Quốc

Một vấn đề lớn như xã hội Trung Quốc không thể truyền tải hết chỉ trong quyển sách mỏng này. Ở đây chỉ tập trung vào những mặt có liên quan mật thiết đến “dân sinh”, từ đó miêu tả và phân tích diện mạo Trung Quốc, giới thiệu cho người dọc thay đổi lớn nhất của xã hội Trung Quốc và những phần có liên quan mật thiết đến đời sống con người.

Hy vọng rằng những “đường vân đan xen” này có thể giúp độc giả hiểu thêm được một số nét đặc sắc cơ bản của xã hội Trung Quốc. Có lẽ đây là bức tranh lớn chứa đựng hình ảnh xã hội Trung Quốc: ở một số chi tiết, quyển sách này miêu tả rất kỹ, nhưng cũng có nhiều “ẩn ý” đang đợi độc giả khám phá.

Phục Sức Trung Quốc

Phục Sức Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia có tới 56 dân tộc, có nền văn hóa đa dạng, phong phú, trong đó có văn hóa về phục sức. Cùng với sự dung hòa giữa các dân tộc; và cùng với thời gian, trang phục trang sức đã không ngừng thay đổi. Sự thay đổi không chỉ giữa các thời đại khác nhau, mà trong cùng một thời đại cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Trang phục các dân tộc Trung Quốc mang đặc trưng rất riêng, có nguồn gốc từ cuộc sống dân gian và các phong tục tập quán, mang đậm bản sắc quê hương, có sức sống mãnh liệt, nhiều trang phục được lưu truyền từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những yếu tố như môi trường sinh hoạt, phương thức sản xuất, phong tục tập quán và khiếu thẩm mỹ màu sắc, kiểu dáng, họa tiết trang trí đều thể hiện trên từng trang phục.

Cuốn Phục sức Trung Quốc giới thiệu một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển phục sức Trung Quốc qua các thời kì lịch sử, làm cho tâm trí người đọc có thể quay trở lại đất nước Trung Quốc cổ xưa, tìm hiểu về chất liệu, kĩ thuật chế tác, kiểu dáng, hoa văn trang trí và các phụ kiện kèm theo trang phục từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Ngoài ra, trong cuốn sách còn có những hình ảnh minh họa sinh động, giới thiệu về từng bộ trang phục, từng món phụ kiện đặc trưng của từng thời kì.

Bàn Về Trung Quốc Trỗi Dậy

Bàn Về Trung Quốc Trỗi Dậy

“Có thể nói “Bàn về Trung Quốc trỗi dậy” thuộc dạng “Đại thế luận” của thời này, một thời đại cuồn cuộn thông tin đi kèm những bình luận hợp hoặc bất hợp đan xen chồng lấn diễn biến từng ngày.

Tác giả đã cố giữ tâm thế thật bình tĩnh khi tiếp nhận những luồng tin các phía, những quan điểm đa chiều có khi trái ngược nhau, những nguồn tư liệu chính thống và phi chính thống xoay quanh đối tượng nhằm đưa đến cho độc giả một bức tranh toàn cảnh về chính trị, kinh tế và xã hội văn hóa Trung Quốc trong sự tương quan với khu vực và thế giới ngày nay” (Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân)

Ông nhìn nhận và lý giải sự trỗi dậy của Trung Quốc bằng một kết cấu hợp lý và văn phong giản dị nhưng sâu lắng với những chú thích nghiêm túc nên hấp dẫn người đọc” (GS.TS. Đỗ Tiến Sâm – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Trung Quốc Viện Hàn Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)

Lịch Sử Trung Quốc – Nhiều Tác Giả

Lịch Sử Trung Quốc – Nhiều Tác Giả

Lịch sử Trung Quốc mô tả khái quát dấu tích những đổi thay của dòng chảy văn minh Trung Hoa và con đường phát triển độc đáo của nó, tái hiện những nét đặc sắc của văn minh Trung Hoa và diễn giải đất nước cổ văn minh có lãnh thổ rộng lớn, nhân khẩu đông đúc, đã trải qua hàng ngàn năm thịnh suy liên miên không dứt, hiện nay đã bừng lên sức sống mạnh mẽ như thế nào.

Lịch sử Trung Quốc nói riêng và bộ sách Trung Quốc nói chung giúp bạn đọc hiểu một cách khái lược về từng mặt của đất nước Trung Quốc, góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về đất nước khổng lồ này để qua đó rút ra bài học cho mình, nhất là đối với Việt Nam. Thông tin tác giả Quyển sách được biên soạn bởi hai tác giả Tào Đại Vi và Tôn Yến Kinh, dịch lại bởi Đặng Thúy Thúy, hiệu đính và giới thiệu bởi Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng.

Ngoại Giao Trung Quốc

Ngoại Giao Trung Quốc

Từ năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập đến nay, đất nước này luôn thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình độc lập tự chủ, kiên trì quan hệ hữu nghị với các nước trên thế giới trên nền tảng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.

Trải qua 60 năm sóng gió, vấn đề ngoại giao Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú, giành được nhiều thành tựu to lớn trên trường quốc tế. Trong tình hình quốc tế và trong nước hiện nay, Trung Quốc tiếp tục cùng nhân dân các nước không ngừng phấn đấu cho việc thực hiện lý tưởng tốt đẹp của nhân loại.

Quyển sách là một tài liệu ngắn gọn, có tính khái quát cao, giúp bạn đọc có những hiểu biết tổng quát về Ngoại giao Trung Quốc, cho những ai quan tâm đến đất nước có một nền văn hóa đồ sộ và kinh tế đứng thứ 2 thế giới này.

Về Trung Quốc – Henry Kissinger

Về Trung Quốc – Henry Kissinger

Henry Kissinger (1923) nguyên là Cố vấn An ninh Quốc gia và Ngoại trưởng Mỹ. Ông giữ vị trí trọng yếu trong quan hệ Mỹ – Trung dưới thời Tổng thống Nixon. Ông đã đề xuất chính sách Chính trị thực dụng (Realpolitik) để tái định hình quan hệ Mỹ – Trung, Mỹ – Xô và giải quyết các vấn đề nhức nối của thế giới, tạo nên xu thể hòa hoãn giữa các cường quốc trong thập niên 1970. Đặc biệt là trong chuyến thăm Trung Quốc của Nixon năm 1972 đã có tác động sâu sắc tới cục diện thế giới lúc đó và nhiều thập kỷ sau.

Kissinger đã xuất bản 14 cuốn sách và rất nhiều bài báo phản ánh quan điểm của ông về những nơi Mỹ muốn tạo ảnh hưởng, qua đó thể hiện nhiều bài học giá trị về hoạt động ngoại giao. Về Trung Quốc là cuốn sách thứ 13 của ông.

Về Trung Quốc xuất bản lần đầu năm 2011, khi Mỹ và Trung Quốc có những bước tiến mới trong chiến lược và kinh tế Mỹ – Trung. Cuốn sách này là một nỗ lực, mà một phần dựa trên các cuộc đối thoại với giới lãnh đạo Trung Hoa, nhằm giải thích cách suy nghĩ của người Trung Hoa về các vấn đề hòa bình, chiến tranh và trật tự quốc tế, cũng như mối quan hệ của lối tư duy ấy với cách tiếp cận mang tính thực dụng và cụ thể kiểu Mỹ. Trọng tâm chính của cuốn sách này là sự tương tác giữa giới lãnh đạo Trung Hoa và Mỹ kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

Từ đó, Kissinger chỉ ra những khác biệt đã khiến Trung Quốc và Mỹ ở thế đối đầu trong hai thập kỷ và tái hiện cuộc chạm trán của Trung Quốc với những cường quốc khác. Tình thế đó chỉ thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc tái lập quan hệ hữu nghị vào năm 1972 với vai trò kiến thiết quan trọng của Kissinger..

Kinh Tế Trung Quốc

Kinh Tế Trung Quốc

Trải qua quá trình phát triển nhanh chóng và liên tục trong hơn 30 năm qua kể từ khi cải cách mở cửa đến nay, kinh tế Trung Quốc đã giành được những thành tựu khiến cả thế giới phải chú ý và trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.

Vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế cũng ngày được nâng cao. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra vào năm 1997, Trung Quốc đã thể hiện rõ “hình tượng của một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm”. Ngày nay, đối mặt với những biến động do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới mang lại, Trung Quốc lại một lần nữa thể hiện: hình tượng một nước lớn đầy tinh thần trách nhiệm và có năng lực”.

Những điều đó đã khiến cả thế giới dõi theo Trung Quốc, cả thế giới chờ đợi ở Trung Quốc. Thế nhưng, vì lẽ gì Trung Quốc lại có thể khiến cả thế giới chờ đợi và dõi theo như vậy? Kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng hay sẽ ngưng trệ? Đâu là bí quyết thành công của kinh tế Trung Quốc? Liệu rằng Trung Quốc có thể trở thành một đất nước giàu mạnh, hòa hợp và dân chủ hay không? Trung Quốc sẽ đóng góp thêm những gì cho nền kinh tế thế giới?

Đó đều là những vấn đề mà cuốn sách này sẽ trả lới một cách tổng quát nhất.

Pháp Luật Trung Quốc

Pháp Luật Trung Quốc

Pháp luật là chế độ và chuẩn mực không thể thiếu trong xã hội hiện đại, cơ chế pháp trị là biểu tượng đánh dấu nền văn minh chính trị của nhân loại phát triển đến một giai đoạn lịch sử nhất định.

Quyển sách Pháp luật Trung Quốc mô tả con đường phát triển của hệ thống luật pháp và pháp trị Trung Quốc thích nghi với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, làm cho luật pháp trở thành một hệ thống mẫu mực, một cơ chế thúc đẩy Trung Quốc không ngừng phát triển trong công cuộc đoàn kết mọi lực lượng xã hội, bảo vệ quyền lợi cơ bản của con người.

Tương Lai Trung Quốc

Tương Lai Trung Quốc

Đây là cuốn sách tương đối ngắn về một chủ đề lớn: tương lai Trung Quốc. Là một trong những bất ổn toàn cầu chính trong những thập niên tới, phát triển của Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hậu quả – cả tốt và xấu – đối với toàn thế giới. Phát triển tương lai của Trung Quốc cũng sẽ là bài kiểm tra của các cuộc tranh luận triền miên giữa các nhà khoa học xã hội về vấn đề liệu dân chủ hóa chính trị có cần đi cùng hiện đại hóa kinh tế. Cho đến nay, chưa từng có trường hợp một nước phát triển kinh tế hiện đại mà không đồng thời dân chủ hóa. Kinh nghiệm của các nền kinh tế mới công nghiệp hóa (NIEs) là dân chủ không chỉ là kết quả của hiện đại hóa – nó cũng là nhân tố hỗ trợ cần thiết của quá trình này. Tối thiểu, chúng là những quá trình cộng sinh.

Chính quyền chuyên chế Trung Quốc công khai và thẳng thừng bác bỏ mối quan hệ này, tuy nhiên cho đến nay nó đã thành công trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Nhưng hiện nay Trung Quốc đã đạt đến một mức phát triển khác về chất – chuyển đổi từ một nền kinh tế mới công nghiệp hóa sang một nền kinh tế hoàn toàn “trưởng thành” – ở đó kinh nghiệm của tất cả các nền kinh tế mới công nghiệp hóa thành công khác cho thấy cần có một hệ thống chính trị cởi mở và dân chủ hơn để đạt được chuyển đổi kinh tế. Các nước không dân chủ hóa đến một mức độ nào đó sẽ không hiện đại hóa thành công. Cho đến nay Trung Quốc vẫn ngoan cố chống lại xu hướng chung này, nhưng liệu nó có thể tiếp tục làm vậy bằng cách duy trì hệ thống chính trị chuyên chế của nó? Nếu thế, hoặc không như thế, hậu quả đối với tương lai Trung Quốc là gì? Nó có thành công thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” và thực hiện các cải cách để “tái cân bằng” nền kinh tế và chuyển lên chuỗi giá trị – hay hệ thống chính trị chuyên chế của nó sẽ ngăn nó làm điều đó? Thời gian sẽ trả lời.

Lược Sử Triết Học Trung Quốc

Lược Sử Triết Học Trung Quốc

Tác giả đã trích dẫn rất nhiều đoạn cổ văn từ các nguồn thư tịch gốc. Việc này khiến tác phẩm của Phùng Hữu Lan không những là một sách tham khảo quý báu về các văn bản gốc của triết học Trung Quốc, mà còn tạo sự thuận lợi bởi vì nó để cho các văn bản cổ xưa tự lên tiếng. Đó là một điều rất quan trọng trong một lĩnh vực như triết học Trung Quốc, khi một văn bản thường có nhiều lời bình chú.

Các nhà nghiên cứu lịch sử triết học Tây phương thường phân chia lịch sử triết học Tây phương làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Điều ấy chẳng phải là một sự phân biệt tùy ý, bởi vì trong lịch sử triết học Tây phương mỗi thời kỳ quả thực đều có tinh thần đặc biệt và diện mục đặc thù của nó. Tương tự, lịch sử triết học Trung Quốc nếu chỉ chú ý về phương diện thời kỳ, thì cũng có thể phân chia làm ba thời kỳ: Thượng cổ, trung cổ, và cận đại. Mỗi thời kỳ đều có một nền triết học riêng, nên cũng có thể lấy “thượng cổ, trung cổ, và cận đại” để đặt tên cho chúng. Những danh xưng này cũng được dùng trong quyển sách này. Nhưng từ một phương diện khác mà nói, Trung Quốc quả thực chỉ có triết học thượng cổ và triết học trung cổ, chứ không có triết học cận đại.

Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc

Giấc Mộng Châu Á Của Trung Quốc

Giấc mộng châu á là một phần của “giấc mộng trung quốc” do tập cận bình khởi xướng, được hiện thực hóa bằng “sáng kiến vành đai và con đường” (nhất đới nhất lộ) hay “con đường tơ lụa mới” để tăng cường kết nối trong khu vực. Trên đất liền, ”vành đai” xây dựng cơ sở hạ tầng đường vận tải và các hành lang công nghiệp mới, kết nối trung quốc với trung á, sang tận châu âu và trung đông. Trên biển, ”con đường tơ lụa” thiết lập hải cảng và tuyến mậu dịch mới xuyên qua biển đông và ấn độ dương. Sáng kiến này được hỗ trợ bằng nguồn lực tài chính hùng mạnh từ các ngân hàng chính sách nội địa và thông qua các định chế tài chính quốc tế mới do trung quốc đứng sau, ví dụ như ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu á (aiib).

Tác giả với lối kể hấp dẫn, thu thập dữ liệu nghiên cứu một cách chuyên nghiệp để tập hợp nên cuốn sách này. Ông cũng đi gặp gỡ các chính khách, chuyên gia nghiên cứu của các nước campuchia, việt nam, ấn độ, sri lanka, trung quốc để có thêm những dữ liệu ít được trao đổi công khai trên truyền thông. Vì thế giấc mộng châu á vừa có dáng dấp của một tập tư liệu đầy đặn, vừa có sự hấp dẫn của những phân tích chuyên sâu, thẳng thắn…

Môi Trường Trung Quốc

Môi Trường Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đang phát triển có dân số đông nhất thế giới, với đất đai rông lớn, điều kiện khí hậu, địa phương phức tạp. Từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX trở lại đây, nền kinh tế Trung Quốc phát triển vượt bậc nhưng bên cạnh đó, Trung Quốc phải đối mặt với những vấn đề quan trọng như môi trường, tài nguyên.

Dân số đông cùng với điều kiện tự nhiên phức tạp đã khiến cho việc bảo vệ môi trường Trung Quốc gặp phải những thử thách vô cùng to lớn. Trung Quốc rất chú trọng đến công tác xây dựng và bảo vệ môi trường, hơn thế nữa công tác bảo vệ môi trường chính thức trở thành một trong những quốc sách cơ bản của quốc gia này. Đồng thời, Trung Quốc cũng đã đưa ra một loạt cách thức để thực thi chiến lược bảo vệ môi trường, cùng chung tay với chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới, có những hành động ngăn chặn không để môi trường tiếp tục bị ô nhiễm, bảo vệ trái đất của chúng ta.

Giải quyết được vấn đề môi trường của Trung Quốc, vừa phù hợp với mục tiêu phát triển của riêng quốc gia này, vừa phù hợp với lợi ích chung của nhân loại. Trung Quốc thông qua một loạt những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và có những biện pháp tích cực để thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, nên đã đạt được hiệu quả rõ rệt.

Địa Lý Trung Quốc

Địa Lý Trung Quốc

Tìm hiểu Trung Quốc, không thể không bắt đầu từ việc tìm hiểu địa lý Trung Quốc.

Quyển sách nhỏ này sẽ giới thiệu để các độc giả nước ngoài mong muốn tìm hiểu về Trung Quốc nắm vững được kiến thức địa lý cơ bản của Trung Quốc nói chung cũng như những đặc điểm địa lý của từng khu vực nói riêng.

Sau khi đọc cuốn sách nhỏ này, bạn sẽ có một nhận thức toàn diện và mới mẻ đối với đất nước Trung Quốc – đất nước ở “phương Đông xa xôi”.

CEO Ở Trung Quốc – Tiếng Nói Từ Kinh Nghiệm Thực Tiễn Của 20 Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Quốc Tế

CEO Ở Trung Quốc – Tiếng Nói Từ Kinh Nghiệm Thực Tiễn Của 20 Nhà Lãnh Đạo Doanh Nghiệp Quốc Tế

Cuốn sách tập hợp những lời khuyên thiết thực của 20 CEO hàng đầu tại Trung Quốc. Họ là những người đã đang từng có những năm tháng xông pha ngay ở các tuyến đầu của thị trường Trung Quốc. Với từng chương của cuốn sách sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi: Làm thế nào để quản lý nhân viên Trung Quốc? Làm việc với đối tác kinh doanh Trung Quốc? Chinh phục người tiêu dùng Trung Quốc? Thương lượng với các cấp chính quyền Trung Quốc?… trước khi muốn thâm nhập và thị trường Trung Quốc.

Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc đã được các công ty đa quốc gia đặc biệt quan tâm. Đối với các công ty trên toàn thế giới, Trung Quốc ngày càng được xem là một thành tố quan yếu trong chiến lược toàn cầu của họ. Trung Quốc hiện nay đã chiễm chệ ở vị trí thứ nhất trong danh sách những điểm đến có lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của thế giới, thu hút gần 50 tỷ đôla Mỹ trong năm 2002 và lần đầu tiên trong lịch sử đã qua mặt cả Hoa Kỳ. Đến năm 2007, đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm vào Trung Quốc ước đạt gần 65 tỷ đôla Mỹ. Lượng đầu tư đổ từ ngoài vào đã làm tăng tốc những bước tiến đến cơ chế thị trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ doanh nghiệp sở hữu nhà nước thành công ty tư nhân và khuyến khích nước ngoài vào tham gia qua hình thức liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Lãnh đạo các doanh nghiệp khắp phương Tây đã biết rằng về tiềm năng Trung Quốc hiện nay là môi trường đầu tư hấp dẫn nhất, do quốc gia này hội tụ những yếu tố béo bở khó làm ngơ là tốc độ tăng trưởng GDP đầy khỏe khoắn cùng với những ngành nghề mới mở, và sự giàu lên nhanh chống của người tiêu dùng..

Cẩm Nang Du Lịch Trung Quốc

Cẩm Nang Du Lịch Trung Quốc

Cuốn cẩm nang này sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời nhất trong chuyến du lịch Trung Quốc với hàng loạt những thông tin thiết thực và gợi ý hữu ích từ các chuyên gia.

Phần Giới thiệu đất nước Trung Quốc phác họa cho bạn một cái nhìn tổng thể về Trung Quốc trong bối cảnh văn hóa và lịch sử tương ứng.

Tiếp theo là bảy phần giới thiệu bảy vùng địa lí của Trung Quốc, mỗi phần được chia thành nhiều chương, mỗi chương bao gồm từ một đến ba tỉnh thành.

Trong mỗi phần đều có miêu tả cụ thể những địa điểm du lịch quan trọng kèm theo bản đồ, hình ảnh và tranh minh họa. Hướng dẫn về nhà hàng và khách sạn nằm ở phần Hành trang du khách. Phần Những điều cần biết cung cấp những thông tin thiết thực về mọi vấn đề từ giao thông cho đến an toàn cá nhân.

Ẩm Thực Trung Quốc

Ẩm Thực Trung Quốc

Trung Quốc có câu ngạn ngữ “Dân dĩ thực vi tiên” (người dân xem miếng ăn là quan trọng hàng đầu), câu ngạn ngữ này được lưu truyền rộng rãi, đủ cho thấy ẩm thực chiếm, vị trí quan trọng trong cuộc sống của người Trung Quốc. Ăn, không chỉ là để no bụng, mà có cái để ăn, ăn được, biết ăn, được người Trung Quốc xem là “có phước”.

Những người đời sau tôn thờ văn hóa ẩm thực thường hay trích dẫn câu nói của đức Khổng Tử: “Ẩm thực nam nữ, nhân chi đại dục tồn yên”. (Ăn, uống, tình cảm nam nữ là những ham muốn lớn để sinh tồn của loài người) để làm dẫn chứng cho thái độ tích cực hưởng thụ cuộc sống. Trên thế giới dường như không có một quốc gia nào như Trung Quốc có nhiều món ngon lạ như thế này, cũng không có dân tộc nào xem ăn được là điều phước.

Người Trung Quốc không chỉ mở rộng chủng loại món ăn, phát triển thêm các khẩu vị món ăn địa phương trên bờ cõi bao la của mình, không những xem văn hóa ẩm thực là một nghệ thuật của cuộc sống, mà còn đem văn hóa ẩm thực quảng bá sang các nước trên thế giới. Hiện nay, ở rất nhiều thành phố trên thế giới đều có thể thưởng thức được hương vị món ăn Trung Quốc.

Mối Thách Thức Trung Quốc

Mối Thách Thức Trung Quốc

Hai thế kỷ trước, Napoléon Bonaparte từng cảnh báo rằng: «Hãy để Trung Quốc ngủ yên, vì khi thức dậy, nó sẽ làm rung chuyển thế giới. Lời cảnh báo này có lẽ đến nay đã thành hiện thực.

Việc Trung Quốc giành lại vị thế cường quốc có lẽ là thách thức quan trọng nhất của ngoại giao Mỹ trong thế kỷ XXI. Từ đó mà nhiều nhà nghiên cứu chính trị, kinh tế hàng đầu nước Mỹ đã đưa ra những tranh biện trái ngược nhau. Đại diện chủ kiến thứ nhất cho rằng mối thách thức là có, nhưng không đáng ngại vì Trung Quốc không thể vượt Mỹ trong thời gian ngắn. Đại diện chủ kiến thứ hai lại cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối bất ổn to lớn, khả năng Trung Quốc vượt Mỹ sắp xảy ra nếu không có những ứng phó kịp thời. Và Mối thách thức Trung Quốc của Thomas J. Christensen ủng hộ chủ kiến thứ nhất.

Christensen là một trong những chuyên gia về Trung Quốc hàng đầu thế giới, một nhà ngoại giao, nhà hoạch định chính sách cấp cao giàu kinh nghiệm, và một nhà lý luận quan hệ quốc tế xuất sắc. Ông từng đảm nhận chức Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, phụ trách khu vực Châu Á và Thái Bình Dương. Ông cũng là giáo sư của nhiều trường ĐH danh tiếng tại Mỹ như Cornell, MIT.

Đi từ các cuộc tranh luận ở Trung Quốc và Mỹ, phần I của cuốn sách sẽ đánh giá sức mạnh của Trung Quốc từ nhiều góc độ khác nhau.

  • Chương 1 mô tả chiều rộng và chiều sâu trong sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc kể từ năm 1978, thông qua tất cả các khía cạnh sức mạnh quốc gia, gồm kinh tế, chính trị và quân sự.
  • Chương 2 thảo luận về lý do tại sao chính trị quốc tế trong thế kỷ XXI lại khác biệt đáng kể so với thế kỷ XIX và XX, và tại sao điều này lại làm giảm khả năng Trung Quốc sẽ sẵn sàng và có đủ sức đẩy Mỹ ra khỏi khu vực châu Á.
  • Chương 3 phản bác thái độ bi quan quá mức của chủ kiến thứ hai; thảo luận về cơ sở giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị thế ưu việt lâu dài so với Trung Quốc, bao gồm các yếu tố kinh tế, quân sự và chính trị.
  • Chương 4 khám phá những thách thức mà các khả năng mới trỗi dậy của Trung Quốc thực sự đặt ra cho Mỹ và các nước đồng minh.
  • Và chương 5 thảo luận về những thách thức an ninh, kinh tế và môi trường mà Mỹ và các nước khác đang phải đối mặt, đòi hỏi sự hợp tác chưa từng có giữa các cường quốc.
  • Phần II sẽ thảo luận về mức độ Mỹ đạt được khi giải quyết những thách thức của ngoại giao cưỡng chế và quản trị toàn cầu do sự trỗi dậy của Trung Quốc gây nên trong những thập niên hậu Chiến tranh Lạnh. Các chương từ 6 đến 8 trình bày về những thành công ngoại giao và những bước đi sai lầm của các chính quyền Clinton, George W. Bush và Obama. Cuốn sách sẽ kết thúc với một vài suy tưởng về tương lai dựa trên các bài học kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Với Tập Cận Bình trên cương vị Chủ tịch nước trong vài năm tới, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục nâng cao vị thế quan trọng của mình trong khu vực và trên toàn cầu. Bằng cách tránh đưa ra những lời tiên đoán về các xung đột, hoặc lạc quan thái quá về hiệu quả ổn định trong vai trò lãnh đạo của Mỹ, Mỹ cùng các đồng minh và đối tác của mình có thể giải quyết tốt hơn những thách thức thực sự được đặt ra bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc – vừa quản lý các mối quan hệ an ninh khu vực ở Đông Á, vừa khuyến khích Trung Quốc tham gia tích cực vào quản trị toàn cầu cùng với các cường quốc khác.

Mối thách thức Trung Quốc là tác phẩm phải đọc đối với bất kỳ ai quan tâm đến Trung Quốc, đến chính sách đối ngoại Mỹ, hay đến các vấn đề toàn cầu nói chung. Liệu rằng một cường quốc mới nổi và một cường quốc đã tồn tại từ lâu có thể hợp tác vì những mục tiêu cùng có lợi?

Giấc mộng Trung Hoa và Giấc mơ Mỹ sẽ tạo ra cuộc cạnh tranh quyền lực truyền thống khốc liệt hay thiết lập mối quan hệ mới giữa các cường quốc hướng tới thịnh vượng và hòa bình? Cuốn sách của Christensen sẽ trả lời câu hỏi này bằng những phân tích có chuyên môn, thấu đáo và rõ ràng, qua lăng kính những bước tiến gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button