List sách

12 sách hay về chữ nhẫn nên đọc

12 sách hay về chữ nhẫn. Khuyên đọc quyển Trí Tuệ Trong Đức Nhẫn, Nhẫn Nghệ Thuật Sống Yên Bình và Bàn Về Chữ Nhẫn.

Luận Về Chữ Nhẫn – Người Biết Nhẫn Nhịn Sẽ Vô Địch

Luận Về Chữ Nhẫn – Người Biết Nhẫn Nhịn Sẽ Vô Địch

Từ xưa đến nay, phần đông những người có thành tựu, làm nên, nhẫn nhịn là lời răn trong cả cuộc đời họ. Đúng như cổ nhân đã nói: “Nhẫn nhịn nhất thời gió yên sóng lặng, lùi lại một bước trời biển mênh mông”.

Nhẫn nhịn là tinh hoa của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

  • Khổng Tử nói: “Cái nhỏ mà không nhẫn nhịn sẽ gây rắc rối cho mưu tính lớn”;
  • Đạo Gia coi “nhẫn nhịn” là phép màu giữ cho mình an toàn lánh xa tai họa;
  • Tăng Quốc Phiên thời Thanh thì cho rằng: “Đứng trước số phận, nhẫn nhịn có lẽ là lối duy nhất đi tới thành công”.

Cuộc đời con người là không ngừng phấn đấu, trong quá trình phấn đấu này tất nhiên có thắng có thua, có được có mất, nhưng chỉ cần trong lòng có “nhẫn nhịn” thì dù áp lực có lớn đến đâu, cũng sẽ sóng yên biển lặng, biến nguy thành yên.

Trí Tuệ Trong Đức Nhẫn

Trí Tuệ Trong Đức Nhẫn

“Nhẫn” là một khái niệm đã xuất hiện từ lâu trong cuộc sống. Trong sách “Thượng thư” thiên “Quân Trần” đã từng nhắc nhở “cần nhẫn nại để thành công, cần bao dung để thêm đức hạnh”. Ngay các bậc hiền nhân, minh triết đều nhấn mạnh sự lợi hại của chữ nhẫn khi vận dụng nó vào đời sống. Vì thế, người đời sau luôn đặt chữ nhẫn lên hàng đầu.

Trí tuệ trong đức nhẫn (Nhẫn kinh trí tuệ) được biên soạn từ cuốn “Khuyến nhẫn bách châm”. Cái tên đã nói rõ nội dung là tập hợp những câu chuyện về đạo “Nhẫn”. Toàn bộ cuốn sách Trí tuệ trong đức nhẫn bao gồm hàng trăm đạo lý của chữ nhẫn trong hầu hết các phương diện và lĩnh vực của cuộc sống. Trong đó vừa có cái nhẫn về sự kiên quyết không dung nạp cái ác như “Nhẫn về khí”, “Nhẫn trước sắc”, “Nhẫn trước sự sủng ái”. Bên cạnh đó, lại có cả cái nhẫn về hiếu thuận, liêm khiết, đức độ như “Nhẫn trong chữ hiếu”, “Nhẫn trong chữ trí”…

Khi đi sâu vào ý nghĩa sẽ thấy muôn màu của bộ mặt nhân sinh bày ra trong sức mạnh tiềm tàng của chữ nhẫn vốn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.

Nhẫn phải có tiền đề, có nguyên tắc. Mỗi người nên dựa theo điều kiện khách quan của mình để áp dụng một cách linh hoạt, như vậy mới đạt tới đỉnh cao của chữ Nhẫn.

Nhẫn Nghệ Thuật Sống Yên Bình

Nhẫn Nghệ Thuật Sống Yên Bình

Khi cảm thấy mình bắt đầu nôn nóng và giận dữ, bạn hãy dừng lại trong giây lát và tự hỏi: “Trong ánh sáng của vĩnh cửu thì điều này có gì là quan trọng?”

Sách dạy rằng, những gì gây ra khổ não cho con con người là ham muốn và chấp trước. Những gì chúng ta ham muốn là tiền bạc, quyền lực, danh vọng…mang lại ảo tưởng rằng chúng sẽ bền vững và do đó, chúng ta bám víu vào ảo tưởng ấy. Nhưng đời sống là vô thường và mọi thứ sẽ tan biến khiến chúng ta lo âu và nôn nóng. Chỉ có sự thanh thản nội tâm mới mang lại hạnh phúc thật sự. Vậy bằng cách nào chúng ta có thể sống thanh thản?

Sách Nhẫn nghệ thuật sống yên bình sẽ đến với bạn đọc xuyên qua những thăng trầm của đời sống, giúp bạn tạo ra một con đường để trở nên thanh thản hơn, hạnh phúc hơn, bằng cách kiên nhẫn hơn với chính mình và với thế gian. Học cách kiên nhẫn, chúng ta sẽ trưởng thành như một con người sáng suốt và biết sống an lạc.

Chữ Nhẫn Và Quy Luật Thành Công

Chữ Nhẫn Và Quy Luật Thành Công

Sách gồm một số nội dung chính như sau:

  • Chữ nhẫn trong nhân cách
  • Chữ nhẫn tạo ra kiến thức và quyền lực
  • Chữ nhẫn trong việc vận dụng kiến thức
  • Chữ nhẫn và sự thành công
  • Hãy tự tìm hiểu bản thân

Bàn Về Chữ Nhẫn

Bàn Về Chữ Nhẫn

Cuộc sống của con người từ thuở khai thiên lập địa đến nay luôn luôn là một trường tranh đấu khắc nghiệt. Hầu hết người ta đã vận dụng tất cả những mưu trí sẵn có để chiếm lấy phần thắng hay tranh đoạt lợi ích cho riêng mình. Trải qua hơn 5000 năm, người Trung Quốc vốn coi trọng tính trí mưu đã đề ra không biết bao nhiêu là kế sách kỳ tuyệt, nhưng cuối cùng vẫn phải công nhận rằng trong những mưu trí ấy thì kế sách “Nhẫn” đem lại nhiều thành công nhất. Do vậy dần dần “Nhẫn” được các hiền nhân Trung Quốc đưa lên hàng tinh hoa của đạo lý chứ không chỉ đơn thuần là trí mưu nữa.

Với quan điểm nhân sinh có số phận định sẵn các hiền nhân Trung Quốc còn đưa ra lý luận là đứng trước định mệnh ấy thì không ai có thể cưỡng chống lại được nếu như chưa biết “Nhẫn”. Định mệnh có thời gian thành công huy hoàng, có thời điểm thất bại đau khổ, nếu biết “nhẫn nhịn”, chờ đúng thời cơ thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công ít nhiều, thậm chí lật ngược được thế cờ. Theo dòng thời gian và rút tỉa các kinh nghiệm trong lịch sử, “Nhẫn” đã trở thành trí tuệ cao nhất của con người và được mọi thế hệ học hỏi, lấy đó làm phương châm cho cuộc sống vốn đã quá nhiều đa đoan phức tạp. Nắm bắt được yếu quyết của chữ “Nhẫn”, không một trở ngại nào không thể vượt qua, không một gian nguy nào không thể hóa giải.

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Lão Tử Đạo Đức Kinh

Lão Tử là người huyện Khổ, nước Sở, sống trong thời Xuân Thu Chiến Quốc. Tương truyền ông là người viết bộ sách Đạo Đức Kinh, chủ yếu bàn về Đạo học và cách sống để hòa hợp với Đạo.

Ở Việt Nam, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã dịch và bình chú về cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử. Nhờ những cách hiểu và khám phá mới mẻ của mỗi nhà nghiên cứu mà nội dung quyển Đạo Đức Kinh ngày càng trở nên phong phú và nhiều màu sắc. 

Kiên Trì là Một Nghệ Thuật

Kiên Trì là Một Nghệ Thuật

Phần khó khăn nhất của việc đạt được các mục tiêu trong cuộc sông là phải đón nhận thất bại và kiên trì theo đuổi. Tất cả chúng ta đều thất bại nhiều lần nhưng có bao giờ người trong chúng ta tận dụng thất bại của bản thân như là bàn đạp để thực sự thành công trong cuộc sống? Có bao nhiêu người quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đề ra?

Hầu hết thời gian, chúng ta bị mắc kẹt trong một nỗi sợ hãi khiến chúng ta quên mất những gì đang hướng tới và phải bỏ lại sau lưng ước mơ thành công. Một khi đã nản chí, chúng ta có xu hướng buông xuôi. Đồng thời quay trở lại với những thói quen và hành vi tiêu cực. Kiên trì là một nghệ thuật trình bày một loạt tấm gương kiên trì điển hình sẽ tiếp thêm động lực cho bạn trên hành trình chinh phục những gì mình thực sự muốn trong cuộc sống.

Chữ Nhẫn Bí Quyết Văn Hóa Gia Đình

Chữ Nhẫn Bí Quyết Văn Hóa Gia Đình

Vấn đề gia đình là một vấn đề lớn. Phương Đông cũng như phương Tây, đã bàn bạc thảo luận nhiều, đến mức đã có những học thuyết riêng. Phạm vi nghiên cứu lại trải ra rất rộng. Chuyện đạo đức luân lý, chuyện hôn nhân, chuyện giáo dục trẻ em, nam nữ phòng trung hay nữ công gia chánh v.v… đều nằm trong phạm vi gia đình cả.

Ở nước ta, gia đình cũng đã được lưu ý nhiều. Ngay lúc này, đang có đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, có phong trào xây dựng gia đình văn hoá do Bộ Văn hóa chủ trì.

Chúng tôi cho rằng, nên tìm xem ở Việt Nam ta có một văn hoá gia đình chăng? Tìm bản sắc văn hóa Việt Nam, trước khi kết luận nên đi vào các khía cạnh đã. Chúng tôi đã có dịp đi tìm những biểu hiện của văn hoá dân gian (folklore) nói chung, đã nghĩ đến một văn hóa làng, nay lại tìm hiểu ở lĩnh vực gia đình, để củng cố thêm thu hoạch. Cách tiến hành nghiên cứu là thử đi hẳn vào gia đình Việt Nam qua nhiều lĩnh vực để xem chứa đựng những gì, biến hoá như thế nào. Tất nhiên phải từ cơ sở dân gian Việt Nam mà ra, nhưng chắc chắn còn tiếp thu nhiều ảnh hưởng ngoại lai khác. Ảnh hưởng của tôn giáo, của triết học, của văn học nghệ thuật v.v… Tìm qua các khía cạnh ấy mà thấy an tâm, thì chắc chắn có một văn hoá gia đình của ta. Từ cái vốn ấy mà đi vào những vấn đề hôm nay, có thể hy vọng tiến lên với tư cách “Ta vẫn là ta”, vững vàng và chắc chắn.

Cố nhiên không nên trình bày theo kiểu suy luận, mà nên làm thế nào để nói có sách, mách có chứng. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều khi bàn đến chuyện gia đình, dễ rơi vào những khuynh hướng riêng tư, thích kiểu này kiểu kia, hoặc thích nhìn vào vài cuộc điều tra, vài con số trước mắt. Như vậy cũng có thuận lợi nhất định. Nay lại nên góp thêm vào các thuận lợi này những tài liệu cơ sở chắc chắn, thì nhận định có thể sâu sắc hơn nhiều. Tập bản thảo của chúng tôi vì vậy có khá nhiều phần đọc thêm. Tiện đây, xin được các tác giả cho phép trích dẫn và trân trọng gửi lời cảm ơn.

Công trình này là một cố gắng làm việc theo hướng nghiên cứu. Nhưng chúng tôi mong nó được bạn đọc phổ thông, các gia đình xem xét và dùng được, chứ không mong nó chỉ được đặt vào các tủ sách hoặc các bàn hội nghị khoa học mà thôi. Xin phép được đề đạt lời cám ơn ấy!

100 Nết Nhẫn Nhịn Làm Đầu

100 Nết Nhẫn Nhịn Làm Đầu

Lý Bạch (Trung Quốc) nổi tiếng với những kiệt tác thơ Đường nhờ có công mài sắc, có ngày nên kim. Maxim Gorki – nhà văn Nga vĩ đại thuở nhỏ đã phải làm thuê trong hiệu giày, rửa bát trên tàu, rồi làm phụ vẽ cho hoạ sĩ…. Ông thức khuya dậy sớm, miệt mài vừa làm, vừa học nên cuối cùng đã thành tài. Leonardo Da Vinci, hoạ sĩ thiên tài người Ý thời kỳ Văn nghệ Châu Âu phục hưng để học thành tài, ngay từ khi học vỡ lòng, ông đã phải học vẽ một nghìn quả trứng, mà không quả nào được giống quả nào…

Những câu chuyện chịu cực chịu khổ kiên trì học tập mà thành tài như trên rất nhiều. Họ có người như Dachangjin (Hàn Quốc) xuất thân từ địa vị thấp hèn hoặc chỉ là những người hết sức bình thường, nhưng đại đa số họ đã sống, học tập và làm việc có nguyên tắc: Trung thực, không vụ lợi, không màng địa vị, không dao động và run sợ trước khó khăn, luôn chăm chỉ, bền bỉ vươn lên để đạt được mục tiêu mà mình đã lựa chọn.

Trong cuốn sách này tác giả đưa ra những lời bàn về chữ Nhẫn – sự nhẫn nhịn của con người trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh khác nhau trong đạo nghĩa tâm linh, trong quan hệ giữa con người với con người, trong cuộc sống…sẽ góp phần giúp bạn vững tin hơn trong việc phấn đấu học tập, rèn luyện để sớm trở thành nhân tài của đất nước.

Sức Mạnh Của Lòng Kiên Nhẫn

Sức Mạnh Của Lòng Kiên Nhẫn

Dường như thế giới chúng ta đang sống ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy không ngừng của sự bận bịu hối hả, chứa đựng bao hệ lụy của đời sống công nghiệp hiện đại. Công việc chất chồng, ra đường thì kẹt xe và khói bụi, điện thoại kêu inh ỏi cả trong giấc ngủ Tất cả những điều này có vẻ đã trở thành một phần không thể chối bỏ của cuộc sống ngày nay. Hơn lúc nào hết, con người cảm thấy mình cần một trạng thái bình yên, một cảm nhận hạnh phúc – một hạnh phúc không mâu thuẫn với sự thành đạt đòi hỏi sự nỗ lực hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta.

Sức mạnh của lòng kiên nhẫn của M.J.Ryan sẽ mang đến giải pháp cho những vấn đề trên. Tác giả nhận thấy rằng những đức tính cao đẹp muôn thuở luôn có sức mạnh đem lại ánh sáng và tình yêu cho cuộc đời chúng ta. Trong cuốn sách này, Ryan sẽ tiết lộ cho chúng ta thấy bằng cách nào mà lòng kiên nhẫn có thể giúp ta làm chậm lại nhịp sống và ngày càng có những cảm nhận tốt đẹp hơn về chính mình. Sự kiên nhẫn sẽ giúp chúng ta phát huy tối đa năng lực bản thân, cho ta khả năng chiến thắng những cơn nóng giận khiến ta phải hối tiếc sau này, giúp ta có sức mạnh theo đuổi và đạt được những điều lớn lao tưởng chừng vượt ngoài tầm với.

Ryan biết rất rõ nếu chỉ cố gắng kiên nhẫn thôi thì chưa đủ. Bà còn chia sẻ với chúng ta một thái độ cần có để giúp ta luôn có thể duy trì và củng cố lòng kiên nhẫn. Nếu bạn mong đợi bản thân tiến dần đến sự hoàn thiện và luôn luôn học hỏi, nếu bạn nhận thấy giá trị của việc kiên trì gỡ rối một vấn đề thay vì chỉ đơn giản né tránh nó, và nếu bạn ý thức rằng còn có nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng một sự việc thì lòng kiên nhẫn của bạn sẽ tăng dần theo thời gian cùng với hạnh phúc thật sự trong hiện tại. Và cao hơn hết là cảm giác mãn nguyện, hài lòng với chính mình.

Gương Kiên Nhẫn – Những Bài Học Thành Công

Gương Kiên Nhẫn – Những Bài Học Thành Công

Cuốn sách viết về:

  • Helen Keller – Một cuộc chiến đấu ghê gớm trong cảnh tối tăm mù mịt
  • Alexander Fleming – Tiên tài hay chỉ là vận may?
  • Wright và Santos Dumont – Những người chinh phục không trung
  • Gamal Abdel Nasser – Vị anh hùng của Ai Cập
  • Jean – Henry Fabre – Ti sĩ của côn trùng
  • Champollion – Người làm cho đá biết nói
  • Florence Nightingale – Một người không hề biết “cam chịu”

Thông qua cuốn sách Gương kiên nhẫn – Những bài học thành công, Nguyễn Hiến Lê truyền cảm hứng mạnh mẽ về những con người có thật, không chấp nhận thực tại trớ trêu, sống siêng năng, kiên trì, nhiệt huyết để tìm ra những điều mới mẻ. Cuộc sống của họ gặp không ít khó khăn nhưng nhờ có tính kiên nhẫn mà họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Đức Nhẫn Của Tiền Nhân

Đức Nhẫn Của Tiền Nhân

Tiền nhân của chúng ta đã phát huy đức nhẫn đến mức hoàn thiện, nhẫn nhịn đã gắn liền với cuộc sống của nhân dân lao động cần cù. Trong chữ Hán, chữ “nhẫn” được ghép bởi chữ “nhẫn” và chữ “tâm”, cho nên người Trung Quốc có câu nói: “Dao đặt trên tim là nhẫn”. Điều đó cho thấy nhẫn nhịn không phải là việc dễ dàng. Vì có nhịn ắt có bỏ, có nhịn ắt có đau, phải chịu được nỗi đau như dao cắt mới đáng gọi là nhẫn.

Có thể nói nhẫn là một sự tu dưỡng tâm hồn, giống như thế giới chìm trong băng giá chờ đợi mùa xuân đến. Tuy nhiên, nhẫn không phải là tránh, mà là chờ đợi thời cơ, là tích cự đối mặt. Còn tránh là trốn tránh vấn đề không giải quyết, giống như cưa mũi tên, bề ngoài có vẻ không có nhưng thực ra mũi tên vẫn còn găm trong thịt, chỉ là do cắn răng chịu đựng mà thôi. Cho nên có người cho đó là hành vi của kẻ hèn yếu, không hiểu bản chất của nhẫn và tránh.

Không Tử nói: “Không nhẫn nhịn việc nhỏ ắt hỏng kế lớn”, và nói: “Trong hàng trăm đức tính, nhẫn nhịn đứng hàng đầu”. Như vậy càng cho thấy tầm quan trọng của nhẫn nhịn.

Cuốn sách này chắt lọc, phân tích những tinh hoa trong tư tưởng về đức “nhẫn” của người xưa thông qua những câu chuyện, những câu nói đầy tính triết lý và trí tuệ, được trình bày dưới dạng những câu kinh, giúp bạn đọc hiểu sâu chân đế của đức “nhẫn”, từ đó chính chắn hơn trong xử thế. Hy vọng cuốn sách sẽ là trợ thủ trung thành nhất và lựa chọn sáng suốt nhất của bạn.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button