List sách

11 sách hay về nạn diệt chủng nên đọc

11 sách hay về nạn diệt chủng. Khuyên đọc quyển Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời, Chú Bé Mang Pyjama Sọc và Không Số Phận.

Chú Bé Mang Pyjama Sọc

Chú Bé Mang Pyjama Sọc

Rất khó miêu tả câu chuyện về Chú bé mang pyjama sọc này. Thường thì chúng tôi vẫn tiết lộ vài chi tiết về cuốn sách trên bìa, nhưng trong trường hợp này chúng tôi nghĩ làm như vậy sẽ làm hỏng cảm giác đọc của bạn. Chúng tôi nghĩ điều quan trọng là bạn nên đọc mà không biết trước nó kể về điều gì.

Nếu bạn định bắt đầu đọc cuốn sách thật, bạn sẽ cùng được trải qua một hành trình với một cậu bé chín tuổi tên là Bruno (dù đây không hẳn là sách cho trẻ chín tuổi). Và chẳng sớm thì muộn bạn sẽ cùng Bruno đến một hàng rào. Những hàng rào như vậy vẫn tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi hy vọng không ai trong chúng ta phải vượt qua một hàng rào như vậy trong đời..

Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời

Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời

Tác phẩm hấp dẫn này mở ra khi một nhà văn – người sống sót sau nạn diệt chủng người Do Thái thời Đức quốc xã – giải thích cho bạn rằng: ông không thể sinh ra một đứa trẻ trong một thế giới mà nạn diệt chủng đó đã xả ra và có thể xảy ra lần nữa.

Dõi theo câu chuyện phức tạp, chúng ta nhận thấy vô số thất vọng của người kể chuyện: sự nghiệp văn chương không thành công, hôn nhân thất bại, gia đình mới và con cái của người vợ cũ – những đứa trẻ có thể là con mình.

Kinh Cầu Nguyện Kaddis Dành Cho Đứa Trẻ Không Ra Đời là một tác phẩm sâu sắc, thơ mộng và không dễ cảm nhận.

PoLPot Mổ Xẻ Một Cơn Ác Mộng

PoLPot Mổ Xẻ Một Cơn Ác Mộng

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh về đất nước Campuchia dưới thời chế độ diệt chủng, qua đó lên án sâu sắc những mưu tính và hành động dã man, tàn bạo của tập đoàn phản động Pol Pot đối với nhân dân Campuchia và nhân dân các nước láng giềng.

Độc giả có thể tham khảo sách tại Thư viện Quốc gia và thư viện các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Không Số Phận

Không Số Phận

Không số phận – gần như một tự truyện. Cũng như nhân vật thiếu niên trong cuốn tiểu thuyết, Imre Kertész đã từng rơi vào trại tập trung của Hitler năm 15 tuổi. Ông đã may mắn, bởi khác với hàng triệu nạn nhân của Holocaust, Kertész vượt qua được cả Auschwitz lẫn Buchenwald, và sống sót.

Tác phẩm đầy sức nặng và ám ảnh này của Kertész Imre mô tả thế giới khủng khiếp và phi lí của nhà nước toàn trị kiểu phát xít, trong đó con người bị tước đoạt số phận cá nhân, và, không chỉ kiến thức về cuộc sống thực tế và lịch sử, mà khả năng nhận biết thường nhật của cá thể cũng đã hóa đá và biến dạng. Ẩn sâu vào đó là sự phản kháng đầy cay đắng trước cái bất nhẫn phổ quát của thế giới. Một thế giới đang thể hiện dữ tợn trong những học thuyết tự cho phép đối xử với cả một dân tộc như những sinh linh hạ cấp, tước đoạt quyền sống, xua đuổi vào các trại tập trung, và hủy diệt.

Thoát Khỏi Địa Ngục Khmer Đỏ – Hồi Ký Của Một Người Còn Sống

Thoát Khỏi Địa Ngục Khmer Đỏ – Hồi Ký Của Một Người Còn Sống

Dưới sự cầm quyền của Khmer đỏ, đất nước Campuchia đã trải qua giai đoạn có thể nói là tồi tệ nhất trong lịch sử của mình. Chỉ trong 4 năm đó, 2 triệu người trong số hơn 7 triệu người Campuchia đã chết vì đói, vì làm việc quá sức, vì bệnh tật mà không được chăm sóc, vì bị hành quyết dã man…

Cuốn sách “Thoát khỏi địa ngục Khmer đỏ – Hồi ký của một người còn sống” là cuốn hồi ký đẫm nước mắt được Denise Affonco kể lại về những năm tháng kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần mà bà đã trải qua. Bằng giọng văn ý nhị nhưng rõ ràng, tác giả đã kể lại khá chi tiết, chân thực và thành công một giai đoạn đặc biệt và phi thường của cuộc đời mình, những mất mát và khổ đau mà bà đã trải qua trong những năm bị đày ải dưới sự kìm kẹp của Khmer đỏ cũng như trong thời gian 11 tháng sau khi bộ đội Việt Nam vào giải phóng nhân dân Campuchia.

Cuốn sách sẽ giúp thế hệ đi sau hiểu hơn, từ đó không lãng quên một giai đoạn tang thương của người Campuchia dưới tội ác diệt chủng của chính quyền Khmer đỏ, cũng như tôn vinh những đóng góp to lớn của bộ đội tình nguyện Việt Nam trong sự nghiệp quốc tế cao cả, nhưng hiện đang bị một số thế lực tìm cách phủ nhận.

Đêm – Elie Wiesel

Đêm – Elie Wiesel

Tiểu thuyết Đêm của nhà văn Elie Wiesel được bình chọn là tác phẩm hay nhất của văn chương holocaust. Ngày hôm nay, dù Phát-xít đã thất trận, nhưng Lịch sử giải thích thế nào về những trẻ sơ sinh đã bị ném vào lửa, về những đứa con sẵn sàng đánh chết cha mình vì một miếng ăn, về những con người trần truồng giẫy chết trong các buồng hơi ngạt? Và Lịch sử sẽ nói gì với những con người sống sót bước ra từ các khu trại chết chóc ấy?

Không có lời giải đáp thích đáng nào cho những thân phận vô tội đã bị ép chết, cũng không có câu trả lời hợp lẽ về các trại tập trung ghê rợn đã đày đọa người Do Thái, càng không có lời lẽ nào công bằng cho những con người bước ra từ nhục hình ấy; bởi lẽ chính những cái chết phi lý đã là sự kiện, những trại tập trung đã là nơi chốn, những tù nhân sống sót đã là nhân chứng của một trang đen tối và bi thảm nhất trong lịch sử loài người.

Danh Sách Của Schindler

Danh Sách Của Schindler

Trong bóng đen khủng khiếp của các trại diệt chủng thời Đệ nhị Thế chiến, có một nhà công nghiệp Đức đã trở thành cứu tinh của người Do Thái. Oskar Schindler, con người ham lạc thú, kẻ còn lâu mới được coi là mẫu mực, cũng đồng thời là kẻ đã mạo hiểm cả mạng sống của mình để bảo vệ những đồng loại khác chủng tộc mà nếu không có ông thì hẳn đã kết thúc cuộc đời trong lò thiêu.

Danh sách của Schindler đã kể một câu chuyện có thật khác thường như vậy, một câu chuyện tự nó đã có thể làm người đọc choáng váng mà không cần đến một phương tiện văn chương cầu kỳ nào. Nó có thể làm ta khóc, như bộ phim kinh điển dựng từ chính nó của Steven Spielberg đã làm cho hàng triệu người khóc, nhưng trên hết nó làm ta hiểu hơn về những gì đã xảy ra, những sự kiện, những con số, những chân dung chi tiết hơn của cả nạn nhân, thủ phạm và người cứu nạn.

Holocaust là một chương lịch sử kinh hoàng gần như nằm ngoài tưởng tượng của loài người tỉnh táo. Nhưng những câu chuyện như Bản danh sách của Schindler chính là tia hy vọng trấn an, rằng ngay cả trong hố sâu tuyệt vọng nhất của lịch sử vẫn luôn có một cá nhân nào đó nhận ra và dám làm điều đúng đắn, rằng nhân tính sẽ thắng dù cho có bị thử thách khốc liệt ra sao.

Đi Tìm Lẽ Sống

Đi Tìm Lẽ Sống

Trước hết, đây là quyển sách viết về sự sinh tồn. Giống như nhiều người Do Thái sinh sống tại Đức và Đông Âu khi ấy, vốn nghĩ rằng mình sẽ được an toàn trong những năm 1930, Frankl đã trải qua khoảng thời gian chịu nhiều nghiệt ngã trong trại tập trung và trại hủy diệt của Đức quốc xã. Điều kỳ diệu là ông đã sống sót, cụm từ “thép đã tôi thế đấy” có thể lột tả chính xác trường hợp này. Nhưng trong Đi tìm lẽ sống, tác giả ít đề cập đến những khó nhọc, đau thương, mất mát mà ông đã trải qua, thay vào đó ông viết về những nguồn sức mạnh đã giúp ông tồn tại.

Ông chua xót kể về những tù nhân đã đầu hàng cuộc sống, mất hết hy vọng ở tương lai và chắc hẳn là những người đầu tiên sẽ chết. Ít người chết vì thiếu thức ăn và thuốc men, mà phần lớn họ chết vì thiếu hy vọng, thiếu một lẽ sống. Ngược lại, Frankl đã nuôi giữ hy vọng để giữ cho mình sống sót bằng cách nghĩ về người vợ của mình và trông chờ ngày gặp lại nàng. Ông còn mơ ước sau chiến tranh sẽ được thuyết giảng về các bài học tâm lý ông đã học được từ trại tập trung Auschwitz. Rõ ràng có nhiều tù nhân khao khát được sống đã chết, một số chết vì bệnh, một số chết vì bị hỏa thiêu. Trong tập sách này, Frankl tập trung lý giải nguyên nhân vì sao có những người đã sống sót trong trại tập trung của phát xít Đức hơn là đưa ra lời giải thích cho câu hỏi vì sao phần lớn trong số họ đã không bao giờ trở về nữa..

Chuyện Lính Tây Nam

Chuyện Lính Tây Nam

Gần 5 năm từ 1978 đến 1983 được gói gọn lại trong 300 trang sách chia thành 120 đoản khúc mô tả sự thực đã xảy ra ở chiến trường Tây Nam, một sự thật trần trụi “Nó không chỉ có anh dũng lao lên mà đó còn là cuộc sống hiện tại của người lính chiến vào những năm đầu những năm 1980”.

Chuyện lính Tây Nam cho thấy sự khốc liệt, nghiệt ngã tới mức như trò đùa của chiến tranh. Sự sống và cái chết quá mong manh. Cái chết rình rập, bám theo từng bước chân người lính, ẩn nấp trong từng gốc cây, ngọn cỏ. Nhiều khi không chết bởi họng súng địch bên kia chiến hào, mà chết dần chết mòn bởi ma thiêng nước độc, với những hầm chông, bãi mìn câm lặng. Nhưng trong khói lửa chiến tranh chết chóc, dưới ngòi bút của một tay bút nghiệp dư, một người “không phải là nhà văn nhà báo” từng tham gia quân ngũ 40 năm trước, thiên nhiên đất nước Chùa Tháp vẫn hiện lên với vẻ đẹp vừa hoang sơ quyến rũ, vừa bí ẩn hiểm độ.

Về Từ Hành Tinh Ký Ức

Về Từ Hành Tinh Ký Ức

Trong 11 ngày đêm chiếm đóng (18 đến 30 tháng Tư năm 1978), quân diệt chủng Khmer Đỏ đã dìm người dân Ba Chúc trong biển máu bằng vô số màn giết người dã man chẳng khác gì thời trung cổ. Cùng với việc diệt chủng, đám quân tàn ác ấy triệt để thực hiện khẩu hiệu “Đốt sạch, giết sạch, phá sạch”.

Đi đến đâu, chúng cướp bóc tài sản đến đó và vận chuyển về bên kia biên giới. Chúng phá hủy, đốt sạch, từ nhà dân đến các công trình công cộng. Sau cuộc thảm sát, không một ngôi nhà nào ở Ba Chúc còn nguyên vẹn. Theo tài liệu thống kê, chỉ trong vòng 11 ngày đêm, bọn Pol Pot đã giết chết 3.157 người trong vụ thảm sát Ba Chúc. Trên 100 hộ bị chúng giết sạch không người sống sót, hơn 200 người chết và bị thương, cụt tay chân do đạp nhằm mìn và lựu đạn của quân Pol Pot gài lại. Chỉ có ba người sống sót sau vụ thảm sát!

Về từ hành tinh ký ức là tập ký sự về hồi ức của những nạn nhân, của những chứng nhân vụ thảm sát Ba Chúc kinh hoàng dạo đấy. Mời quý độc giả cùng đọc để những nạn nhân ấy không bị lãng quên, để cuộc thảm sát ấy không chìm vào dĩ vãng, và để nhớ rằng hòa bình không bao giờ miễn phí.

Tha Thứ Hay Không Tha Thứ

Tha Thứ Hay Không Tha Thứ

Trong thời gian bị cầm tù tại trại giam tập trung của Đức Quốc Xã, Wiesenthal đã ngồi suốt một ngày cạnh giường của một sĩ quan SS đang hấp hối. Lúc này viên sĩ quan đang muốn được thú tội và nhận sự tha thứ từ những người đã bị ông sát hại. Đối mặt với sự lựa chọn giữa lòng trắc ẩn và công lý, sự thinh lặng và sự thật, Wiesenthal đã không nói gì. Nhưng nhiều năm trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, Wiesenthal vẫn luôn tự hỏi mình: Liệu thái độ im lặng của ông đã thực sự đúng đắn chưa?

Nếu ở vào vị trí của Wiesenthal, bạn sẽ làm gì?

47 người trong quyển sách này – những nhà thần học, lãnh đạo chính trị, nhà văn, luật gia, nhà tâm thần học, những người hoạt động vì quyền lợi của con người – từng là nạn nhân của nạn diệt chủng tại Bosia, Campuchia… đã trả lời câu hỏi này của Wiesenthal. Những quan điểm khác nhau của họ nhắc nhở chúng ta rằng, câu hỏi của Wiesenthal không chỉ giới hạn trong những sự kiện thuộc về quá khứ; mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến lòng bao dung và từ ái của tất cả mọi người. “ Tha thứ hay không tha thứ” sẽ mở ra cho chúng ta những cảm nhận mới mẻ càng đáng suy ngẫm hơn về công lý, lòng trắc ẩn và trách nhiệm của một con người.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button