List sách

7 sách hay về IoT, Internet Vạn Vật nên đọc

7 sách hay về IoT, Internet Vạn Vật. Khuyên đọc quyển Thiết lập Internet vạn vật trong doanh nghiệp và Chính xác: Nguyên lý, thực thi, giải pháp cho Internet vạn vật.

Chính Xác: Nguyên Lý, Thực Thi Và Giải Pháp Cho Internet Vạn Vật

Chính Xác: Nguyên Lý, Thực Thi Và Giải Pháp Cho Internet Vạn Vật

Chính Xác: Nguyên Lý, Thực Thi Và Giải Pháp Cho Internet Vạn Vật là một bản trình bày phản ánh đúng những thách thức phức tạp phải đối mặt của các chuyên gia dữ liệu, nhà công nghệ và doanh nhân – những người đang phải giải quyết một số thách thức vận hành lớn nhất thế giới thông qua Internet Vạn vật (Internet of Things – IoT), dữ liệu lớn và học máy.

Nếu bạn muốn đi xa hơn sự cường điệu và thực sự hiểu những gì Internet Vạn vật (IoT) của ngày nay, những gì nó có thể trở thành của ngày mai, và làm thế nào để đạt được giá trị của nó thì cuốn Chính Xác phải nằm trong tủ sách của bạn.

Có thể bạn không chắc tại sao máy pha cà phê lại cần phải nói chuyện với lò nướng, nhưng công nghệ chính xác đang làm cho Internet Vạn vật (IoT) có thể thay đổi hành tinh này. Giúp làm sáng tỏ, Tiến sĩ Timothy Chou đã viết ra quyển Chính Xác (Precision) để giới thiệu cho chúng ta những điều cơ bản về Internet Vạn vật (IoT) của doanh nghiệp.

Thiết Lập Internet Vạn Vật Trong Doanh Nghiệp

Thiết Lập Internet Vạn Vật Trong Doanh Nghiệp

Trong mấy năm qua, Internet Vạn Vật (IoT) đã dần trở thành một mặt trận công nghệ mới, thu hút sự quan tâm và bàn luận của đông đảo mọi người, từ giới công nghệ, kinh doanh, đến người dân bình thường. Tính trên thế giới, dường như mỗi tuần trôi qua đều có một doanh nghiệp đứng ra tuyên bố quyết định thực hiện một chiến lược IoT mới. Trên cương vị các nhà quản lý, chúng ta nên hiểu như thế nào về hiện tượng này? Liệu làn sóng IoT này có thiết lập được sức ảnh hưởng của nó tại Việt Nam như ở các nơi khác trên toàn cầu? Nên bỏ qua hay nắm bắt cơ hội, và nắm bắt cơ hội này ra sao trong bối cảnh cụ thể hiện nay của từng doanh nghiệp?

Cuốn sách này sẽ giúp nhà quản lý biết được IoT có thể phù hợp với tổ chức của mình ở khía cạnh nào, và làm thế nào để khiến những quyết sách về IoT mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, xét ở cả ngắn hạn và dài hạn. Thiết lập internet vạn vật trong doanh nghiệp là một cuốn sách thiết thực dành cho các bậc quản lý, giúp họ đón đầu làn sóng mới này trong công nghệ và kinh doanh. Cuốn sách bàn về tác động, sự lan tỏa, và các cơ hội IoT xuất hiện hằng ngày trong đời sống kinh doanh, đồng thời chỉ ra những cách giúp lãnh đạo doanh nghiệp có thể bắt tay vào triển khai IoT ngay trong hôm nay để đạt được những lợi ích hữu hình trước mắt và lâu dài.

Phương Thức Amazon – 10 Nguyên Lý Internet Vạn Vật

Phương Thức Amazon – 10 Nguyên Lý Internet Vạn Vật

Michael Porter, Giáo sư Trường kinh doanh Harvard đã mô tả IoT như xương sống của làn sóng thứ ba về đổi mới công nghệ và đột phá kỹ thuật số. Theo đó, các doanh nghiệp hiện đại đang đứng trước thách thức lớn lao – đón nhận công nghệ và đổi mới chiến lược nội bộ.

Amazon là công ty công nghệ đột phá bậc nhất thế giới với các chiến lược IoT có tầm ảnh hưởng lớn đến mọi tổ chức và lĩnh vực. Sau nhiều năm nghiên cứu và làm việc tại Amazon cũng như nhiều công ty khác, John Rossman đã đúc kết ra 10 nguyên lý – 10 bài học đáng giá giúp mọi doanh nghiệp tiến bước thành công vào kỷ nguyên IoT.

Thành Phố Thông Minh – Nền Tảng, Nguyên Lý Và Ứng Dụng

Thành Phố Thông Minh – Nền Tảng, Nguyên Lý Và Ứng Dụng

Thế giới đang đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà nền tảng là Internet kết nối vạn vật (Internet of Things – IoT), dữ liệu lớn (Big Data), robot và trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI), điện toán di động, cảm biến mọi lúc mọi nơi, hệ thống kết nối thực – ảo,… giúp cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, cơ cấu lao động biến động mạnh, chất lượng cuộc sống được nâng cao, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với phương thức quản lý, lãnh đạo của các quốc gia, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng và phát triển thành phố thông minh (Smart City) đang là vấn đề được ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển trên phạm vi toàn cầu. Thành phố thông minh là kết quả tất yếu, đồng thời là công cụ, phương tiện để đạt tới các mục tiêu tốt đẹp của các đô thị và cư dân của mình: là thành phố có giá trị, thành phố đáng sống, thân thiện, có khả năng phục hồi sau các thảm họa, khủng hoảng và phát triển bền vững.

Kế hoạch xây dựng thành phố thông minh trên khắp thế giới đang chuyển từ bản vẽ thành hiện thực. Chúng mở ra những cơ hội phát triển mới trong một số lĩnh vực, như tăng trưởng kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải, môi trường, chăm sóc sức khỏe, năng lượng… Xu hướng này không chỉ tạo ra những cơ hội đáng kể mà còn đặt ra nhiều thách thức. Giải quyết các thách thức trong việc tạo dựng, thiết lập, gia tăng sự hiểu biết về thiết kế, điều chỉnh và quản lý các thành phố thông minh một cách trí tuệ và hiệu quả là vấn đề cần thiết.

Máy Móc – Nền Tảng – Cộng Đồng

Máy Móc – Nền Tảng – Cộng Đồng

Công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, loài người đã có những thời điểm đắm mình trong những thành công rực rỡ ấy nhưng rồi một ngày bỗng trở nên sợ hãi trước nguy cơ máy móc và nền tảng sẽ làm chủ cuộc sống của chúng ta.

Trong Máy móc – Nền tảng – Cộng đồng, một cuốn sách lớn, dữ dội nhưng cũng đầy thú vị, hai tác giả đã cung cấp một hướng dẫn những điều cần làm để làm chủ sự chuyển đổi kỹ thuật số trong tương lai của nhân loại. Ngoài việc khéo léo minh họa cách sự tiến bộ phi thường của công nghệ đang định hình lại cuộc sống của chúng ta, Andrew McAfee và Erik Brynjolfsson còn nghiêm túc trả lời những câu hỏi về thách thức và cơ hội vốn có của trí tuệ nhân tạo trong những thập kỷ gần đây, như xe tự lái và máy in 3D, nền tảng trực tuyến để thuê trang phục và lên lịch tập luyện, hoặc nghiên cứu y tế xuất phát từ cộng đồng.

Để có thể chuyển đổi kỹ thuật số một cách hiệu quả, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức về học máy (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI). McAfee và Brynjolfsson đưa ra bản thiết kế chi tiết để hiểu hơn cách thế giới đang vận hành và tổ chức của bạn làm sao để thích ứng với nó.

Lập Trình Arduino Với IoT-Hệ Vạn Vật Kết Nối

Lập Trình Arduino Với IoT-Hệ Vạn Vật Kết Nối

Sách gồm 14 chương.

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SÁCH.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ VẠN VẬT KẾT NỐI (IoT).
CHƯƠNG 3: LÀM QUEN VỚI ARDUINO.
CHƯƠNG 4: ARDUINO VÀ BỘ CHUYỂN ĐỔI.
CHƯƠNG 5: ARDUINO VÀ BÀN PHÍM HEX.
CHƯƠNG 6: GIỚI THIỆU TRUYỀN THÔNG KHÔNG DÂY.
CHƯƠNG 7: ARDUINO VÀ TRUYỀN THÔNG RF.
CHƯƠNG 8: ARDUINO VÀ BLUETOOTH.
CHƯƠNG 9: ARDUINO VÀ HỒNG NGOẠI.
CHƯƠNG 10: ARDUINO VÀ WI-FI.
CHƯƠNG 11: ĐIỀU KHIỂN TỪ XA QUA SMART PHONE.
CHƯƠNG 12: LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN VỚI ARDUINO VÀ GPS.
CHƯƠNG 13: ỨNG DỤNG ARDUINO TRONG Y TẾ.
CHƯƠNG 14: ARDUINO VÀ CAMERA.

Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng sách:

  • Tài liệu biên soạn trên phiên bản Arduino chạy trên nền Windows, nếu máy tính các bạn dùng hệ điều hành Linus hay Mac vẫn có thể thực hành các bài tập trong sách mà không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hành (tham khảo thêm trong trang web ).
  • Tương ứng với từng bài tập đều có mã (code) chương trình với những giải thích giúp người học dễ theo dõi.
  • Bo mạch Arduino sử dụng trong sách là Arduino UNO, người học vẫn có thể dùng các bo mạch Arduino có cổng USB khác để thực hành.

Lập Trình IOT Với ARDUINO, ESP8266 Và XBEE

Lập Trình IOT Với ARDUINO, ESP8266 Và XBEE

Sách được biên soạn cho người đã làm quen với Arduino, qua các bài tập thực hành cơ bản điều khiển Led đơn, LCD, Led ma trận, động cơ DC, động cơ servo, động cơ bước nay muốn lập trình hệ thống nhúng cũng như lập trình IOT nâng cao qua những ứng dụng điều khiển và thu nhận dữ liệu từ xa qua truyền không dâu (Wifi).

Tương ứng với từng bài tập đều có mã (code) chương trình với những giải thích giúp người học dễ theo dõi, cho phép một người có kiến thức cơ bản về Điện – Điện tử có thể từ ba tới năm ngày thực hành là bắt đầu khai thác và sử dụng Arduino trong lập trình IOT.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button