List sách

7 sách hay về chùa Việt Nam nên đọc

7 sách hay về chùa Việt Nam. Khuyên đọc quyển Văn hóa Nghệ thuật chùa Việt: Vài nét cơ bản và Chùa Việt Nam – Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Cấp Quốc Gia.

Chùa Việt Nam – Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Cấp Quốc Gia

Chùa Việt Nam – Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Cấp Quốc Gia

Nhằm tôn vinh đạo Phật và ghi nhớ công ơn các Hòa thượng, ghi nhớ nhân dân đã có công xây dựng chùa ở khắp mọi miền tổ quốc, Trung Tâm Sách Pháp Luật – Kinh Tế liên kết với Nhà xuất bản Lao Động chúng tôi tổ chức biên soạn nội dung cuốn sách, tên gọi “Chùa Việt Nam – Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia”, với mục đích phục vụ bạn đọc hiểu thêm về lịch sử nguồn gốc các ngôi chùa ở xứ Việt, qua đó chúng ta biết xây dựng, vun đắp văn hóa truyền thống, văn hóa tâm linh ngày một tiến bộ hơn.

Hiện nay chưa xác định được thời gian đạo Phật du nhập vào Việt Nam và khởi sự phát triển như thế nào? (Một nghiên cứu cho rằng đạo Phật vào Việt Nam trong khoảng thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ hai trước Công nguyên, đánh dấu bằng truyện “Nhất Dạ Trạch” trong tập Lĩnh Nam trích quái kể lại việc Chử Đồng Tử được học đạo Phật với một nhà sư tên là Phật Quang*) Nhưng những đóng góp của Phật giáo cho văn hóa, lịch sử Việt Nam tính từ thời kỳ Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, năm 40-43 sau Công nguyên) xuyên suốt cho đến thời đại ngày nay thì đạo Phật đã gắn kết bền chặt trong sinh hoạt văn hóa đời thường và tâm thức của người dân Việt ta.

Thời nhà Đinh, nhà tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần Phật giáo Việt Nam có ảnh hưởng lớn đến các Triều đại. Đã có nhiều vị cao tăng được triều đình trọng dụng như thiền sư Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Minh Không, Pháp Loa, ra giúp tham chính và cố vấn, giúp chèo lái con thuyền đất nước trong những lúc khó khăn. Thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng đế lập ra chức tăng thống và Tăng lục để đại diện cho Phật giáo với chính quyền..

Văn hóa Nghệ thuật chùa Việt: Vài nét cơ bản

Văn hóa Nghệ thuật chùa Việt: Vài nét cơ bản

Ngôi chùa cổ truyền trên mọi miền của dải đất chữ S là kết tụ tinh thần muôn đời muôn thuở của người Việt. Đã một thời rất dài, chùa song hành cùng cuộc sống thường ngày trong việc ứng xử với cái đẹp, để trở thành những mảnh tâm hồn nhân thế và “cõng” trên lưng biết bao vấn đề của lịch sử dân tộc. Trong quá trình tồn tại, ở nhiều thời, ngôi chùa đã mang “địa vị vàng son” để trở thành trung tâm văn hóa của làng xã. “Bước đi” của ngôi chùa đã gắn chặt với quá trình phát triển về nhiều mặt của lịch sử Việt Nam. Chúng khẳng định về bộ mặt Việt riêng, không phải là một biến tướng hoặc sự trộn pha mang “dạng thuộc địa” của các dòng văn hóa lớn như trước đây có người đã từng nhận định…

Cuốn sách là kết tinh là thành quả nghiên cứu mấy chục năm của nhà nghiên cứu di sản văn hóa Trần Lâm Biền, và được các học trò dày công sưu tầm tư liệu, chụp ảnh, thiết kế để minh họa. Lần đầu tiên, cảnh quan, đồ thờ, tượng cổ, sơ đồ, bản vẽ… gắn với nhiều ngôi chùa tiêu biểu của người Việt được thiết kế và in trong sách một cách có hệ thống, chất lượng cao, đẹp và rõ nét.

Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt

Nghệ Thuật Tạo Tác Tượng Phật Trong Các Ngôi Chùa Việt

Lịch sử Phật giáo ra đời và phát triển cho đến nay đã trải qua hàng ngàn năm, song hành với nó là nghệ thuật tạo tác tượng Phật đã cho ra đời ra hàng trăm những biểu tượng để sùng tín, tưởng niệm và hành pháp. Ở mỗi quốc gia, việc tạo tác tượng Phật lại mang những đặc điểm riêng phù hợp với văn hóa và thẩm mỹ của quốc gia đó. Nằm trong dòng chảy của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Châu Á, dù rằng các tác phẩm tượng Phật Việt không qui mô hay có kích thước thật đồ sộ, nhưng với những di sản mà cha ông ta đã sáng tạo nên, ta hoàn toàn có quyền tự hào.

Từ các điêu khắc tượng Adida chùa Phật Tích, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Bút Tháp, đến những pho tượng chùa Tây Phương đã khắc họa nên một diễn trình Phật giáo đầy ý nghĩa, đậm biểu tượng bản sắc Việt. Có thể nói, công việc tạo tác tượng Phật là một công việc cầu kỳ, từ lựa chọn chất liệu cho đến việc vận dụng các nguyên tắc tạo tác và thực hành các kỹ thuật tạo hình. Nghệ thuật tạo tượng ở Việt Nam chủ yếu dựa trên kinh nghiệm dân gian truyền đời, mà ít khi dựa vào sách vở..

Chùa Việt Nam – Nhiều tác giả

Chùa Việt Nam – Nhiều tác giả

Phật giáo du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu Công Nguyên. Trong khoảng thời gian đó, các ngôi chùa đã dần dần mọc lên trong các thời gian khác nhau và trên các không gian khác nhau ở Việt Nam… Cho đến lúc mỗi làng có một ngôi chùa. Chùa Việt Nam là nơi thờ Phật, và trong nhiều trường hợp thờ cả thần.

Khảo sát trên những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam.

Phật giáo Việt Nam có lúc thịnh có lúc suy, nhưng cho đến nay ngôi chùa vẫn có một vị trí quan trọng trong hoạt động văn hóa của con người Việt Nam.

Tìm Hiểu Văn Hóa Phật Giáo Và Lịch Sử Các Ngôi Chùa Ở Việt Nam

Tìm Hiểu Văn Hóa Phật Giáo Và Lịch Sử Các Ngôi Chùa Ở Việt Nam

Phần 1. Văn hóa Phật giáo – Suối nguồn đời sống tâm linh của người Việt Nam

Ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo đến nền văn hóa dân tộc; Văn hóa Phật giáo – Biểu tượng thường hằng và triết lí nhân sinh trong cuộc sống; Nghệ thuật và các giá trị của Phật giáo – Thấm đẫm tính nhân văn và ý nghĩa triết học…

Phần 2. Văn hóa Phật giáo trong đời sống tinh thần và vật chất của người Việt Nam

Hành hương, dâng lễ đi chùa – Một nét đẹp trong đời sống tâm linh; Văn hóa Phật giáo trong kinh doanh …

Phần 3. Chùa chiền – Điểm đến của những cuộc hành hương

Các ngôi chùa tiêu biểu ở miền Bắc; Các ngôi chùa tiêu biểu ở miền Trung; Các ngôi chùa tiêu biểu ở miền Nam…

Đây là một cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho các cơ quan đơn vị và tất cả mọi người hiểu thêm các giá trị độc đáo, sâu sắc, thấm đẫm tinh nhân văn của văn hóa một tôn giáo – hòa hợp với tinh thần dân tộc, đồng thời trên nền tảng văn hóa ấy, chúng ta có thể rút ra nhiểu điểm để có thể tu dưỡng bản thân, tìm được những phương cách đơn giản nhưng sâu sắc góp phần nâng cao cuộc sống của mình.

Sáng Giá Chùa Xưa Mỹ Thuật Phật Giáo

Sáng Giá Chùa Xưa Mỹ Thuật Phật Giáo

Ăn – Mặc – Ở là những nhu cầu bức thiết nhất của mọi người ở mọi xã hội. Nhưng bên cạnh cuộc sống cơm áo, nhân dân ta còn có cuộc sống tinh thần, về mặt này ngôi chùa chính là chỗ dựa tâm linh của cả cộng đồng..

Vào Chùa Lễ Phật

Vào Chùa Lễ Phật

Cuốn sách này là một tài liệu tra cứu về các pho tượng thờ trong các chùa ở Việt Nam.

Không có một công thức duy nhất cho tất cả các chùa trong việc bài trí các pho tượng. Mỗi chùa, do những nguyên nhân khác nhau, lại có những cách bài trí riêng. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không có những điểm chung của điện thờ Phật ở các chùa nước ta. Cuốn sách này cố gắng phản ánh những điểm chung ấy.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button