List sách

7 sách hay về cờ vây nên đọc

7 sách hay về cờ vây. Khuyên đọc quyển Giáo Trình Cờ Vây Binh Gia Môn, Cuộc Vây, và Cờ Vây Truyền Kỳ Ngàn Năm.

Cuộc Vây – Tiểu Thuyết

Cuộc Vây – Tiểu Thuyết

Khởi đi trong thiếu sót và hoang mang, trộn lẫn chính sử và huyền sử, Tác phẩm làm sống dậy những nhân vật đã mất để kể ta nghe câu chuyện xứ Đàng Trong thời Chúa Nguyễn đầu thế kỷ XVII, bằng khuôn thước của một trò chơi cổ nhất xưa nay: cờ vây.

Cuộc Vây dẫn vào một Hội An rực đỏ của 400 năm trước, dưới mắt nhìn của một nhà hải hành Nhật Bản. Đỏ cờ xí, đỏ đèn lồng, đỏ xiêm y và đỏ của trầu cau trên những khuôn miệng xứ Đàng Trong ở buổi bình minh mở đất về Nam. Màu đỏ tạo phông nền cho một câu chuyện tình vọng lại từ một lịch sử đã từng và luôn là những cuộc vây bất tận.

– – –

“Cuộc Vây trong sự gợi nhắc về môn cờ đen trắng nối tiếp nhau tạo thành những thế cuộc đầy biến ảo, là một thông đạo dẫn về quá khứ. Từng chương từng chương ngắn nối tiếp nhau như những quân cờ giáng xuống thế trận, cứ thế mà bao cuộc đời được vẽ ra, bao bi kịch được tạo thành, những bi kịch tình yêu, thân phận”

(Huỳnh Trọng Khang)

Giáo Trình Cờ Vây Binh Gia Môn – Sơ Cấp I

Giáo Trình Cờ Vây Binh Gia Môn – Sơ Cấp I

Cờ Vây còn có tương quan liên hệ đến thiên tượng dịch lý, binh pháp chiến lược, và vấn đề trị quốc an dân. Bàn cờ Vây nhìn giống như một vũ trụ, do 360 thiên thể hợp lại mà thành. Có 19 đường dọc và 19 đường ngang trên bàn cờ, tạo nên 361 giao điểm tổng cộng. Một điểm ở trung tâm, gọi là Thiên Nguyên – tức Thái Cực, đại biểu cho trung tâm của vũ trụ. Con số 360 chính là số ngày trong một năm (âm lịch), được chia ra làm bốn góc là xuân, hạ, thu, đông. Những con cờ Đen và Trắng đại biểu cho ngày và đêm… Như vậy cả bàn cờ như là hình tượng biến hóa của Trời và Đất – Âm và Dương. Cờ Vây – trò chơi trí tuệ có sức sống mãnh liệt.

Cho tới ngày nay, dù đã hơn 4000 năm tuổi nhưng Cờ Vây không những không bị lão hóa, bị mai một mà ngày càng tràn trề sức sống. 68 quốc gia trên thế giới ở khắp các châu lục đã cùng nhau lập ra Hiệp hội Cờ Vây Quốc tế – trong đó có Việt Nam được kết nạp năm 1998 – thu hút nhiều người hâm mộ. Khác với Cờ Vua và Cờ Tướng, Cờ Vây có mục tiêu tối thượng và duy nhất là chiếm được “đất” càng nhiều càng tốt. Bắt quân cũng rất cần nhưng luôn là chuyện thứ yếu. Nếu so với cờ Tướng, Vua chỉ có 32 quân và 64 ô để hoạt động thì người chơi Cờ Vây phải có sự tính toán cực kỳ sâu xa mới có thể điều khiển 361 quân trên một diện tích rộng gấp 5 lần. Điều đó giải thích vì sao người chơi Cờ Vây phải tính trước rất nhiều nước không chỉ cho một đám quân mà cho cả chục đám quân xen kẽ rất phức tạp trên bàn cờ. Óc tưởng tượng trong Cờ Vây là rất lớn. Tinh hoa Cờ Vây không đặt trong sự thắng thua. Tuy giới hạn về luật lệ nhưng vô hạn về chiến thuật. Cờ Vây là môn thể thao trí tuệ duy nhất trên thế giới giúp người chơi kích thích bán cầu não phải – khởi nguồn của tư duy sáng tạo.

Cờ Vây thích hợp cho mọi lứa tuổi. Nghiên cứu cho thấy, trẻ em chơi Cờ Vây giúp tư duy tốt hơn, lịch sự & hiểu phép tắc hơn. Rất nhiều những đức tính tốt đẹp mà trẻ em được thấm nhuần dần dần trong quá trình chơi Cờ Vây. Ví dụ như, mỗi lần đi một nước cờ là mỗi lần đặt một câu hỏi, cần không ngừng vận dụng trí não để tính toán; học được thái độ tôn trọng đối thủ khi đối đầu trực diện và dần tiếp xúc với các chuẩn mực của kỳ đạo; học được phải cứng rắn, kiên nhẫn, không khinh suất khi đấu trí trong một ván cờ dài; khi đối mặt với một ván cờ thua là một lần được dạy phải chậm lại, nhìn vào khuyết điểm, tự mình nhận xét khắc phục để không ngừng tiến bộ…

Bàn Cờ Vây là một thế giới được thu nhỏ, thế giới là một bàn cờ Vây được phóng đại. Trạng thái lý tưởng khi học Cờ Vây chỉ đơn giản là từ từ nhận thức được, tiếp thu, thấu hiểu văn hóa Phương Đông một cách tự nhiên, thoải mái, lĩnh ngộ được sự hòa hợp… Còn rất nhiều những lợi ích mà Cờ Vây mang lại cho người chơi, các tiền nhân đã tóm gọn súc tích trong 5 điều sau – thường gọi là Vi kỳ Ngũ đắc: Nhất đắc hảo hữu – Được bạn tốt Nhị đắc nhân hòa – Được quan hệ xã hội Tam đắc giáo huấn – Được dạy dỗ Tứ đắc tâm ngộ – Được sáng trí, hiểu biết Ngũ đắc thiên thọ – Được khỏe mạnh, sống lạc quan.

Cờ Vây – Truyền Kỳ Ngàn Năm

Cờ Vây – Truyền Kỳ Ngàn Năm

Từng có câu nói về cờ vây “Vi kỳ thiên cổ dĩ lai vô đồng cục” – nghĩa là: kể từ xa xưa cho đến về sau, không có ván cờ vây nào giống nhau. Miêu tả khái quát đó đã cho thấy nét tương phản giữa hình thức và nội dung của cờ vây, tuy cách thức chơi cực kì đơn giản chỉ hai màu quân đen và quân trắng, nhưng tiềm ẩn nội dung phong phú, đa dạng trong chiến lược, chiến thuật…

Không phải vô cớ, mà các nhà khoa học đã chỉ ra tác dụng của hoạt động chơi cờ vây là khiến cho cả hai bán cầu não của người chơi đều hoạt động và nhờ đó não bộ sẽ phát triển tốt trong quá trình chơi cờ. Những người tiếp xúc với bộ môn thú vị này đều không khỏi bị nó hấp dẫn, rồi dần dần sự tò mò và quan tâm đến nó sẽ tang dần theo năm tháng luyện cờ.

Đối với những người nhập môn, còn gì tuyệt vời hơn một cuốn sách tổng hợp được tất cả những thông tin về lịch sử cờ vây, sự phát triển của cờ vây trên thế giới cũng như những sự kiện thú vị về các kì thủ trong quá khứ.

Thông qua cuốn sách, người đọc sẽ cùng vén tấm màn phiêu lưu vào thế giới cờ vây – truyền kì ngàn năm

Lời khuyên của Biên tập viên dành cho việc đọc cuốn sách

Cuốn sách này dành tặng cho những người trẻ vẫn đang mê mải tìm kiếm những thông tin ít ỏi mà vô cùng thú vị về cờ vây – môn cờ huyền bí đã có lịch sử cả nghìn năm. Tuy có bề dày lịch sử tại các quốc gia đồng văn như Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản nhưng đây lại là món ăn tinh thần còn khá mới mẻ tại Việt Nam hiện nay. Với lối viết rất gãy gọn, tổng hợp nội dung rất súc tích và dễ “thấm”, tác giả đã khéo léo mang đến cho người đọc một góc nhìn rất mới lạ về môn cờ tưởng chừng rất đơn giản mà đầy sức hấp dẫn này. Có thể nói, cuốn sách của anh là một cuốn sách không thể bỏ qua đối với những người nhập môn trò chơi này.

Câu nói hay dành tặng bạn

“Cuối cùng, việc tranh giành địa bàn trên bàn cờ cũng chẳng khác nào trên thương trường. Chỉ một quyết định sai lầm, bạn cũng có thể mất đi một đám quân lớn. Và khi bạn giành được tiên thủ, điều đó không khác gì bạn đi trước đối phương một bước để chiếm lĩnh lấy thị trường. Nhưng nếu nước đi đó không chính xác, cơ hội sẽ lại chuyển về tay kẻ khác.”

Hikaru Kì Thủ Cờ Vây

Hikaru Kì Thủ Cờ Vây (Tập 1)

Ngày nọ, Hikaru tìm thấy một bàn cờ vây cũ kĩ trên gác xép trong kho nhà ông ngoại. Bỗng đâu, từ trong bàn cờ, linh hồn Fujiwarano Sai xuất hiện và nhập vào tâm thức cậu. Vốn là một kì thủ thiên tài từ thời Heian, Sai coi trọng cờ vây hơn tất thảy mọi thứ trên đời. Từ đây, Hikaru từng bước dấn sâu vào thế giới cờ vây kì thú dưới sự dẫn dắt của Sai.

“Trên bàn cờ có 9 Thiên Tinh. Mỗi lần đặt quân cờ lên bàn cờ là sáng tạo ra một ngôi sao. Giống như một vị thần – Ta là thần, vị thần tối cao trên bàn cờ”. Từ một cậu bé ham chơi chỉ thích game, không biết tự khi nào, Hikaru đã có được cảm nhận tuyệt vời như vậy về cờ vây.

Hãy để những quân cờ dẫn lối cho bạn!

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Tại một đô thị hẻo lánh vùng Mãn Châu những năm 1930, một thiếu nữ mười sáu tuổi băn khoăn nhiều đến những chuyện riêng tư con gái của mình hơn là những cuộc xung đột thù hận giữa đồng bào mình với quân xâm lược Nhật Bản.

Vẫn còn là nữ sinh trung học, nàng đã chọn được người tình đầu tiên của mình, một sinh viên kháng chiến, nhưng càng dấn sâu vào cuộc đời người lớn, nàng càng cảm thấy khinh bỉ nó, và nàng càng mê đắm vào những cuộc cờ vây mà nàng vẫn bày hàng ngày trên quảng trường Thiên Phong, nơi đó, một sĩ quan Nhật cải trang thành kỳ thủ đáng gờm nhất của nàng.

Và cùng với những trận cờ, cuộc đời phong kín của họ dần dần lộ ra, thay đổi, một mối tình không ai nói, với những thế cờ khiến họ xích lại gần hơn số phận dị thường của họ. Sự điềm nhiên của thiếu nữ và những quân cờ trên quảng trường cuối cùng không thoát khỏi sự xô đẩy của cuộc chiến. Nàng gặp lại kỳ thủ của mình trong một tình huống oái oăm hơn bất cứ thế cờ nào mà họ từng đối mặt, và chỉ có cái chết mới giúp hai người được an lành với tình yêu của mình giữa cuộc chiến thảm khốc ấy.

Trong “Thiếu nữ đánh cờ vây”, Sơn Táp đã chưng cất những xúc cảm của tuổi hoa niên thành một câu chuyện mê đắm, đẹp một cách khắc khổ, về tình yêu, sự tàn bạo và sự mất đi của tuổi ngây thơ trong trắng.

“Tôi nghĩ, cuốn sách này sở dĩ đoạt giải thưởng văn học, được đông đảo bạn đọc yêu thích, là do nó đã chạm đến đáy sâu về tình cảm, về sự sinh tồn của người hiện đại…Khi viết đến trang cuối của “Thiếu nữ đánh cờ vây” tôi không sao kìm được nước mắt. Nhiều độc giả viết thư cho tôi bảo sau khi đọc xong cuốn sách, họ cũng từng khóc nấc lên.” – (Lời tựa của tác giả viết cho bản tiếng Trung)

“Với văn phong sáng sủa, tự nhiên, “Thiếu nữ đánh cờ vây” cuốn hút ta. Vẻ nữ tính của tác giả thể hiện rõ nét hơn ở cuối tiểu thuyết, nó như một dòng chảy tuôn trào không ngừng nghỉ” – (Hà Nội mới)

“Tiểu thuyết đã từ một không gian cực nhỏ “Cờ vây”, miêu tả và khúc xạ nỗi bi ai cực lớn của thời đại và nhân loại. Với một cấu tứ tinh xảo diệu kỳ và lối tự sự đầy cảm xúc cảm như vậy, có thể coi Thiếu nữ đánh cờ vây là thượng phẩm của sáng tác nữ tính” – (Trương Kháng Kháng – nữ văn sĩ Trung Quốc)

“Chừng mực…Chính xác…cái phông lịch sử mãnh liệt ở phía sau đã tạo ra một khung cảnh hấp dẫn cho câu chuyện về một mối tình tưởng như không thể” – (Sara Ivy, San Francisco Choronicle)

“Mộng mơ…mãnh liệt…câu chuyện tình yêu dị thường này…thật là đẹp, gây sốc và buồn” – (Jennifer Reese, Entertainment Weekly)

“Một lối văn xuôi đơn sơ với những hình ảnh làm lay động tâm trí…Sự tiếp nối của những giọng kể thôi miên, như trong giấc mộng, đối lập với một cốt truyện bạo liệt” – (Janice P.Nimura, New York Time Book Review)

Nhà Quản Lý – Kỳ Thủ Cờ Vây

Nhà Quản Lý – Kỳ Thủ Cờ Vây

Cờ vây là một ẩn dụ phong phú và là một bài luyện tập tốt để làm quen với những vấn đề về quản lý. Trong cuốn sách này, các tác giả mời những nhà điều hành doanh nghiệp và nhà quản lý theo dõi tiến trình của một ván cờ để qua đó có thể vận dụng những nguyên tắc của cờ vây vào công việc.

Lĩnh hội được cờ vây sẽ cho phép người đọc:

  • Hình dung sự phức tạp một cách đơn giản
  • Nhìn xa, đặt cột mốc và hiện diện ở mọi nơi
  • Cùng tồn tại với những lực lượng đối lập
  • Tạo liên kết và xây dựng những vùng lãnh thổ ảnh hưởng
  • Nhất quán và chặt chẽ trong hành động
  • Trong mọi hoàn cảnh, giữ gìn những cửa sổ tự do (mức độ tự do) của bạn
  • Phát triển khả năng chinh phục
  • Biết sử dụng chiến lược mở rộng cũng như chiến lược kiềm hãm

Quản Trị Theo Phong Cách Cờ Vây

Quản Trị Theo Phong Cách Cờ Vây

Bạn sẵn sàng có đôi mắt tuyệt vời ấy rồi chứ?

Hãy bắt đầu ván cờ này thôi! Chúng ta thường tin vào đôi mắt của chính mình. Cái gì ta thấy, cái ấy tồn tại. Điều gì ta biết, điều ấy có thật. Nhưng cũng có những sự thật đôi mắt ta thường bỏ qua. Cũng thế, một lối tư duy thường chỉ đi theo một hướng mà bỏ qua các hướng còn lại.

Cuốn sách này giới thiệu một đôi mắt mới, một cách nhìn mới và một tư duy mới đối với nhà quản trị. Đấy là đôi mắt, cách nhìn và tư duy của một kì thủ cờ vây. Tại sao lại là cờ vây?

Chúng ta vẫn nói về Binh Pháp Tôn Tử, vẫn không ngừng học hỏi từ những nhà quản trị bậc thầy Trung Quốc như Khang Hy, Khổng Minh, Lưu Bị Chứng tỏ, chúng ta biết rằng, những chiến lược quản trị từ xa xưa mang một sức mạnh và trí tuệ vượt trội, tuyệt vời.

Cờ vây là kết tinh trí tuệ của Trung Hoa từ hàng nghìn năm trước, và vì thế, cờ vây mang theo những tư tưởng rất đáng học hỏi. Có được đôi mắt nhìn nhận và giải quyết vấn đề của một kì thủ cờ vây, nhà quản trị sẽ chứng nghiệm một phương thức quản trị mới:

  • Nhìn xuyên qua những lớp nghịch cảnh ở bề mặt.
  • Nhận thức rõ và định hướng hành động.
  • Có chiến lược và mục tiêu rõ ràng.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button