14 sách hay về tâm lý trẻ em nên đọc
14 sách hay về tâm lý trẻ em. Khuyên đọc quyển Tính Khí Của Trẻ, Đọc Vị Tâm Trí Trẻ và Thấu Hiểu Tâm Lí Trẻ Để Yêu Con Đúng Cách.
Tuần Khủng Hoảng
Cuốn sách này là một ô cửa sổ hữu dụng và thú vị để nhìn vào 18 tháng đầu tiên của trẻ.
Nhận định
“Van de Rijt và Pooij đã quan sát và phát hiện ra những khoảng thời gian dễ bị tổn thương trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh, giống như tôi đã hoàn toàn độc lập tìm ra trong cuốn sách của mình, cuốn Điểm tiếp xúc.”
(Touchpoints, NXB Perseus)
Những quan sát và gợi ý thiết thực của hai tác giả thực sự rất tuyệt vời.”
(T. Berry Brazelton, Bác sĩ, Giáo sư danh dự, trường Đại học Y Harvard)
“Bất cứ người nào đang phải ‘vật lộn’ với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ đều muốn đọc cuốn Tuần khủng hoảng này. Cuốn sách này sẽ “mở mắt” cho các bậc cha mẹ, giúp họ biết được những khía cạnh liên quan tới sự tăng trưởng, phát triển, sự thay đổi hành vi và phản ứng tình cảm của con cái mà họ có thể không để ý hoặc thấy khó chịu và khó hiểu”.
(Catherine Snow, Tiến sỹ, Giáo sư trường Shattuck, Trường Nghiên cứu sinh giáo dục Harvard)
“Tác phẩm của van de Rijt và Pooij về sự phát triển của trẻ sơ sinh có giá trị sử dụng và tính ứng dụng khoa học to lớn. Họ không chỉ giải thích những giai đoạn khó khăn, hành vi khó hiểu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng của trẻ sơ sinh, mà còn cho biết những hành vi đó đánh dấu bước phát triển vượt bậc của trẻ và miêu tả các giai đoạn trong quá trình tìm hiểu trẻ. Cuốn sách này không chỉ giúp các bậc cha mẹ mà cả các chuyên gia cũng có được hiểu biết sâu sắc về sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Quan trọng hơn, van de Rijt và Plooij đã miêu tả cách chơi và giao tiếp hiệu quả nhất với trẻ ở những độ tuổi khác nhau, từ đó giúp cha mẹ hiểu được và có sự gắn kết tinh tế với con cái. Sự gắn kết cha mẹ – con cái này chính là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển an toàn và phù hợp. Tuần khủng hoảng là cuốn sách nhất thiết phải đọc cho những người đang làm việc với trẻ sơ sinh như bác sĩ khoa nhi, nhân viên xã hội, nhà tâm lý học và tất nhiên là cả cha mẹ nữa”.
(John Richer, Tiến sĩ, Cố vấn tâm lý, Trưởng phòng Tâm lý nhi, Khoa Nhi, Bệnh viện John Radcliffe, Oxford, Anh)
Tính Khí Của Trẻ
Cuốn sách tập trung vào các bạn tính khí mạnh, nhưng không có nghĩa là cha mẹ của trẻ thuộc nhóm tính khí dễ chịu hơn không được lợi gì từ cuốn sách, bởi vì có rất nhiều bé khi làm bài trắc nghiệm về tính khí, thì tổng điểm các nét tính khí cộng lại thì thuộc nhóm tính khí dễ chịu hoặc trung hòa, tuy nhiên nếu xét riêng từng nét tính khí thì vẫn có một số nét có thể khiến cha mẹ gặp khó khăn khi ứng phó. Ví dụ một em bé trung hòa nhưng chậm thích nghi, thì khi gặp phải những tình huống bất ngờ cũng có thể sẽ có phản ứng mạnh, và nếu cha mẹ không hiểu em thì cũng có thể sẽ không tìm ra cách tiếp cận hợp lý và ngăn chặn những cơn ăn vạ xảy ra.
Cuốn sách viết rất chi tiết về từng nét tính khí một và đưa ra các giải pháp để “trị” từng nét tính khí đó, nên mình nghĩ rằng nếu con bạn không phải là một em bé tính khí mạnh nhưng có một trong những nét sau:
- 1. Cường độ cảm xúc mạnh.
- 2. Nhạy cảm.
- 3. Chậm thích nghi.
- 4. Hay xao lãng.
- 5. Kiên định (Bướng bỉnh).
- 6. Thiếu quy củ.
- 7. Năng lượng cao.
- 8. Phản ứng đầu tiên tiêu cực.
- 9. Tâm trạng “tiêu cực”.
Tâm Lí Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Nội dung gồm có:
Phần một. Những vấn đề chung của tâm lí học trẻ em
Chương I. Nhập môn tâm lí học trẻ em
– Đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa, mối liên hệ
– Phương pháp của tâm lí học trẻ em
Chương II. Lịch sử phát triển tâm lí của trẻ em
– Sự nãy sinh và phát triển ban đầu
– Dòng phái nguồn gốc sinh học và nguồn gốc xã hội phát triển
– Sự phát triển của tâm lý học trẻ em
– Tâm lý học trẻ em ở các nước phương Tây
– Tâm lý học trẻ em ở Việt Nam
Chương III. Quy luật phát triển tâm lí của trẻ em
– sự phát triển tâm lý của trẻ em
– Những quy luật phát triển tâm lý của trẻ em
– Phân định thời kỳ phát triển theo lứa tuổi
Phần hai. Các trình độ và đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ em lứa tuổi mầm non
Chương IV. Đặc điểm phát triển
– Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh
– Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi
Chương V. Các dạng hoạt động của trẻ mẩu giáo
Chương VI. Các dạng hoạt động của trẻ mẫu giáo
Chương VII. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo bé
Chương VIII. Điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ
Chương IX. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo lớn
Đọc Vị Tâm Trí Trẻ – Phương Pháp Nuôi Dạy Trẻ Phát Triển Trí Não Toàn Diện
Tất cả chúng ta ắt hẳn đã đều đã từng trải qua những ngày tháng đó, đúng không nào? Những cơn mất ngủ triền mien, khắp nơi bùn bắn tung tóe, bơ đậu phộng dính đầy trên áo khoác, những “cuộc chiến” mang tên Bài tập về nhà, đất sáp nặn dính đầy trên bàn phím máy vi tính, hay những nỗ lực hết sức để không phải thốt lên “Con bé lại bắt đầu rồi đấy”. Và mỗi khi đối mặt với tình huống này, bạn chỉ mong muốn thời gian trôi thật nhanh để đến giờ được ngả lưng đi ngủ. Nói cách khác, điều bạn mong muốn duy nhất dường như chỉ là sống sót.
Tuy nhiên đối với con cái, chúng ta mong muốn có thể hy sinh cho con nhiều hơn là cảm giác chỉ muốn sống sót ấy. Tất nhiên bạn mong muốn vượt qua những giây phút tức giận hay chỉ có nước muốn độn thổ khó khăn ấy. Nhưng dù bạn là một người cha, người mẹ hay một người chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ, mục tiêu cuối cùng của bạn chính là nuôi dưỡng những đứa trẻ theo cách có thể giúp chúng khôn lớn và trưởng thành. Bạn muốn chúng gây dựng được những mối quan hệ giàu ý nghĩa, biết quan tâm, chăm sóc và giàu lòng nhân ái, cảm thông; chúng có thể học hành tốt ở trường, làm việc chăm chỉ và sau đó là sống có trách nhiệm, xây dựng được cảm nhận tốt về con người bản thân.
Cuốn sách Đọc Vị Tâm Trí Trẻ – Phương Pháp Nuôi Dạy Trẻ Phát Triển Trí Não Toàn Diện sẽ đem đến cho bạn 12 chiến lược mang tính cách mạng để giúp các bậc phụ huynh nuôi dưỡng trí não phát triển của con trẻ; vượt qua được những chướng ngại vật trên bước đường làm cha mẹ một cách thành công và xây dựng một gia đình lớn mạnh.
Thấu Hiểu Tâm Lí Trẻ Để Yêu Con Đúng Cách
Ai cũng biết khi mới sinh ra, mọi đứa trẻ đều là những trang giấy trắng. Khi chúng lớn lên, trên trang giấy đã được vẽ lên những kí hiệu khác nhau. Có trang là chính trực, lạc quan, kiên trì, nhưng cũng có trang là ích kỉ, cô độc, khép kín. Mỗi đứa trẻ sau một khoảng thời gian sống trong một môi trường nào đó sẽ có tâm lí và tính cách tương ứng. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sự trưởng thành của trẻ.
Bên cạnh đó, trước tuổi 13 là giai đoạn rất quan trọng, mang tính quyết định đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ sau này. Cha mẹ cần đối xử với con như thế nào? Làm thế nào để con nghe lời mà vẫn giữ được sự liên kết thân tình giữa cha mẹ và con cái? Nhận biết được sự quan trọng trong giai đoạn phát triển này đối với trẻ, tác giả đã đặt hết những kiến thức và kinh nghiệm sống của bản thân nhằm tạo ra một quyển tài liệu hữu ích cho cha mẹ.
Một người cha, người mẹ thông thái là người có thể thấu hiểu con để con hiểu được tình cảm đằng sau những mong muốn người lớn đặt ra, giúp con hình thành những cảm xúc tích cực sâu trong tâm trí và nuôi dưỡng lòng tự trọng của mình.
Nhưng, bạn đã làm được điều gì cho con?
Đó là câu hỏi đáng suy ngẫm. Nếu như bạn cảm thấy mình vẫn chưa thật sự thấu hiểu con, hãy đọc quyển sách này để có thêm góc nhìn và kinh nghiệm để có thể chăm sóc con của mình một cách hoàn hảo nhất.
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Vấn đề tạo mọi điều kiện cho trẻ phát triển tốt là mối quan tâm hàng đầu của người lớn. Sự phát triển của trẻ bao gồm nhiều mặt, có thể quy về hai mặt chính: phát triển về sinh lí và tâm lí. Bản thân hai mặt này lại có liên quan rất chặt chẽ với nhau và có quan hệ mật thiết với môi trường sống của trẻ.
Trong quá trình phát triển, trẻ em có thể có những phát triển không bình thường hoặc có rối loạn, nói cách khác là có bệnh, cả về thực thể lẫn tâm lí. Chăm sóc trẻ không thể chỉ về mặt thực thể mà còn cần phải chăm sóc cả về mặt tâm lí. Phát hiện sớm những bệnh chứng tâm lý của trẻ để có những can thiệp kịp thời là rất cần thiết, có lợi cho sự phát triển.
Tuổi mầm non là giai đoạn phát triển đầu tiên và rất quan trọng của trẻ em. Những bất thường, rối loạn về tâm lí có thể xuất hiện ngay từ thời kì này. Ở Việt Nam, thực tế chữa trị tâm bệnh lí cho trẻ tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lí và Tâm bệnh lí trẻ em Nguyễn Khắc Viện (Trung tâm N-T) cho thấy số trẻ từ 6 tuổi trở xuống được cha mẹ và gia đình đưa đến khám chiếm phần nhiều.
Do những đặc trưng về phát triển của lứa tuổi, những rối loạn tâm lí có thể được biểu hiện theo cách riêng, làm người lớn dễ không nhận thấy. Nhận biết để có thể can thiệp sớm những rối loạn tâm lí cho trẻ có thể giúp trẻ lấy lại sự phát triển bình thường.
Tâm bệnh là một lĩnh vực rất phức tạp, có nhiều nghiên cứu và cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Cuốn sách này giới thiệu về tâm bệnh trẻ em lứa tuổi mầm non (0 – 6 tuổi) cho sinh viên sư phạm, những nhà giáo dục tương lai. Những nội dung được trình bày chủ yếu nhằm mục đích giúp cho các giáo viên, các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ nhận biết những rối loạn phát triển tâm lí của trẻ để có thể phát hiện chúng và có những ứng xử thích hợp để phòng ngừa và chữa trị.
Bách Khoa Tâm Lý Trẻ Từ 0 – 2 Tuổi
Khi mang thai đứa con đầu lòng, chắc cũng có nhiều bà mẹ suy nghĩ rằng chỉ cần sinh con ra là lại có thể tự do bay nhảy như trước. Và sự thật vỡ òa rằng lần đầu tiên làm mẹ, đã gặp rất nhiều khó khăn. Không còn cách nào khác, và hãy xem đây là cơ hội để giúp chúng ta trưởng thành hơn. Và cuộc chiến học tập của một người mẹ bắt đầu.
Các câu hỏi thường gặp nhất mà các bà mẹ hay hỏi nhất khi chăm sóc đứa con yêu đầu lòng đó là:
– Làm thế nào khi con khóc nhiều?
– Mẹ có nên ở nhà hoàn toàn cho đến khi con được 2 tuổi không?
– Con chậm chạp và chưa thể tự bước đi, điều này có liên quan tới quá trình phát triển về mặt tinh thần của con không?
– Thai giáo như thế nào là tốt nhất cho thai nhi?
– Phải làm sao khi con thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm và khóc?
– Làm gì khi con không biết lạ và ai cũng bế được?
– Có nên cho con ngủ riêng?
– Làm thế nào khi bố mẹ chồng can thiệp quá nhiều tới con?
– Cách kiểm soát căng thẳng hiệu quả dành cho những bà mẹ vừa đi làm, vừa chăm sóc con là gì?
– …….
Giữa những kiến thức ở thời đại kĩ thuật số như hiện nay, cha mẹ khó mà phân định rõ kiến thức nào là chính xác. Và kiến thức đến từ chuyên gia là một trong cách tốt nhất để học hỏi..
Bách Khoa Tâm Lý Trẻ Từ 5 – 6 Tuổi
Mỗi độ tuổi tương ứng với những hành trình khó khăn khác nhau. Nhưng giai đoạn khó khăn nhất để có thể phát triển toàn diện một đứa trẻ đó là giai đoạn từ 0 – 6 tuổi.
Hai cuốn sách trước là những vấn đề tâm lý và những điều lưu ý của ba mẹ khi con ở giai đoạn từ 0 – 2 tuổi và từ 3 – 4 tuổi. Và giai đoạn vàng cuối cùng cho sự phát triển toàn diện của con là từ 5 – 6 tuổi. Ở giai đoạn này, ba mẹ sẽ gặp các vấn đề tâm lý của con bao gồm:
- Con không muốn đi nhà trẻ.
- Trẻ thiếu khả năng tập trung.
- Khi nào nên bắt đầu giáo dục giới tính và giáo dục thế nào?
- Đối với con, việc đọc sách cực kỳ nhàm chán.
- Cơn ăn vạ và hờn dỗi của con ngày càng nghiêm trọng.
- Trẻ 5 tuổi vẫn chưa biết viết là có vấn đề về rối loạn học tập.
- Bé trai đòi mua đồ bé gái.
- Con không chịu rời màn hình máy tính.
- Có nên thưởng khi con làm việc nhà?
- Con liên tục cãi lại mẹ.
- Con không có khả năng phát biểu.
- Chuẩn bị gì trước khi con vào cấp Một?
- ……
5 Ngôn Ngữ Yêu Thương Dành Cho Trẻ Em
Cuốn sách là cẩm nang hữu ích và cần thiết để các bậc cha mẹ xây dựng mối quan hệ gần gũi, thấu hiểu và yêu thương đối với con cái lứa tuổi vị thành niên. Hiện nay, việc giáo dục trẻ ở lứa tuổi này rắc rối và phức tạp khiến các bậc phụ huynh cảm thấy gặp khó khăn và dường như không hiểu con mình; nhưng chính lúc này đây vai trò của họ lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các nghiên cứu về trẻ vị thành niên đều cho thấy các bậc cha mẹ chính là người có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời trẻ. Chỉ khi họ từ chối vai trò đó thì trẻ mới tìm kiếm chúng ở bạn bè đồng lứa hay ở những người trưởng thành khác.
Hầu hết các sai lầm của trẻ đều bắt nguồn từ việc trẻ cảm thấy thiếu thốn tình yêu thương. Tuy nhiên, vấn đề không phải là các bậc cha mẹ không yêu thương con em họ, mà chính là việc trẻ không cảm nhận được tình yêu đó. Cuốn sách này được xuất bản với hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách đáp ứng nhu cầu tình cảm của con em mình thông qua những hướng dẫn thực tế, sinh động. Nếu hiểu được ngôn ngữ yêu thương của trẻ và sử dụng nó một cách thường xuyên, bạn sẽ giúp trẻ nhận ra được tình cảm và sự quan tâm chân thành của mình.
Nội dung cuốn sách tập trung vào nền tảng cơ bản nhất của mối quan hệ thương yêu giữa cha mẹ và trẻ vị thành niên. Ngoài những nội dung bàn về tầm quan trọng của tình yêu thương trong sự phát triển về cảm xúc, trí tuệ, xã hội và tinh thần của trẻ, chúng ta sẽ khám phá năm ngôn ngữ yêu thương của trẻ và cách đong đầy “khoang tình cảm” của trẻ một cách hiệu quả nhất.
Không Ai Hiểu Con Bằng Mẹ
Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới từ năm 1948, sức khỏe không phải là không có bệnh tật mà phải là tình trạng thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội. Kể từ khi ngành tâm lý học phát triển đến nay, các chuyên gia đều nhấn mạnh đến sự phát triển của con người từ lúc thụ tinh, trong lòng mẹ và hai năm đầu đời. Bởi, sự phát triển con người không chỉ về mặt trí tuệ mà còn về các lĩnh vực như vận động, cảm xúc, hành vi, dục năng, ngôn ngữ… mới có thể xem là sự phát triển toàn diện. Và, những gì xảy ra trong giai đoạn những năm đầu đời gần như quyết định tất cả các yếu tố trên.
Nhận thức được vai trò quan trọng của “giai đoạn vàng” trong việc phát triển trẻ nhỏ, nhiều phụ huynh đã rất cố gắng trong việc giao tiếp để có thể giúp con đạt đến sự phát triển toàn diện. Đáng tiếc, đời sống hiện đại, cơm áo gạo tiền dường như luôn là gánh nặng, cũng có không ít phụ huynh không đủ kiên nhẫn cùng con đi qua những xáo động trong thời kỳ hình thành tính cách. Những rối loạn phát triển ở trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn phát triển lan tỏa (tự kỷ), chậm phát triển tâm thần, rối loạn học tập, cảm xúc , hành vi… ngày một nhiều. Lượng bệnh nhi đến các phòng khám tâm lý ngày một tăng. “Ngoài những trường hợp quá đặc biệt, chúng ta hoàn toàn có thể tránh cho con vướng vào những rối loạn phát triển”, bà sĩ Phạm Ngọc Thanh, chuyên viên tâm lý lâm sàng nhi, Bệnh viện Nhi Đồng 1, chủ biên bộ sách Giải Đáp Mọi Thắc Mắc Tâm Lý Trẻ chia sẻ.
Đây là công trình xây dựng khá công phu, do chính tập thể các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm của Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM thực hiện. Tập hợp những kiến thức chính thống cùng nhưng trải nghiệm trong việc tiếp xúc với bệnh nhi, nội dung của bộ sách hai tập, bao gồm: Không Ai Hiểu Con Bằng Mẹ và Để Con Được Lớn Khôn, cực kỳ hữu ích. Sách đem đến cho các bậc phụ huynh những kiến thức về cách phòng ngừa, giải quyết một số vấn đề tâm lý ở con mình, nhằm giúp trẻ phát triển tối ưu về nhận thức, cảm xúc, hành vi, xã hội…
Ở Không Ai Hiểu Con Bằng Mẹ, các bậc cha mẹ sẽ được cung cấp những kiến thức cần thiết về tâm lý trẻ nhỏ, về những việc mà người lớn có thể làm để gây dựng nền tảng tâm lý vững chắc cho trẻ ngay từ đầu thai kỳ và những năm tháng đầu đời. Đây là điều rất quan trọng vì đó là những khởi đầu cần thiết để trẻ có đời sống tâm lý khỏe mạnh, là tiền đề cho sự phát triển tâm lý ổn định và hạnh phúc khi lớn lên.
Khác với những kiến thức nền tảng ở tập đầu, Để Con Được Lớn Khôn tập trung vào các vấn đề cụ thể khi trẻ gặp khó khăn về tâm lý như: tự kỷ, tăng động, giảm tập trung ADHD; các vấn đề về stress… Những chuyên gia tâm lý tham gia thực hiện bộ sách này xác định rõ, đây sẽ là những nội dung mang đến cho phụ huynh cách thức để có thể giúp trẻ giải quyết các vấn đề về tâm lý. Đó chính là lý do sách trình bày rất chi tiết, từ các biểu hiện nhỏ nhặt nhất để người đọc có thể nắm bắt kịp thời những tín hiệu bất thường từ con trẻ cũng như cách giải quyết vấn đề.
Không có cha mẹ xấu, chỉ có những phụ huynh chưa biết cách để giúp con mình phát triển tốt nhất. Khi dành thời gian thực hiện Bộ sách Giải Đáp Mọi Thắc Mắc Tâm Lý Trẻ, những chuyên gia tâm lý bệnh viện Nhi Đồng 1 cũng chỉ hy vọng, công trình có thể đưa người lớn được vào thế giới của trẻ thơ một cách dễ dàng hơn. Như lời bác sĩ Phạm Ngọc Thanh, trẻ con như một cái cây non, xanh tươi và hướng thiện. Để tránh cho con những phát triển lệch lạc, phụ thuộc rất nhiều vào cách mà cha mẹ thấu hiểu, xử lý các vấn đề về tâm lý. Đồng thời, là cách giáo dục, định hướng tính cách, nhân cách cho con từ thủa nhỏ.
1001 Vấn Đề Nuôi Dạy Con – Phát Triển Tâm Lý Lành Mạnh Cho Con
Để biết con có đang gặp vấn đề tâm lý hay không, các bậc cha mẹ cần phân biệt những hành vi bình thường và bất thường, tùy thuộc vào lứa tuổi của con.
- Tại sao con có những cơn khóc lặng?
- Tại sao con cắn móng tay suốt ngày?
- Con rụt rè nhút nhát thì làm sao để khắc phục?
- Làm sao biết con có tự kỷ hay không?
- Tuổi dậy thì tâm lý có gì khác biệt?
Và còn rất nhiều các vấn đề hành vi tâm lý phức tạp khác nữa đều được giải đáp trong cuốn sách này. PHÁT TRIỂN TÂM LÝ LÀNH MẠNH CHO CON sẽ giúp cha mẹ nắm rõ từng giai đoạn phát triển hành vi tâm lý của con ở mỗi độ tuổi để có cách ứng xử và giải quyết hợp tình hợp lý nhất.
Bạn Thật Ra Không Hiểu Tâm Lý Con Trẻ
Trong thời đại bùng nổ thông tin, con trẻ ngày càng già dặn. Sự thay đổi này làm cha mẹ trở tay không kịp, tuổi thơ của con không giống như tuổi thơ của họ. Nhiều bậc cha mẹ không kịp chuẩn bị, nên lo lắng. Trẻ đưa ra những câu hỏi thẳng tuột đến không ngờ khiến cha mẹ bối rối. Có nhiều trường hợp, cha mẹ không hiểu con mình cần gì, muốn gì, cảm thấy khó khăn trong việc dạy dỗ con cái. Gặp phải tình huống này, rất nhiều người thích lấp liếm bằng từ: “khoảng cách thế hệ”. Nhưng đó chỉ là cách miêu tả hiện tượng, không phải là cách giải quyết vấn đề mà còn bị cho là thiếu trách nhiệm.
Trên thực tế, chính vì cha mẹ “thiếu hiểu biết” nên mới có khoảng cách thế hệ. Nếu họ nắm bắt được chút ít về tâm lý học nhi đồng, thì có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề. “Bạn thật ra không hiểu tâm lý con trẻ” nêu rõ những nguyên tắc tâm lý học căn bản để cha mẹ hiểu được con cái hầu uốn nắn, hướng dẫn hiệu quả trong suốt quá trình trưởng thành của chúng.
Cuốn sách Bạn thật ra không hiểu tâm lý con trẻ sẽ giúp bạn hiểu con trẻ của mình một cách tốt nhất.
Cú Sốc Dưỡng Dục
Cuốn sách này sẽ mang tới cho bạn một cú sốc, những nghiên cứu khoa học mới thú vị về trẻ em sẽ chỉ ra cho bạn thấy bao nhiêu trong số các giả thuyết nền tảng của chúng ta về lũ trẻ là không thể tin cậy được. Những quan điểm sai lầm về trẻ em đó đã bóp méo thói quen nuôi dạy trẻ, các chương trình học và chính sách xã hội. Chúng ảnh hưởng tới cách chúng ta nghĩ về về trẻ em, từ đó ảnh hưởng tới cách chúng ta hiểu hành vi của trẻ và giao tiếp với giới trẻ.
Mục đích của cuốn sách này không phải là gieo rắc sự hoang mang, mà là để hướng chúng ta suy nghĩ khác đi – sâu sắc và rõ ràng hơn – về trẻ em. Những thay đổi nhỏ trong suy nghĩ của chúng ta ngày nay có thể thay đổi tính cách của cả xã hội trong tương lai thông qua từng công dân.
Khi viết cuốn sách này, hai tác giả Po Bronson và Ashley Merryman không chỉ tập trung vào năng lực trí tuệ đặc biệt của trẻ mà cái họ quan tâm hàng đầu là hình ảnh toàn diện hơn ở trẻ em, gồm cả sự phát triển về phẩm chất đạo đức, thái độ với bạn bè, khả năng tự kiểm soát và sự trung thực.
Từ lâu nay, mọi người vẫn coi trẻ em chịu ảnh hưởng từ mất ngủ cũng như người lớn: mệt mỏi nhưng có thể kiểm soát được. Nhưng khi các nhà khoa học quyết định kiểm tra lại thì tầm quan trọng của các tác động hủy hoại với trẻ em tăng lên theo cấp số mũ. Cũng theo cách đó, chúng ta vẫn cho rằng việc đo đếm chỉ số thông minh cho thấy kết quả ổn định với người lớn, cho nên cũng ổn định ở trẻ em. Nhưng không phải vậy, ở trẻ em, những con số này có thể bình ổn hoặc tăng vọt. Ngụy biện về sự Đồng Tác động cũng giúp giải thích tại sao khen trẻ bị phản tác dụng. Nếu như việc tán dương có thể đem đến nhiều tác động tích cực với người lớn trong công việc thì nó lại có thể hủy hoại động lực bên trong của trẻ…
Đúng như tên gọi, Cú sốc dưỡng dục thực sự mở ra cho chúng ta những cái nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn về trẻ em. Nếu như bạn đã đọc và áp dụng bao nhiêu phương pháp giáo dục trẻ em mà vẫn không thôi bối rối về việc tại sao mình vẫn chưa thành công, có thể bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong cuốn sách này.
Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe, Nghe Sao Cho Trẻ Chịu Nói
Làm sao để:
- Xử lý những cảm xúc tiêu cực của con cái?
- Biểu đạt nỗi tức giận của mình mà không làm tổn thương bọn trẻ?
- Khuyến khích con cái hợp tác trong khi chúng cứ thích “ngậm tăm”?
- Đặt ra những giới hạn mà vẫn thể hiện thiện chí?
- Giải quyết xung đột gia đình một cách êm hòa?
Nói Sao Cho Trẻ Chịu Nghe & Nghe Sao Cho Trẻ Chịu Nói chứa đựng những phương pháp dạy trẻ thực tế và đầy tôn trọng sẽ giúp giải quyết hầu hết những khó khăn trên, các bậc phụ huynh không còn phải vật lộn với đám nhóc nhà mình nữa mà vẫn đạt được hiệu quả giáo dục hoàn hảo.
Đây là bí kíp dành cho phụ huynh cải thiện mối quan hệ với con trẻ, xây dựng cuộc sống gia đình hòa thuận và hạnh phúc.