List sách

5 sách hay về Samsung nên đọc

5 sách hay về Samsung. Khuyên đọc quyển Phong Cách Samsung, The Samsung Way và Lee Kun Hee – Những Lựa Chọn Chiến Lược Và Kỳ Tích Samsung.

The Samsung Way – Đế Chế Công Nghệ Và Phương Thức Samsung

The Samsung Way – Đế Chế Công Nghệ Và Phương Thức Samsung

Samsung, cái tên đang nổi danh trên toàn thế giới hiện cũng là thương hiệu vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam.Từ lâu, chúng ta đã biết đến Samsung thông qua các sản phẩm ti-vi hay điện thoại kiểu cũ. Tuy nhiên, thời điểm những năm cuối của thế kỷ XX, Samsung chỉ là cái tên đứng thứ 3, thứ 4, hay cùng lắm là thứ 2 trong danh sách ưu tiên mua hàng.

Với điện thoại nó không là gì so với Nokia, còn với ti vi, Panasolic hay Sony luôn là những cái tên đứng đầu. Thậm chí, câu “nét như Sony” còn trở thành khẩu ngữ thông dụng của người Việt khi muốn nói về một sản phẩm nào đó chuẩn đẹp. Nếu khi đó có ai nói rằng 20 năm sau, Samsung sẽ vượt mặt Sony, vượt mặt Nokia, vượt mặt Panasonic, để trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới thì chắc chúng ta chỉ lắc đầu và cười chuyện viển vông.

Cuốn sách chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời đối với tất cả mọi người yêu thích các sản phẩm của Samsung và mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về một thương hiệu đang dần trở thành một biểu tượng văn hóa. Giới doanh nhân, các sinh viên chuyên ngành kinh tế, hay bất kỳ ai ham thích tìm hiểu về chiến lược và lý thuyết tổ chức đều có thể tìm thấy cho mình những giá trị quan trọng tác phẩm này.

Phong Cách Samsung – Moon Huyng Jin

Phong Cách Samsung – Moon Huyng Jin

Lời than phiền chúng ta nghe nhiều nhất về công việc hẳn là,có quá nhiều việc phải làm mà không có đủ thời gian. Đào sâu bản chất của hiện tượng này, chúng ta sẽ chạm tới một câu hỏi lớn hơn, đó là ta đã làm việc một cách thông minh với phương pháp đúng đắn?

Albert Einstein từng nói, “Để thay đổi kết quả thì phải thay đổi quá trình”; quá trình đó chính là phương pháp làm việc. Sự khác biệt trong phương pháp sẽ dẫn tới sự khác biệt về kết quả?

Từ những câu hỏi này, tác giả đã dẫn chúng ta tiếp cận phương pháp làm việc của Samsung: chuyên nghiệp, ý thức mục tiêu, đối mặt với thách thức không sợ hãi, luôn hướng tới sự hoàn hảo trong mọi việc.

Đó cũng chính là nền tảng làm nên thành công của Samsung hôm nay. Phong cách Samsung không phải là bản tổng kết của những huyền thoại mà là cuốn cẩm nang chứa đựng các “chuẩn mực” đối với những nhân viên trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và ước mơ đồng thời là những “hướng dẫn” sáng tạo vận mệnh cho họ.

Lee Kun Hee – Những Lựa Chọn Chiến Lược Và Kỳ Tích Samsung

Lee Kun Hee – Những Lựa Chọn Chiến Lược Và Kỳ Tích Samsung

Năm 1987, chủ tịch sáng lập Samsung qua đời, hai tuần sau đó Lee Kun- Hee, con trai thứ ba của ông tiếp quản đế chế Samsung. Mặc dù đã là một trong những tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc, nhưng các sản phẩm của Samsung khi ấy hầu như chỉ được tiêu thụ trong nước, vì bị “lép vế ”khi xuất khẩu ra những thị trường khó tính hơn như Châu Âu, Mỹ bởi chất lượng thấp dù giá thành rẻ mạt.

Đứng trước tình trạng trì trệ của tập đoàn, Lee Kun Hee đã thực hiện một loạt những cải cách thay đổi. Sau 20 năm (1993-2013) kể từ ngày chủ tịch Samsung Lee Kun Hee đưa ra tuyên bố hùng hồn gây chấn động tại hội nghị Bắc Kinh: “Samsung không phải là số 1 hay số 2. Chỉ duy nhất là hạng 1,5 mà thôi.”. Đến thời điểm hiện nay – năm 2013 – Samsung đã vươn lên vị trí hàng đầu thế giới.

Cuốn sách về doanh nhân này sẽ cho bạn biết những chọn lựa chiến lược nhạy bén và đúng đắn của chủ tịch Lee đã từng bước đưa Samsung đến vị trí ngày hôm nay như thế nào. Bên cạnh đó là tinh thần và ý chí lao động, thái độ làm việc quyết liệt, phong cách quản lý độc đáo và phần nào độc đoán của Lee Kun Hee.

Những điều mà Lee Kun Hee đã làm không chỉ thể hiện một ý chí mạnh mẽ điển hình cho tinh thần Hàn Quốc mà hơn thế, nó đã vượt xa tầm nhìn của những người cùng thời. Vì vậy, cuốn sách này sẽ giúp các bạn, đặc biệt là những người đang và sẽ làm chủ một doanh nghiệp có thể vững tin hơn trong những quyết định khác biệt của mình.

Khi đọc cuốn sách kinh doanh này, bạn sẽ hiểu được rằng, đằng sau những thành công rực rỡ, đằng sau làn sóng văn hóa Hàn Quốc mạnh mẽ hiện nay là cả một khối quyết tâm hừng hực và kiên cường.

Samsung & Tôi – Lựa Chọn Và Thay Đổi

Samsung & Tôi – Lựa Chọn Và Thay Đổi

Cuốn tự truyện về nghề của tác giả Tô Chính Nghĩa, một người đã lăn lội trong thương trường hơn 30 năm. Xuất phát là một nhân viên nhà nước, nhưng bằng đam mê mãnh liệt với nghề vô tuyến điện tử, anh chấp nhận từ bỏ một chỗ làm ổn định trong nhà nước – vị trí mà hàng nghìn người mơ ước, để dấn thân vào Samsung – một môi trường mà anh cho là thực sự phù hợp với mình, là nơi tài năng và đam mê của mình được bung tỏa.

Sau những năm chính chiến, Tô Chính Nghĩa ấp ủ thực hiện lời hứa giúp đỡ doanh nghiệp trẻ phát triển bằng tất cả kinh nghiệm hơn 30 năm lăn lộn trong nghề: “Với tất cả những gì đã sống, đã làm việc và trải nghiệm với tư cách một doanh nhân, tôi tổng hợp để chia sẻ trong cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách được viết dưới dạng SELF HELP về quản trị cuộc đời và sự nghiệp thông qua những nguyên tắc và quy luật của cuộc sống”.

Thay Đổi Tất Cả Chỉ Trừ Vợ Và Con

Thay Đổi Tất Cả Chỉ Trừ Vợ Và Con

Những bài học phát triển bản thân và chiến lược quản trị từ cuộc đời của Lee Kun Hee – Chủ tịch Tập đoàn Samsung!

Năm 1987, khi trở thành chủ tịch Tập đoàn Samsung và cầu viện sự tư vấn của cố vấn người Nhật Fukuda, Lee Kun Hee đã vô cùng sửng sốt trước nội dung của bản Báo cáo Fukuda do Fukuda chắp bút. Samsung Electronics mắc ‘căn bệnh Samsung’. Đó là bệnh lãng phí, thiếu kế hoạch, thiếu triệt để và thiếu tính cụ thể. Căn bệnh khiến Samsung không phân biệt nổi vi mô và vĩ mô.

Nếu căn bệnh này không được chữa khỏi thì Samsung chắc chắn sẽ sụp đổ.Bản báo cáo này cùng với một vài vụ việc phát sinh đã gây ra cú sốc lớn cho chủ tịch Lee Kun Hee. Một trong số đó là sự kiện “dao cạo máy giặt”. Đây là vụ bê bối lớn về quy trình sản xuất máy giặt kém chất lượng của Samsung. Một nhân viên lắp ráp máy giặt đã dùng dao cạo để đẽo gọt cánh cửa máy giặt khi thấy cửa đóng mở không khớp. Vụ bê bối này thực sự là một đòn giáng nặng nề đối với Lee Kun Hee.

Tiếp đó, tháng 1 năm 1993, Lee Kun Hee đã bàng hoàng đến tái mặt khi cùng một số giám đốc phụ trách ngành điện tử của Samsung tiến hành chuyến thị sát tại một khu bán đồ điện tử ở trung tâm thành phố Los Angeles. Tại vị trí trung tâm của khu thương mại này trưng bày rất nhiều sản phẩm của các thương hiệu phổ biến như GE, Whirlpool, Philips, Sony, NEC,… trong đó các sản phẩm mang thương hiệu Samsung lại bị tấp vào xó xỉnh một cách không thương tiếc. Như vậy đã đủ để Lee Kun Hee thấy được vị trí của Samsung trên thị trường lúc đó và ông quyết tâm không để kéo dài tình trạng này lâu hơn nữa.

Tháng 2 năm 1993, Lee Kun Hee đã triệu tập các giám đốc phụ trách sản xuất hàng điện tử của Samsung tới Los Angeles, Mỹ. Và từ Los Angeles, Lee Kun Hee tiếp tục thay đổi địa điểm và chọn Frankfurt làm địa điểm chính thức, tại đây ông đã đưa ra Tuyên bố kinh doanh mới của Samsung. Lee Kun Hee đưa ra lời giải thích rõ ràng tới toàn thể ban lãnh đạo của Samsung về triết lý kinh doanh

Tuyên bố kinh doanh mới và Kinh doanh chất lượng của ông. Tuyên bố đổi mới trong kinh doanh với mục đích Hãy thay đổi từ chính bản thân mình, Hãy thay đổi tất cả trừ vợ và con cái bạn. Hãy bỏ qua số lượng để tập trung cho chất lượng chính là hồi pháo hiệu mở ra cuộc đại cách mạng đổi mới toàn bộ tổ chức Samsung.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button