List sách

7 sách hay về chất thải nguy hại nên đọc

7 sách hay về chất thải nguy hại. Khuyên đọc quyển Quản Lý Chất Thải Nguy Hại, Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp và Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp.

Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp

Xử Lý Nước Thải Công Nghiệp

Nội dung cuốn sách gồm hai phần:

  • Phần 1: Nêu phương pháp tính toán và cách xác định các thông số để tính toán thiết kế các công trình xử lý trong hệ thống dây chuyền công nghệ xử lý nước thải công nghiệp như: Bể điều hòa lưu lượng và chất lượng, trung hòa, tách dầu mỡ, tuyển nổi, khử chất hữu cơ bay hơi bằng làm thoáng, khử kim loại nặng, oxy hóa khử, hấp thụ các chất bẩn bằng than hoạt tính, lọc qua màng thẩm thấu ngược, bể lọc trao đổi ion, hệ thống hồ sinh họ
  • Phần 2: Giới thiệu một số quy trình công nghệ đã áp dụng có hiệu quả trong thực tế để xử lý nước thải của: Công nghiệp thực phẩm, công nghiệp giấy, dệt, hóa chất, thuộc

Với phần lý thuyết, tính toán cụ thể và phác thảo các hình vẽ minh họa, quyển sách sẽ cung cấp được một số tài liệu tham khảo có ích cho các bạn đọc đang hoạt động, công tác trong lĩnh vực cấp thoát nước và bảo vệ môi trường.

Quản Lý Chất Thải Nguy Hại

Quản Lý Chất Thải Nguy Hại

Mục lục:

  • Chương I: Nhận dạng chất thải nguy hại.
  • Chương II: Tác hại của chất thải nguy hại.
  • Chương III: Cơ chế tác động của chất thải nguy hại.
  • Chương IV: Các công nghệ quản lý chất thải nguy hại.
  • Chương V: Những kinh nghiệm quản lý chất thải nguy hại trên thế giới.
  • Chương VI: Hiện trạng chất thải nguy hại ở Việt Nam.
  • Chương VII: Phương hướng quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam.

Quản Lý Chất Thải Rắn – Tập 2: Chất Thải Nguy Hại

Quản Lý Chất Thải Rắn – Tập 2: Chất Thải Nguy Hại

Nội dung cuốn sách với tiêu đề “Chất thải nguy hại”, cung cấp cho sinh viên các ngành kỹ thuật – công nghệ môi trường những kiến thức cơ bản và cập nhật về các vấn đề cơ bản có liên quan đến kỹ thuật, quản lý chất thải nguy hại.

Đồng thời, sách là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, nghiên cứu khoa học thuộc các chuyên ngành có liên quan.

Quản lý chất thải rắn tập 2 gồm 6 chương:

  • – Chương 1: Khái niệm về hệ thống quản lý chất thải nguy hại.
  • – Chương 2: Nguồn phát sinh, đặc tính, phân loại và các tác động của chất thải nguy hại.
  • – Chương 3: Thu gom, lưu giữ và chuyên chở chất thải nguy hại.
  • – Chương 4: Trung chuyển và tiền xử lý chất thải nguy hại.
  • – Chương 5: Xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
  • – Chương 6: Quản lý chất thải nguy hại từ hoạt động y tế.

Quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại là một trong những vấn đề được chú trọng ở các nước đã phát triển và đang trở thành mối quan tâm ở các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa như Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội hài hòa với các yêu cầu về BVMT, những kiến thức về quản lý chất thải cũng được bổ sung và cập nhật cho phù hợp với nhu cầu quản lý có liên quan tới lĩnh vực này.

Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp

Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp

Giáo Trình Kỹ Thuật Xử Lý Chất Thải Công Nghiệp chủ yếu tập trung vào các vấn đề ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý các loại chất thải phát sinh do các hoạt động công nghiệp, nội dung cuốn sách được chia 3 phần:

  • Phần một trình bày các chất ô nhiễm trong khí thải công nghiệp và các phương pháp bảo vệ khí quyển. Trong đó đặc biệt quan tâm đến các quá trình và thiết bị xử lý bụi, các oxit lưu huỳnh, carbon, nitơ, các halogen và hydrocacbon.
  • Phần hai giới thiệu các phương pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước, xác định các chất ô nhiễm nước và các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp cũng như một Sờ công trình xử lý nước thải đã được áp dụng trong thực tế.
  • Phần ba trình bày các phương pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp, các quy trình công nghệ xử lý theo hướng tận dụng một số chất thải rắn điển hình.

Nguy Cơ Ô Nhiễm Môi Trường Của Một Số Nhóm Chất Hữu Cơ

Nguy Cơ Ô Nhiễm Môi Trường Của Một Số Nhóm Chất Hữu Cơ

Ô nhiễm các chất hóa học trong nước mặt có thể dẫn đến ô nhiễm trầm tích, đặc biệt đối với các nhóm chất không phân cực, khó phân hủy và có xu hướng tích lũy và hấp phụ trong các lớp trầm tích. Những nhóm chất này có thể tác động đến tầng ngậm nước thông qua rò rỉ kênh nước thải, dòng chảy bề mặt hoặc bể ngầm tự hoại, đặc biệt nhiều vùng nông thôn người dân vẫn sử dụng nguồn nước ngầm được bơm trực tiếp từ giếng khoan làm nguồn nước ăn uống. Tuy nhiên, số lượng lớn hợp chất hóa học có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên phạm vi rộng chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.

Do đó, nhằm khắc họa bức tranh tổng thể về hiện trạng các chất hóa học trong môi trường nước tại Việt Nam, nghiên cứu toàn diện về 940 hợp chất hữu cơ vi ô nhiễm trong môi trường nước, trầm tích cùng với khảo sát 16 PFAA (bao gồm 11 PFCA và 5 PFSA) trong môi trường nước tại 04 thành phố lớn của Việt Nam đã được thực hiện..

Giáo Trình Quản Lý Và Xử Lý Chất Thải Rắn

Giáo Trình Quản Lý Và Xử Lý Chất Thải Rắn

Khái niệm về thuật ngữ “Chất thải nguy hại” lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỉ 20 tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong Luật và các văn bản dưới Luật về môi trường.

Giáo trình Quản lý chất thải nguy hại của GS.TS Lâm Minh Triết cung cấp một lượng kiến thức toàn diện về quản lý liên quan đến các loại chất thải nguy hại khác nhau.

Nội dung của giáo trình chia thành 10 chương được cấu trúc trong 4 phần chính:

Phần 1 (Chương 1, 2,3): Giới thiệu tổng quan về các vấn đề chính liên quan đến chất thải nguy hại như: Các khái niệm chung về chất thải nguy hại, giới thiệu chung về loại hình chất thải điển hình.

  • Chương 1: Khái niệm về chất thải nguy hại.
  • Chương 2: Tổng hợp về các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPs) dạng chất thải nguy hại.
  • Chương 3: Sự vận chuyển các chất thải nguy hại và ảnh hưởng của chúng tới môi trường.

Phần 2 (Chương 4,5,6): Giới thiệu về một số thực tế liên quan đến chất thải nguy hại như: Khái quát về hiện trạng, đặc điểm của hệ thống quản lý chất thải nguy hại ở Việt Nam và trên thế giới.

  • Chương 4: Hệ thống quản lý chất thải nguy hại
  • Chương 5: Thu gom, lưu trữ và vận chuyển chất thải nguy hại
  • Chương 6: Đánh giá vị trí xử lý chất thải nguy hại

Phần 3 (Chương 7,8,9): Gồm các vấn đề về kiểm soát, xử lý chất thải nguy hại như kiểm toán chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm chất thải nguy hại và các kỹ thuật cơ bản để xử lý chất thải nguy hại.

  • Chương 7: Ngăn ngừa ô nhiễm chất thải nguy hại
  • Chương 8: Kiểm toán chất thải nguy hại
  • Chương 9: Các phương pháp xử lý chất thải nguy hại

Phần 4 (Chương 10): Giới thiệu một số chủ đề đặc biệt liên quan đến giải pháp quản lý chất thải nguy hại trong một số trường hợp cụ thể.

Chương 10: Các giải pháp quản lý chất thải nguy hại

Chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường – Tủ Sách Nhất Nghệ Tinh

Chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường – Tủ Sách Nhất Nghệ Tinh

Môi trường lành mạnh là nền tảng cho mọi hoạt động đời sống kinh tế của con người và là tài sản quan trọng của tất cả mọi người. Việc bảo vệ môi trường phải được xem như là một nhiệm vụ ưu tiên của nhà nước, của mọi công dân, của mọi doanh nghiệp. Cho nên việc đào tạo để có một đội ngũ có trình độ khoa học kỹ thuật cao nhằm bảo vệ môi trường là rất cấp bách và cần thiết.

Tại CHLB Đức, một nhóm chuyên viên gồm các giáo viên ở các trường dạy nghề, các nhà sinh học, hóa học và các kỹ sư kỹ nghệ đã cùng nhau biên soạn cuốn sách Chuyên Ngành Kỹ Thuật Môi Trường theo chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các Liên bang. Bản gốc tiếng Đức là của Nhà xuất bản EUROPA LEHR- MITTEL nổi tiếng với các sách tiêu chuẩn trong việc giáo dục nghề tại Đức và được học sinh học nghề, giáo viên dạy nghề và chuyên viên sử dụng rộng rãi.

Cuốn sách trình bày những bước tiến quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường, các yêu cầu thay đổi, các pháp lệnh về chất độc hại Vật liệu phế thải không thể tránh khỏi phải nhờ công nghệ chuyển đổi thành những chất ít nguy hiểm nhất. Các biện pháp bảo vệ phải được điều chỉnh và mở rộng như: bảo vệ chống điện giật, truyền tải điện năng, các biện pháp tiết kiệm điện, lưới điện liên kết các nhà máy nhiệt điện, thủy triều, nhà máy điện gió, năng lượng mặt trời.

Mục đích của cuốn sách giáo khoa này là đào tạo cơ bản kỹ thuật môi trường cho các thành viên thuộc lĩnh vực công nghệ môi trường thành những chuyên gia trong kỹ nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật của họ; hỗ trợ cho các chuyên viên kỹ thuật làm việc ở phòng thí nghiệm hóa học, ở các viện nghiên cứu bảo vệ môi trường, tại các trường đại học và cao đẳng.

Tại Việt Nam, cuốn sách này sẽ là tài liệu quan trọng trong việc đào tạo học sinh, sinh viên học nghề và nâng cao nghề nghiệp cho những chuyên viên kỹ thuật môi trường. Đặc biệt ở các lĩnh vực: kỹ thuật xử lý nước thải, cung cấp nước, kinh tế tuần hoàn, quản lý chất thải cũng như kỹ thuật môi trường và an toàn lao động.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button