12 sách hay về ngụy biện nên đọc
12 sách hay về ngụy biện. Khuyên đọc quyển Phá Tan Sự Ngụy Biện, Cãi Gì Cũng Thắng và Hiểu Sâu Nghĩ Thấu – Khám Phá Bản Chất Của Sự Ngụy Biện Và Những Bí Mật Ẩn Sau Ngôn Từ.
Cãi Gì Cũng Thắng
Hiểu biết về ngụy biện cung cấp khả năng phòng thủ cũng như tấn công cho bất kỳ ai. Khả năng phát hiện ra các ngụy biện sẽ cho phép bạn bảo vệ bản thân khi chúng được những người khác sử dụng và khả năng sử dụng các ngụy biện tài tình sẽ cho phép bạn thành công và ở thế công kích khi bạn hướng tranh luận theo cách của mình.
Lý luận hợp lý là nền tảng để chiến thắng trong mọi cuộc tranh luận.
Cuốn sách này được viết ra như một chỉ dẫn thực tiễn cho những ai mong muốn giành chiến thắng trong tranh luận. Nó dạy bạn cách tạo ra những ngụy biện quỷ quái và hiểm ác một cách có chủ ý ; từ đó bạn có thể nhận ra chúng trong các cuộc tranh luận và biết cách đối phó với nó.
Hiểu Sâu Nghĩ Thấu – Khám Phá Bản Chất Của Sự Ngụy Biện Và Những Bí Mật Ẩn Sau Ngôn Từ
Hiểu sâu nghĩ thấu là một cuốn sách dẫn nhập dễ hiểu và sống động về các vấn đề nghiêm túc như việc làm thế nào để suy nghĩ rõ ràng và có thể phát hiện sự khác biệt giữa lý luận tốt và xấu. Tiến sĩ Doug Erlandson dựa trên ví dụ cụ thể của lý luận tốt và xấu trong lĩnh vực chính trị, xã hội và cuộc sống hàng ngày, khiến những lập luận của mình trở nên hài hước nhưng đầy ý nghĩa.
Cuốn sách này sẽ đưa ra rất nhiều lời khuyên cực kỳ giá trị, giúp chúng ta nhanh chóng phá bỏ lớp vỏ bọc cùa sự ngụy biện và nắm bắt động cơ thực thụ của bất cứ lập luận nào mà người khác đưa ra, bên cạnh đó là:
- Xác định sự khác biệt giữa tranh luận tốt và xấu
- Tránh ngụy biện
- Tạo giải thích tốt
- Đánh giá xác suất
- Nhận ra rằng số liệu thống kê và số có thể nói dối
Những Trò Ngụy Biện – Biến Sai Thành Trái
Lý luận hợp lý là nền tảng để chiến thắng mọi cuộc tranh luận, nhưng các ngụy biện lại hủy hoại chúng. Hiểu biết về các ngụy biện rất quan trọng, vừa để tránh được những ngụy biện vô tình hoặc hữu ý bị người khác sử dụng, vừa để chủ động sử dụng chúng với nhiều mục đích khác nhau.
Những Trò Ngụy Biện được viết ra như một chỉ dẫn thực hành dễ đọc và hài hước về ngụy biện cho những ai mong muốn giành chiến thắng trong tranh luận. Tác giả lựa chọn những ví dụ minh họa thiết thực, gần gũi với đời sống xã hội Việt Nam, được viết bằng giọng văn hóm hỉnh, không kém phần sâu sắc. Với mỗi ngụy biện, chúng tôi đều có những đoạn miêu tả dễ hiểu về bản chất của ngụy biện và các tình huống cụ thể mà ngụy biện đó có thể nảy sinh.
Đọc cuốn sách Những Trò Ngụy Biện, bạn sẽ dễ dàng nhận diện 36 ngụy biện thường gặp nhất trong cuộc sống, gồm:
- Suy luận gièm pha
- Lợi dụng quyền lực
- Ngụy biện cảm tính
- Lập luận cái mới
- Điệp nguyên luận
- Ngụy biện bất khả tri
- …và rất nhiều ngụy biện thú vị khác nữa.
Bên cạnh đó, Những Trò Ngụy Biện – Biến Sai Thành Trái còn đưa người đọc đến những cách thức tranh luận hiệu quả, thậm chí là không trung thực. Tuy nhiên, trong quá trình học cách tranh luận, và trong quá trình thực hành cũng như đánh bóng các ngụy biện, người đọc sẽ biết được cách xác định và xây dựng hệ thống miễn nhiễm trước các ngụy biện kia. Độc giả còn được cung cấp một kho từ vựng để đối thoại với các chính trị gia và những tay bình luận truyền thông.
Cẩm Nang Tư Duy Ngụy Biện
“The Foundation for Critical Thinking” (Quỹ Tư duy Phản biện) là một tổ chức học thuật, cung cấp nhiều “cẩm nang về tư duy khoa học được biên soạn chặt chẽ, chắt lọc, ngắn gọn và thiết thực, đúc kết nhiều thành tựu về phương pháp trên “mẫu số chung” là khuyến khích tư duy phân tích và phản biện, cùng với các kỹ năng nghe, nói đọc, viết, học tập và nghiên cứu một cách có thực chất, có chiều sau và dễ dàng áp dụng vào cuộc sống
Bộ sách Cẩm Nang Tư Duy dành cho mọi độc giả, từ học sinh, sinh viên đến các giảng viên, các nhà nghiên cứu, doanh nhân, người đã đi làm cũng như quý phụ muốn nâng cao năng lực tư duy của mình. Học sinh, sinh viên có thể đọc cẩm nang như tài liệu tham khảo để học tốt các bộ môn; quý phụ huynh có thể sử dụng cẩm nang để vừa nâng cao năng lực tư duy của mình vừa giúp con em mình phát triển các kỹ năng tư duy cần thiết để học tốt; các giảng viên, nhà nghiên cứu có thể sử dụng cẩm nang để xây dựng tốt các chủ đề của mình; ngươi đã đi làm, doanh nhân có thể áp dụng các kỹ năng, ý tưởng của cẩm nang vào công việc và cuộc sống.
Phá Tan Sự Ngụy Biện
Đa phần nội dung của cuốn sách là những thông tin, những lời dạy vô cùng quý giá. Nó giúp ta hiểu sâu những giả định và quy trình ngầm ẩn sau những ý kiến, tư tưởng mà ta phải tương tác. Từ đó có thể thấu suốt sự bí ẩn của ngôn từ, những giả định, ngụy biện và đưa ra những lập luận chặt chẽ.
Hai tác giả M. Neil Browne và Stuart M. Keeley định nghĩa tư duy phản biện là: hiểu rõ một tập hợp các câu hỏi phản biện, khả năng đặt ra và trả lời các câu hỏi phản biện đúng lúc và ý hướng chủ động sử dụng các câu hỏi phản biện. Thật vậy, tư duy phản biện là một thái độ chủ động, tích cực chứ không phải là sự thụ động chấp nhận mọi thứ ta nghe biết. Đó là hỏi, đánh giá và đưa ra những nhận định, tìm ra sự liên kết và phân loại thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là ta phải có cái nhìn khai phóng, không mù quáng trong những giả định không được kiểm chứng.
Bạn Đỡ Ngu Ngơ Rồi Đấy
Sau thành công của cuốn sách tâm lý học gây chấn động năm 2017 Bạn Không Thông Minh Lắm Đâu, tác giả David McRaney sẽ quay trở lại với chúng ta trong năm nay với một tác phẩm nặng ký không kém – Bạn Đỡ Ngu Ngơ Rồi Đấy. Là một sự pha trộn đầy tinh tế giữa công cuộc nghiên cứu khoa học nghiêm túc và hàng tá những câu chuyện tầm phào, cuốn sách này sẽ một lần nữa lật tẩy những thủ đoạn tráo trở mà bộ não trong hộp sọ vẫn đang hàng ngày sử dụng để đánh lừa bạn.
Từ ngụy biện dựa vào niềm tin phổ biến cho tới hiệu ứng phản tác dụng, hãy cùng tìm hiểu về 19 hiện tượng tâm lý lúc nào cũng tồn tại trong bạn dù bạn có nhận ra hay không. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được biết thêm sự thật về cái gọi là bản ngã, cùng tính toán để tìm ra cái giá của hạnh phúc, và khám phá ra cách để không rơi vào bẫy của bộ não từ bây giờ cho đến mãi mãi về sau.
Bạn đã biết rằng bộ não của mình chẳng thông minh lắm đâu, vậy thì giờ là lúc để đi đánh lừa nó rồi đấy. Hãy hít một hơi thật sâu trước khi bước vào cuộc chiến với bản năng nào.
Tư Duy Lởm Khởm – Phương Pháp Thần Tốc Đạt Đến Sự Sáng Suốt
Tranh biện luôn là một chủ đề nhạy cảm mà những người tham gia vào nó, dù vô tình hãy hữu ý, thường tạo ra các lỗi lập luận, khiến cho cuộc tranh luận khó đến được bản chất của vấn đề.
Thông qua việc bóc tách các ví dụ cụ thể và thực tế, cuốn sách “Tư duy lởm khởm – Phương pháp thần tốc đạt đến sự sáng suốt” sẽ giúp cho chúng ta nhìn thấu các lỗi ngụy biện trong một lập luận. Qua đó, cuốn sách sẽ giúp bạn nâng cao tư duy phản biện và trở nên sáng suốt khi đứng trước các vấn đề phức tạp.
Tư Duy Phản Biện – Zoe McKey
Tư duy phản biện là chìa khóa để bạn thoát khỏi những lối mòn trong suy nghĩ, giúp bạn giải quyết các vấn đề khó khăn một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.
Cuốn sách “Tư duy phản biện” được viết bởi chuyên gia đào tạo Zoe McKey sẽ giúp bạn khai phá được sức mạnh trí óc của mình. Tác phẩm chứa đựng những bí quyết và chiến lược của các cá nhân thành công nhất, giúp người đọc có thể:
- Khám phá chiều sâu tư duy
- Đánh thức trí sáng tạo
- Nắm bắt được cơ hội
- Không ngại mơ ước
- Vượt qua sự lo lắng
- Quản lí thời gian hiệu quả
Đọc xong tác phẩm, trực giác của bạn sẽ được mài sắc một cách rõ rệt, nhờ vậy khả năng đánh giá và đưa ra quyết định cũng được cải thiện, giúp bạn tự tin hơn trong mọi hành động.
Nếu đủ động lực để thực hành các phương pháp trong “Tư duy phản biện”, bạn sẽ học được một lối tư duy có định hướng, tập trung, kỉ luật và tự chủ. Bạn sẽ biết cách phân tích các tình huống từ nhiều góc độ khác nhau, không vội vàng đưa ra những kết luận sai lầm và chủ quan, có cái nhìn đúng đắn hơn với các hiện tượng trong cuộc sống, và không còn phải hối tiếc với các quyết định và hành xử của mình.
Rèn Luyện Tư Duy Phản Biện
Như bạn có thể thấy, chìa khóa để trở thành một người có tư duy phản biện tốt chính là sự tự nhận thức. Bạn cần phải đánh giá trung thực những điều trước đây bạn nghĩ là đúng, cũng như quá trình suy nghĩ đã dẫn bạn tới những kết luận đó. Nếu bạn không có những lý lẽ hợp lý, hoặc nếu suy nghĩ của bạn bị ảnh hưởng bởi những kinh nghiệm và cảm xúc, thì lúc đó hãy cân nhắc sử dụng tư duy phản biện!
Bạn cần phải nhận ra được rằng con người, kể từ khi sinh ra, rất giỏi việc đưa ra những lý do lý giải cho những suy nghĩ khiếm khuyết của mình. Nếu bạn đang có những kết luận sai lệch này thì có một sự thật là những đức tin của bạn thường mâu thuẫn với nhau và đó thường là kết quả của thiên kiến xác nhận, nhưng nếu bạn biết điều này, thì bạn đã tiến gần hơn tới sự thật rồi!
Những người tư duy phản biện cũng biết rằng họ cần thu thập những ý tưởng và đức tin của mọi người. Tư duy phản biện không thể tự nhiên mà có.
Những người khác có thể đưa ra những góc nhìn khác mà bạn có thể chưa bao giờ nghĩ tới, và họ có thể chỉ ra những lỗ hổng trong logic của bạn mà bạn đã hoàn toàn bỏ qua. Bạn không cần phải hoàn toàn đồng ý với ý kiến của những người khác, bởi vì điều này cũng có thể dẫn tới những vấn đề liên quan đến thiên kiến, nhưng một cuộc thảo luận phản biện là một bài tập tư duy cực kỳ hiệu quả.
Việc lắng nghe những ý kiến của người khác cũng có thể giúp bạn nhận ra rằng phạm vi tri thức của bạn không phải là vô hạn. Không ai có thể biết hết tất cả mọi thứ. Nhưng với việc chia sẻ và đánh giá phê bình kiến thức, chúng ta có thể mở rộng tâm trí. Nếu điều này khiến bạn cảm thấy không thoải mái, không sao cả.
Trên thực tế, bước ra ngoài vùng an toàn là một điều quan trọng để mở rộng niềm tin và suy nghĩ của bạn. Tư duy phản biện không phải là chỉ biết vài thứ, và chắc chắn không phải việc xác nhận những điều bạn đã biết. Thay vào đó, nó xoay quanh việc tìm kiếm sự thật – và biến chúng trở thành thứ bạn biết.
Lý Sự Cùn
Nguyên tắc đầu tiên là anh không được tự lừa mình,
và bản thân anh là người dễ bị lừa nhất.
– Richard P. Feynman
—
Cuốn sách này nhằm đến những người mới bước vào địa hạt suy luận có lý, đặc biệt là những người – mượn câu nói của Pascal – “bẩm sinh hiểu tốt nhất thông qua những hình ảnh thị giác”. Tôi chọn mười chín trong số những sai lầm thông thường nhất trong lập luận và hình dung chúng bằng những minh họa dễ nhớ, được bổ sung bằng nhiều thí dụ. Tôi hi vọng bạn đọc sẽ học được từ những trang này một số trong nhiều cạm bẫy thông thường nhất trong lập luận, để có thể nhận ra và tránh chúng trong thực tế.
—
Sách giải thích một cách thuyết phục về những lối ngụy biện như Ngụy biện “Bù nhìn rơm”, “Lý lẽ suy diễn thảm cảnh”, “Công kích cá nhân” và những mưu mô thông thường khác trong lập luận – chúng thật sự thiếu sót – cộng thêm những hình vẽ đẹp của bầy thú đáng yêu, diễn tả đủ mọi sai lầm logic. Thỏ nghĩ một ánh sáng lạ trên bầu trời chắc hẳn là Đĩa bay – vì không ai có thể chứng minh nó là không phải (Ngụy biện lợi dụng Giới hạn của sự hiểu biết). Còn Sư tử thì không tin khí thải có thể làm hại hành tinh, bởi vì nếu thế là đúng, thì lão không thích cái kết quả mà nó mang lại (Ngụy biện với Lý lẽ suy ngược từ hậu quả).
Một khi bạn học được cách nhận ra những sự lạm dụng lý lẽ này, bạn sẽ thấy chúng bắt đầu nảy ra khắp nơi: từ những cuộc tranh cãi trong hội nghị, đến những lời bình trên YouTube – nó khiến cho cuốn sách của dân mê máy tính này trở thành sách phải đọc đối với bất kỳ ai có thói quen khư khư giữ lấy ý mình. Nó là “thuốc giải độc” cho lối suy nghĩ mù mờ.
– Aaron Koblin, Giám đốc Sáng tạo, Google’s Data Arts Team
Những Bậc Thầy Ngụy Tạo
Có vẻ cuộc sống khắc nghiệt khiến con người cần những hình mẫu lý tưởng để hướng theo, những lời chỉ dạy để hoàn thiện bản thân. Thế giới đầy những người sẵn sàng chỉ dẫn bạn phải sống như thế nào, những cuốn sách self-help liên tục nằm trong top bán chạy nhất mọi thời đại.
Thế nhưng, liệu cuộc sống của những người thích “giảng đạo” đó có như những lời nói hoa mỹ của họ. Nếu đúng vậy, hẳn chúng ta không phải chứng kiến quá nhiều vụ bê bối tài chính, chính trị, thể thao,… bị phanh phui trong thời đại này.
Với giọng văn đầy hài hước và châm biếm, Zac Bissonnette trong Những bậc thầy ngụy tạo đã tập hợp vô số câu chuyện về những chuyên gia “nói một đằng, làm một nẻo” để chúng ta có thể thấy chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu, những lời nói hoa mỹ không làm nên giá trị một con người.
Tư Duy Biện Luận – Nghĩ Hay Hơn Hay Nghĩ
Chắc hẳn nhiều người khi thấy tiêu đề “Critical thinking” sẽ thắc mắc tại sao không phải là “Tư duy phản biện” mà là “Tư duy biện luận”? Xét về ngữ nghĩa, từ “phản biện” mang nghĩa xét lại, phản đối một quan điểm, một ý kiến nào đó. Còn khái niệm “biện luận” ở đây được dùng mang hàm nghĩa rộng hơn, có tính xây dựng và sáng tạo hơn, bao hàm các bước thu thập, phân tích, đánh giá dựa trên sự cân nhắc nhiều khả năng.
Cách chúng ta nghĩ có ảnh hưởng và quyết định đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt trong thời nay, con người bị bủa vây bởi rất nhiều áp lực và thông tin đa chiều, do đó cần có phương pháp rèn luyện, làm chủ kỹ năng tư duy để học tập và làm việc hiệu quả. Cuốn sách Tư duy biện luận – Nghĩ hay hơn hay nghĩ do tác giả Đỗ Thị Diệu Ngọc và Nguyễn Huy Cường – hai giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh biên soạn nhằm mục đích này.
Những nội dung trình bày trong cuốn sách sẽ đưa bạn đi từ những khái niệm cơ bản nhất, khám phá dòng chảy tư duy từ cổ đại với tam đại triết gia Plato, Socrates, Aristotle đến hiện đại với “bậc thầy của tư duy sáng tạo” – Bono, sau đó tìm hiểu những yếu tố căn bản của lập luận và những lỗi ngụy biện phổ biến. Và “tri thức chưa có sức mạnh chừng nào còn chưa được áp dụng” – Dale Carnegie, phần quan trọng của cuốn sách là hướng dẫn bạn phương pháp rèn luyện tư duy qua những tình huống đa dạng, sinh động trong đời sống. Phong cách viết gần gũi, sinh động, gợi mở, cuốn sách phù hợp với mọi đối tượng độc giả, đặc biệt học sinh, sinh viên.