List sách

12 sách hay về chụp ảnh nên đọc

12 sách hay về chụp ảnh. Khuyên đọc quyển Căn Bản Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh, Không Đọc Sách Này, Chụp Xấu Đừng Buồn và Cẩm Nang Cho Bạn Yêu Nhiếp Ảnh.

Ảnh Tự Chụp: Từ Khởi Nguồn Chân Dung Tự Họa

Ảnh Tự Chụp: Từ Khởi Nguồn Chân Dung Tự Họa

Hỏi: Ai đã sáng tạo ra ảnh tự chụp (selfie)?

Đáp: Không phải những người mang họ Kardashian đâu! Giờ đây ảnh tự chụp đã trở thành một phần trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Vậy nghệ thuật này đến từ đâu? Ai đã phát minh ra chúng? Và tại sao? Hãy lật giở từng trang sách và tìm câu trả lời! Đồng thời, bạn sẽ khám phá ra vài thủ thuật và câu chuyện phía sau những bức chân dung tự hoạ nổi tiếng đấy!

Tại sao trong bức chân dung tự hoạ của Van Gogh lại có một bên tai băng bó dày cộp?

Phong cách tự chụp ảnh của Warhol ảnh hưởng gì đến các nhà nhiếp ảnh hiện đại?

Năm 1914, thiếu nữ hoàng tộc Nga nào đã gửi bức ảnh tự chụp trước gương của mình cho bạn? Chứa đựng vô vàn thông tin lí thú và những bức ảnh tuyệt vời, đây chính là cuốn sách hoàn hảo dành tặng những bạn đọc ưa thích ảnh tự chụp ở mọi lứa tuổi!

Căn Bản Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Căn Bản Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh

Căn bản kỹ thuật nhiếp ảnh được biên soạn và trình bày lại đơn giản và cập nhật với nhiều ứng dụng và hình ảnh trực quan, dễ hiểu, với mục đích phổ cập nhiếp ảnh theo từng cấp độ.

Không Đọc Sách Này, Chụp Xấu Đừng Buồn

Không Đọc Sách Này, Chụp Xấu Đừng Buồn

  • Sách nhiếp ảnh sử dụng từ ngữ đao to búa lớn? – KHÔNG HỀ!
  • Mang tính giáo khoa? Kỹ thuật đánh đố? – KHÔNG HỀ!
  • Kèm các biểu đồ khoa trương? – KHÔNG HỀ! KHÔNG HỀ!!

KHÔNG ĐỌC SÁCH NÀY, CHỤP XẤU ĐỪNG BUỒN! mổ xẻ từng tuyệt tác nhiếp ảnh và các “chiêu thức” mà các “ông tổ” sử dụng (bố cục, phơi sáng, ánh sáng, ống kính và cách nhìn trong nhiếp ảnh) bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, kèm những hướng dẫn thực tế.

Sau khi kinh qua bộ này, các đệ tử nhập môn sẽ biết cách “cài tốc, chỉnh khẩu, ngắm bắn và nhả cò” và có thể bỏ ngoài tai những lời sáo rỗng, chẳng hạn “Chụp (e)M mới đẹp”.

Các tay máy hãy tự mình trải nghiệm cái thú nhiếp ảnh để ngộ ra “bí kíp” mà các “ông tổ” đã đạt được: Kỹ thuật không phải là thứ quyết định nên một bức ảnh đẹp, mà tất cả đều nằm trong đôi mắt và cảm nhận.

Đây cũng là sách “gối đầu giường” cho các “phó nháy” marketing.

Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam

Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam

Đây là quyển sách đầu tiên về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam thời kỳ đầu viết bằng Anh ngữ. Từ khối tư liệu khổng lồ nhưng phân tán trong các kho lưu trữ, bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân, trong đó có bộ sưu tập của riêng mình, Terry Bennett đã dựng lại con đường ra đời và phát triển của nhiếp ảnh tại Việt Nam kể từ khi những bức ảnh đầu tiên được chụp vào giữa thế kỷ XIX cho đến giữa những năm 1950.

Mặc dù phần lớn nội dung nói về sự nghiệp của các nhiếp ảnh gia người Pháp và các nước khác, những hình chụp và tiệm ảnh của họ tại Việt Nam, nhưng cũng liệt kê rất nhiều hình chụp cùng danh tính của các nhiếp ảnh gia người Việt và tiệm ảnh của họ.

Dựa trên kinh nghiệm tích lũy từ những quyển viết về nhiếp ảnh Nhật Bản và Trung Quốc thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, Buổi Đầu Nhiếp Ảnh Việt Nam của Bennett sẽ là cẩm nang hỗ trợ quý báu cho những ai quan tâm đến lịch sử nhiếp ảnh hoặc những nhà sưu tầm tư liệu.

Thông tin tác giả

Terry Bennett:

  • Người Anh sống tại London, đã sưu tầm và nghiên cứu nhiếp ảnh Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc thế kỷ XIX trong nhiều năm.
  • Một chuyên gia về nhiếp ảnh thời kỳ đầu của vùng Viễn Đông, với kiến thức chuyên môn về những người tiên phong trong lĩnh vực nhiếp ảnh.
  • Tác giả của Early Japanese Images, Korea: Caught in Time và là đồng tác giả của Japan: Caught in Time.

Cẩm Nang Cho Bạn Yêu Nhiếp Ảnh

Cẩm Nang Cho Bạn Yêu Nhiếp Ảnh

Tất tần tật từ máy cơ đến kĩ thuật số, quay video hay dùng một lần…

Thông tin phong phú, dễ hiểu và vô cùng vui nhộn, Cẩm Nang Cho Bạn Yêu Nhiếp Ảnh chứa mọi điều bạn cần biết để tự tin bấm máy.

Sau khi tham khảo những lời khuyên thực tế cho mọi lứa tuổi về đủ loại máy ảnh: trên điện thoại thông minh, SLR, ngắm chụp hay chụp dưới nước, các nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã đủ lông đủ cánh cho cuộc đọ sức với dân nhà nghề.

BAO GỒM :

  • Biểu đồ giải thích cách vận hành của máy ảnh
  • Hướng dẫn từng bước về sắp xếp bố cục và ánh sáng, giúp bạn chụp được tấm ảnh hoàn hảo
  • Thông tin về cách chỉnh sửa, chia sẻ ảnh cùng những phần mềm nhiếp ảnh hiện đại nhất
  • Mẹo và lời khuyên từ các chuyên gia và nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp tại National Geographic
  • Các hoạt động bạn có thể tự thực hiện
  • Những câu chuyện hậu trường – cách nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chụp bức ảnh hoàn hảo
  • Tư vấn nghề nghiệp
  • Các bài tập do Annie Griffiths – nhiếp ảnh gia nổi tiếng của National
  • Geographic – đưa ra để thử thách kiến thức nhiếp ảnh của bạn

VÀ HƠN THẾ NỮA!

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Ngôn Ngữ Hình Ảnh

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Ngôn Ngữ Hình Ảnh

Là một cuốn sách tác giả đã thai nghén khá lâu, tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm qua quá trình lăn lộn cùng nghệ thuật nhiếp ảnh, nay được tinh lược lại dựa trên phương thức lý thuyết ứng dụng và trực quan thị giác, đó là một ấn phẩm đẹp và dễ hiểu, đóng góp một phần nhỏ cho sự phát triển của phong trào nhiếp ảnh nghệ thuật và sẻ chia cùng những độc giả yêu thích nhiếp ảnh ờ khắp mọi nơi.

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Kỹ Năng Và Sáng Tạo

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Kỹ Năng Và Sáng Tạo

Đường Vào Nghệ Thuật Nhiếp Ảnh – Kỹ Năng Và Sáng Tạo tích lũy những kiến thức, kinh nghiệm, chia sẻ những kỹ năng và cách sáng tạo trong nhiếp ảnh.

100 ý tưởng thay đổi Nhiếp ảnh

100 ý tưởng thay đổi Nhiếp ảnh

Trước khi được cụ thể hóa thành máy ảnh và ống kính, nhiếp ảnh là một ý tưởng. Phát xuất ngay từ chính vật thể, niềm mong muốn có một cách mô tả đặc biệt đã tồn tại từ khi có loài người. Mong muốn ấy thể hiện qua những tranh vẽ đồ theo hình dạng các bàn tay của nền mĩ thuật thời tiền sử. Lịch sử nhiếp ảnh là lịch sử của một phát minh còn đang tiếp diễn được định hình bằng những ý tưởng phát sinh từ khoa học và công nghệ, cũng như đáp ứng theo những điều kiện xã hội, những triết thuyết, trào lưu nghệ thuật và mĩ học liên tục biến đổi.

Cuốn sách trình bày 100 ý tưởng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển của nhiếp ảnh như: ảnh dương bản trực tiếp, máy xem ảnh nổi, ảnh đảo sắc, chồng ảnh… 100 ý tưởng này là những ý tưởng điển hình, bao quát phạm vi đa dạng của các ý tưởng đã đang tiếp tục định hình thực tiễn nhiếp ảnh. Có những công cụ rất cơ bản và cả những thiết bị đột phá, bao gồm máy ảnh camera obscura, màn trập máy ảnh và nhiếp ảnh số, cùng với một số ý tưởng ít được biết tới hơn, chẳng hạn như máy ảnh cho trẻ em và hệ thống thông tin địa lí (GIS) phục vụ cho giáo dục, thương và quản trị.

Du Ký Xanh – Hành Trình Cứu Biển

Du Ký Xanh – Hành Trình Cứu Biển

Ghi lại hành trình đi chụp ảnh rác thải nhựa gây ô nhiểm khắp Việt Nam của nhiếp ảnh gia Lekima Hùng. Hùng Lekima đã đi gần 7000km trong đó có 3.269km bờ biển từ Bắc chí Nam bằng xe máy.

– Bố cục: Gồm 3 phần: Trước hành trình; Chặng đầu của hành trình; Chặng thứ hai của hành trình.

– Văn phong: Giản dị, chân thực.

Trích đoạn:

Máy ảnh của tôi đã ghi lại những nơi… toàn rác. Những dòng sông, những con người oằn mình trong rác. Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây sẽ chẳng phải một câu chuyện hấp dẫn và thú vị, nhưng tôi nghĩ đó là một câu chuyện có ích. Tôi chỉ là một cá nhân với khả năng có hạn nhưng tôi tin một hành động nhỏ, thiết thực sẽ lan ra thành nhiều hành động tốt đẹp và lớn lao hơn…

“Tôi lấy bản đồ Việt Nam, dải đất hình chữ S hiện ra cong cong thật đẹp. 3.260km đường bờ biển – tôi đọc con số trên bản đồ. “Biển – cảnh đẹp – rác thải – ung thư…”, “Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm biển”, những từ khóa cứ lần lượt lướt qua trong đầu tôi. Bhutan có tới 72% diện tích được che phủ bởi rừng, chính việc trồng rừng đã biến một đất nước có đặc điểm địa lí toàn núi non thành một lá phổi xanh khổng lồ như thế. Họ đã biến yếu thế thành lợi thế. Còn chúng ta, 3.260km đường bờ biển chẳng phải là một lợi thế quá lớn hay sao? Vậy nhưng lợi thế ấy không những chưa được phát huy hết mà còn bị đe dọa bởi ô nhiễm trắng. “Tại sao không thực hiện một chuyến “phototour” ở chính đất nước mình, đi dọc bờ biển, nhưng lần này không chụp cảnh đẹp, mà chụp Rác – Rác thải nhựa ở biển nhỉ? – Ý tưởng ấy lóe lên trong đầu tôi và không lâu sau đó, tôi lên kế hoạch cho chuyến đi để đời này”.

“Ở Diêm Phố, máy ảnh của tôi hoạt động hết công suất. Qua bất kì chỗ nào tôi cũng chụp được những bức ảnh về thực trạng rác, phải nói là khủng khiếp và xót xa. Rừng cây chi chít túi ni-lông, gọi là rừng cây ni-lông thì đúng hơn. Tôi chụp quên cả ăn trưa, chụp đến lúc nắng tắt. Trời tối rất nhanh, lúc này tôi muốn qua sống nhưng tìm mãi không được đò chiều, tôi cảm giác mình sắp bị bỏ lại thì may mắn người chở đò xuất hiện. “

“Anh có tin không, chúng tôi có một vườn cây hoa trái sum sê nhờ bón phân bón khoáng hữu cơ do tái chế rác thải đấy”. Tôi mắt tròn mắt dẹt không tin vào tai mình. Chị dẫn tôi ra sau khu nhà máy. Thật không thể tin được, một vườn cây sum sê hoa trái. Rau xanh mướt, dưa lúc lỉu. Bao ngày, ống kính chỉ ghi lại những cảnh rác, túi ni-lông, cuộc sống ngập trong ô nhiễm, giờ đến với vườn cây này, đến với nhà máy xử lí rác thải, giống như một cơn mưa mùa hạ tưới tắm những ngày oi nồng. Tôi đi vào vườn cây mà như đi vào xứ sở thần tiên.

Bàn Về Nhiếp Ảnh

Bàn Về Nhiếp Ảnh

Xuất phát từ quan điểm triết học của Plato coi tất cả những gì ta nhìn thấy đều chỉ là bóng đổ của hiện thực – Susan Sontag đã tìm hiểu vai trò, ý nghĩa và tác động của hình ảnh do con người sáng tạo ra, từ hội họa cho đến khi xuất hiện những hình ảnh do máy chụp ảnh và quay phim làm ra mà bà gọi là “photographic images” – hình ảnh nhiếp ảnh.

Sontag nhận ra một điều cực kỳ quan trọng, rằng khác hẳn với những hình ảnh do con người tạo ra bằng thủ công, như hội họa, có bản chất diễn giải hiện thực, những hình ảnh nhiếp ảnh – từ ảnh chụp cho đến phim điện ảnh, truyền hình và video ở đủ mọi định dạng – là những dấu vết và tiêu bản vật chất của hiện thực, tạo nên bởi những quy luật vật lý của thế giới khách quan.

Bản chất hiện thực ấy của nhiếp ảnh đã tạo nên một hiện thực khác song hành với hiện thực tự nhiên, và ngày càng lấn át hiện thực tự nhiên, khiến cho chúng ta ngày càng thích sống trong cái “thế giới hình ảnh” do chính mình tạo nên ấy, mất dần liên lạc với hiện thực tự nhiên, trở nên xa lạ với hiện thực tự nhiên.

Hệ lụy của “thế giới hình ảnh” gắn liền với những hệ lụy của tiến trình dân chủ trong xã hội công nghiệp hóa phát triển mà Sontag gọi là “vô cơ” (inorganic), “tư bản” (capitalist) và “tiêu thụ” (consumerist).

Nhiếp Ảnh Gia Định

Nhiếp Ảnh Gia Định

Vượt qua nhiều khó khăn, giờ đây Câu lạc bộ nhiếp ảnh Gia Định có thể hãnh diện nhìn lại chặng đường dài 30 năm tồn tại và phát triển của mình: Nhiều thế hệ hội viên đã và đang tiếp nối nhau chung tay xây dựng một câu lạc bộ vững mạnh, mang một bản sắc rất riêng trong hoạt động nhiếp ảnh trên phạm vi cả nước.

Câu lạc bộ tham gia nhiều hoạt động, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của phong trào. Chính vì thế, câu lạc bộ luôn cảm nhận được sự trân trọng, tình cảm nồng ấm của anh em nhiếp ảnh trong và ngoài nước dành cho tập thể này. Đó chính là động lực thôi thúc câu lạc bộ tiếp tục hoàn thiện và dấn thân hơn nữa…

Câu lạc bộ nhiếp ảnh Gia Định ngày hôm nay là một tập thể đoàn kết, năng động và giàu tính sáng tạo. 30 năm qua, câu lạc bộ vẫn duy trì tốt việc tổ chức sinh hoạt định kỳ 2 lần trong 1 tháng. Các hoạt động chuyên môn luôn được cải tiến, nâng cấp theo hướng chuyên biệt hóa. Bắt đầu từ mô hình “Nhóm sở thích,” đến nay nhiều hội viên đã đi sâu vào các thể loại ảnh một cách chắc chắn như: Ảnh thể thao, ảnh ý tưởng, macro, phong cảnh, tĩnh vật, đời thường, ảnh dưới nước… Bên cạnh đó, công tác đào tạo được đẩy mạnh trong thời gian gần đây, đưa chất lượng sinh hoạt chuyên môn lên một tầm mức mới. Câu lạc bộ luôn ý thức mở rộng giao lưu, phối hợp với các đơn vị bạn, tổ chức thi ảnh quốc tế… không ngoài mục đích được học hổi, trau dồi nhằm nâng cao kỹ năng và tri thức nghề nghiệp. Chính vì vậy, mô hình hoạt động của câu lạc bộ được Sở văn hóa thông tin TP.HCM chọn làm mô hình mẫu cho hoạt động đội nhóm toàn thành, được phong tặng danh hiệu Câu lạc bộ vàng, được nhiều bằng khen từ các cấp.

Câu lạc bộ gặt hái được rất nhiều thành công, nhiều giải thưởng cá nhân, giải thưởng đồng đội quan trọng cả trong nước, đặc biệt là trên trường quốc tế: Huy chương vàng đồng đội cuộc thi Treirenberg Super Circuit (Áo) các năm 2003, 2006 ,2008 & 2010. Hai năm 2004 & 2005, Câu lạc bộ liên tiếp đoạt được cúp toàn năng của cuộc thi này. Đặc biệt, tại cuộc thi dành cho các CLB thành viên FIAP năm 2006, CLB dành được huy chương đồng. Đầu năm 2012, câu lạc bộ vinh dự đại diện cho nhiếp ảnh Việt Nam tham dự cuộc thi ảnh thiên nhiên do Fiap tổ chức cho các quốc gia thành viên và dành 2 giải thưởng: Huy chương đồng – bằng danh dự. Một số hội viên được tín nhiệm tham gia vào công tác tổ chức, công tác chuyên môn của Hội nhiếp ảnh TP Hồ Chí Minh, Hội nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam như: Hoàng Thạch Vân, Trần Quốc Dũng, Hoàng Quốc Tuấn, Hoàng Trung Thủy.

Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập (31/08/1982 – 31/08/2012), câu lạc bọ ra mắt tập vựng ảnh này như một món quà kỷ niệm nhiều ý nghĩa. Tập vựng nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ hơn 90 hội viên thuộc nhiều thế hệ. Tất cả như xiết chặt thêm vòng tay, hun đúc thêm tình đồng nghiệp, cháy bỏng tình yêu với nghề, mở ra nhiều hứa hẹn tươi sáng ở tương lai.

(Chủ nhiệm CLB nhiếp ảnh Gia Định – Hoàng Trung Thủy)

Ký Ức Một Ảnh Viện Sài Gòn

Ký Ức Một Ảnh Viện Sài Gòn

Ảnh viện không đơn thuần là nơi làm dịch vụ ghi chép hình ảnh, nơi diễn ra những giao dịch nhất thời giữa những người cần ảnh với thợ chụp ảnh, đó là một kho tàng ký ức về con người và nơi chốn, một nguồn dữ liệu nhân học, nhân trắc học, xã hội học, sử liệu cộng đồng.

Nhưng đó lại có thể không hơn gì một đống tro tàn sau những bể dâu thời cuộc.

Ký ức một ảnh viện Sài Gòn hay Câu chuyện Viễn Kính có thể xem như một dự án du khảo được tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên thực hiện trong suốt gần một năm. Cuốn sách hơn 220 trang là một câu chuyện đồ sộ về nhiếp ảnh, những hình ảnh quý giá một thời vàng son lẫn cay đắng của lịch sử.

Ông Đinh Tiến Mậu, nhân vật chính của câu chuyện – chủ hiệu ảnh Viễn Kính tiếng tăm của Sài Gòn, kể về sản nghiệp của một đời thợ ảnh cứ như không có chuyện vậy, nhẹ tênh, phẳng phiu, liền lạc. Như chẳng có chuyện gì, tay thợ ảnh ấy từng trở thành chứng nhân của lịch sử hay có ảnh đăng trên những trang báo hàng đầu. Như chẳng có chuyện gì, ảnh viện của ông là chỗ chụp chân dung của các ngôi sao hàng đầu làng giải trí miền Nam.

Nguyễn Vĩnh Nguyên là tác giả của nhiều tựa sách hay, được bạn đọc yêu thích như: Đà Lạt một thời hương xa (NXB Trẻ 2016), Những thành phố trôi dạt (Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn 2017), Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách (NXB Trẻ 2015) và hàng loạt cuốn tạp văn, truyện ngắn khác. Đặc biệt, với tác phẩm Đà Lạt một thời hương xa anh đã đạt giải Sách hay 2017, hạng mục Phát hiện mới.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button