List sách

12 sách hay về chủ nghĩa hiện sinh nên đọc

12 sách hay về chủ nghĩa hiện sinh. Khuyên đọc quyển Tồn Tại Và Hư Vô, Người Xa Lạ và Dẫn Luận Về Kierkegaard.

Người Xa Lạ

Người Xa Lạ

Người xa lạ của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu năm 1942.

Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho người già cho đến gần cái chết của chính anh ta.

Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký lãnh việc gửi hàng hóa.

Lặp Lại – Một Khảo Luận Bằng Tâm Lý Học Thực Nghiệm

Lặp Lại – Một Khảo Luận Bằng Tâm Lý Học Thực Nghiệm

Lặp lại được tác giả Soren Kierkegaard cho xuất bản đồng thời với Kính sợ và run rẩy vào ngày 16 tháng Mười năm 1843, dưới bút danh Constantin Constantius.

Dễ có cảm giác rằng, đây là một tác phẩm mang tính tự truyện nhằm giải thích lý do Kierkegaard hủy hôn với Regine Olsen – tình yêu lớn trong đời ông, người phụ nữ bình thường trở nên bất tử qua các tác phẩm triết học của ông.

Lặp lại thuộc trong số tám tác phẩm quan trọng, xuất sắc nhất của Kierkegaard, nhưng cũng là cuốn sách dễ đọc, cuốn hút nhất trong số đó.

Tác giả Soren Kierkegaard là triết gia vĩ đại người Đan Mạch. Ông được suy tôn là ông tổ của Chủ nghĩa Hiện sinh.

Tồn Tại Và Hư Vô

Tồn Tại Và Hư Vô

“Tồn tại và hư vô” của J.-P.Sartre được công bố lần đầu tiên vào năm 1943 tại Paris. Đây là tác phẩm không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng trong dòng chảy của triết học hiện sinh, mà còn cho thấy rõ tư tưởng triết học hiện sinh độc đáo của J.-P.Sartre. Trong bài viết này, tác giả tập trung luận giải quan niệm của J. -P. Sartre về tự do với tư cách phương thức hiện hữu của tồn tại người và duy nhất phù hợp với tồn tại người trong mối quan hệ không thể tách rời với trách nhiệm – trách nhiệm đối với thế giới và đối với bản thân mình của con người.

Dẫn Luận Về Kierkegaard

Dẫn Luận Về Kierkegaard

Soren Kierkegaard là một trong những triết gia độc đáo nhất của thế kỷ 19, với các tác phẩm về tôn giáo, tâm lý học và văn học. Những di sản sách triết học gây ấn tượng của ông đã là nguồn cảm hứng cho nhiều khuynh hướng tư tưởng của thế kỷ 20, đặc biệt là sự trỗi dậy của chủ nghĩa hiện sinh.

Dẫn Luận Về Kierkegaard của Patrick Gardiner mang đến cho chúng ta một toàn cảnh về đời sống và suy tư của triết gia người Đan Mạch và ảnh hưởng của ông lên những dòng chảy của tư tưởng hiện đại.

“Phác họa dễ hiểu cho độc giả nhập môn về suy nghĩ của một thiên tài đã thể hiện sống động cả hai vai trò, nhà tư tưởng và hiện hữu con người.

Nhà Tư Tưởng Lớn – Sartre Trong 60 Phút

Nhà Tư Tưởng Lớn – Sartre Trong 60 Phút

Triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre giục giã chúng ta: Cần cương quyết trong việc tạo dựng đời mình, bởi vì mỗi giây phút đều chứa đựng cơ may để – qua dấn thân – chúng ta cho cuộc sống một ý nghĩa mới và tái tạo chính mình.

“Triết học cho mọi người! Bộ sách Những nhà tư tưởng lớn lần đầu tiên trình bày sâu sắc công trình của các nhà triết học quan trọng nhất: Dễ hiểu, thú vị và rất thời sự.” – Martin Politowski

“Sartre đã trở lại! Như phượng hoàng vút lên từ tro bụi: tươi tắn, hiện đại, vượt thời gian. Và còn thật nhiều điều để kể.” – Walburga Allgeier

Triết Học Hiện Sinh

Triết Học Hiện Sinh

Hai cuốn sách bán được nhanh nhất và nhiều nhất (thời ấy) là hai cuốn liên quan đến triết học tức là cuốn Triết học hiện sinh của Trần Thái Đỉnh và cuốn Những trào lưu lớn của tư tưởng hiện đại, dịch của André Maurois.

(Võ Phiến, Văn học miền Nam tổng quan, 1986)

Cuốn Triết học hiện sinh được in lần đầu tiên ở Sài Gòn, năm 1967, NXB Thời Mới ấn hành; đã tạo nên hiện tượng kỳ lạ, là cuốn sách best sellers không thuộc thể loại tiểu thuyết.

Cuốn sách “Triết học hiện sinh” (tập hợp từ các bài viết của GS. Trần Thái Đỉnh đăng trên tạp chí Bách Khoa (Sài Gòn) từ tháng 10/1961 đến tháng 9/1962) mở cửa cho chúng ta vào nền tư tưởng chủ yếu của thế kỷ XX, vào sự tìm hiểu con người. Vì vậy, nếu muốn tìm hiểu tiến trình tư tưởng của con người trong thế kỷ XX, tìm một cách sống, một cách suy nghĩ, tìm hiểu chính mình để vượt mình; hãy tìm đọc cuốn sách này, đặc biệt là các bạn trẻ và các văn nghệ sĩ muốn cách tân thơ văn.

Sách gồm 10 chương, tạm chia thành 2 phần:

3 chương đầu tìm hiểu về: Triết học hiện sinh là gì? (Lập trường của triết học hiện sinh, Triết học về con người); Những đề tài chính của triết học hiện sinh; Hai ngành của phong trào triết học hiện sinh.

7 chương sau viết về bảy triết gia hiện sinh lừng danh:

  • Kierkergaard, ông tổ hiện sinh chính thực
  • Nietzsche, ông tổ hiện sinh vô thần
  • Husserl, ông tổ văn chương triết lý hiện tượng học
  • Jaspers, hiện sinh và siêu việt
  • Marcel, hiện sinh và huyền nhiệm
  • Sartre, hiện sinh phi lý
  • Heidegger, hiện sinh và hiện hữu

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản

Thuyết Hiện Sinh Là Một Thuyết Nhân Bản là văn bản tốc kí, được Sartre sửa lại, buổi thuyết trình được tổ chức ở Paris vào thứ Hai ngày 29 tháng Mười năm 1945 theo yêu cầu của Câu lạc bộ Maintenant, do Jacques Calmy và Marc Beigbeder lập ra trong thời kì Giải phóng, với mục đích “thúc đẩy hoạt động văn học và trí tuệ”; văn bản này được Nhà xuất bản Nagel ấn hành sau đó một năm. Tại sao tác giả của Tồn tại và Hư vô (1943) lại muốn người ta chấp nhận chủ nghĩa nhân bản trong học thuyết của mình?

Ta cần nhớ rằng hai tập đầu tiên của bộ Những con đường của Tự do ngay lần đầu xuất bản đã gây được tiếng vang cũng như xì-căng-đan về chúng. Chúng ta không cần bàn nhiều về chi tiết của bộ sách, trong tập Tuổi trưởng thành và trong Ân xá, đã khiến cho các nhà tư tưởng chính thống thời đó khó chịu. Nhân vật chính bị đánh giá là nhu nhược hay khờ khạo. Sartre viết: “Tôi nghĩ rằng điều gây khó chịu nhất về các nhân vật của tôi là sự sáng suốt của họ. Họ biết họ là ai và đó là điều họ chọn để tồn tại.” Dù thiếu bến đỗ và không tự tin, Mathieu rõ ràng ít có nét chung với mẫu nhân vật sử thi hay nhân vật tích cực; cái quý giá duy nhất của anh, trong cuộc tìm kiếm bền bỉ một đời sống tự do đích thực – mang âm hưởng của cuộc truy tầm triết học trong Tồn tại và Hư vô- chính là sự sáng suốt khô khan ấy, cũng là nỗi khổ của anh ta. Điều xảy ra đối với anh, hay điều anh làm không mấy thực tế; anh không bắt đầu từ cuộc sống thực. Điều mà người ta chưa thấy đầy đủ đó là tấn kịch của trí tuệ và luân lí của một ý thức đang hình thành, mà sự tiến triển của nó vẫn chưa dừng ở cuối quyển thứ hai.

Chắc chắn là vì cả hai quyển tiểu thuyết này, vả lại chúng còn có những người biện hộ nhiệt tình, dễ đọc hơn các công trình triết học, và việc xuất bản chúng làm cho thuyết hiện sinh của Sartre có tiếng vang xa rộng; những cuộc tranh luận xoay quanh những khẳng định của Sartre trở nên nặng nề và rối beng vì cái mà ngày nay người ta ắt phải gọi là hiện tượng truyền thông – quảng cáo thổi phồng và hổ lốn, thù địch công khai hay ngấm ngầm, lối thông thái rởm – mà các lí do của nó vẫn còn chưa rõ. Kết quả của điều này là sự xâm nhập gần như lẫn nhau: của người viết qua sự tai tiếng khiến anh ta phải sửng sốt, và của công chúng qua thuyết hiện sinh; những ngữ thức không nằm trong ngữ cảnh nào như “Địa ngục là người khác”, “Hiện hữu đi trước bản chất”, “Con người là một đam mê vô ích” tản mác trên các tờ báo theo lối giật gân, được coi như là các khẩu hiệu quái gở…

Chủ Nghĩa Hiện Sinh – Dẫn Luận Ngắn

Chủ Nghĩa Hiện Sinh – Dẫn Luận Ngắn

Người ta thường thừa nhận rằng chủ nghĩa hiện sinh là một học thuyết triết học về cá nhân cụ thể. Đây vừa là vinh quang vừa là nỗi tủi nhục của nó.

Trong thời đại truyền thông đại chúng và sự hủy diệt hàng loạt, điểm sáng của chủ nghĩa hiện sinh là nó bảo vệ giá trị nội tại của cái mà Sartre, một đại diện tiêu biểu của nó, gọi “cá nhân hữu cơ tự do”, tức là, tác nhân bằng xương bằng thịt.

Do trong xã hội hiện đại con người ta bị đẩy tới chỗ phục tùng một cách không thể cưỡng lại được, nên cái mà ta gọi là “tính cá nhân hiên sinh” là một thành tựu, chứ không phải là tính cá nhân thường trực.

Từ Chủ Nghĩa Hiện Sinh Tới Thuyết Cấu Trúc

Từ Chủ Nghĩa Hiện Sinh Tới Thuyết Cấu Trúc

Từ đầu thế kỷ XX, Việt Nam vẫn điều hòa tiếp nhận nền tư tưởng phương Tây để hiện đại hóa nền văn học quốc ngữ của mình. Sự thật, triết học hiện sinh chỉ là nền triết học về con người, tìm hiểu con người trong chiều sâu, tìm hiểu ý nghĩa cuộc sống. Triết học hiện sinh đối lập với triết học cổ điển ở chỗ triết học cổ điển đi tìm những lẽ huyền bí của vũ trụ, hoặc khảo sát con người như một cái gì đã có sẵn bản chất, trong khi triết học hiện sinh khảo sát con người như một thực thế tự do, nay thế này, mai thế khác, con người có thể thay thế này mà cũng có thể thế kia. Con người hiện sinh là con người sinh động và hành động, và chính hành động xác định bản chất con người. Jean-Paul Sartre là triết gia hiện sinh đã có công đem triết học áp dụng vào văn học trong hầu hết các thể loại: tiểu luận, phê bình, kịch, truyện ngắn, truyện dài… Có thể nói chính ông và Albert Camus là những nhà văn đã gieo rắc tư tưởng hiện sinh rộng rãi nhất trên toàn cầu bằng con đường văn học chứ không phải con đường triết học.

Cuốn từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc là tập hợp những bài báo mà tác giả đã viết hoặc đã dịch, và đã được in trên các tập san Văn và Tân văn trong khoảng thời gian từ 1965 đến 1970 tại Sài Gòn. Đây không phải là một cuốn sách triết lý khô khan mà là một cuốn sách dễ đọc, đôi khi hóm hỉnh nữa. Không những tác giả đưa ra những định nghĩa ngắn gọn và dễ hiểu về triết học hiện sinh, về thuyết cấu trúc mà còn giới thiệu cả cái không khí sinh hoạt văn học của Pháp thập niên 1950. Lợi điểm của ông là ông sống tại Pháp trong suốt thời kỳ mà triết học hiện sinh đang phát triển.

Mục lục:

  • Phần 1: Chủ nghĩa hiện sinh
  • Jean-Paul Sartre, chủ nghĩa hiện sinh và chủ nghĩa hiện sinh hành động
  • Jean-Paul Sartre và việc từ chối giải Noel
  • Jean-Paul Sartre: Tiền phong là gì?
  • Tìm hiểu vở kịch Les Mouches của Jean-Paul Sartre
  • Đọc bản dịch những Ruồi của Phùng Thăng
  • Jean-Paul Sartre dưới mắt Ilya Ehrenbourg
  • Tìm hiểu đạo đức Jean-Paul Sartre
  • Cuộc tranh luận về văn nghệ giữa Jean-Paul Sartre và Yves berger claude simon
  • Jean-Paul Sartre giải thích về quyền Les Mots
  • Chúng tôi không phải là kẻ phản bội
  • Còn Sartre thì biết cho ai?
  • Jean-Paul Sartre một tiểu thuyết gia
  • Văn nghệ có thế lực gì?
  • Về kết cấu tập hồi lý La Force Des Choses
  • Về nền văn nghệ dấn thân và tiểu thuyết mới
  • Một kiếm vấn gọi là văn nghệ
  • Phần 2: Thuyết cấu trúc
  • Một buổi truyền hình đặc biệt
  • Thuyết cấu trúc dưới mắt nhà nhân chứng học Claude Lévi-Strauss
  • Miche Pocault và lịch sử
  • Khái niệm lịch sử dưới mắt Jean-Paul Sartre và Claude Lévi-Strauss và qua biến cố tháng 5-1967 ở Pháp
  • Tìm hiểu thuyết cấu trúc.

Thần Thoại Sisyphus

Thần Thoại Sisyphus

Tập sách là các tiểu luận triết học kinh điển của triết gia Albert Camus, bàn về phi lý, sự tự sát và các yếu tố xoay quanh.

Ghi Chép Dưới Hầm

Ghi Chép Dưới Hầm

Nếu Dostoyevsky tiếp tục trở thành một nhà văn, như Shakespeare, làm thay đổi nhận thức của chúng ta về con người, thì góc nhìn mới mẻ này bắt đầu trỗi dậy chính ở trong Bút ký dưới hầm, và nếu xem xét kỹ, chúng ta có thể thấy khám phá của ông vĩ đại như thế nào. Thất bại và bất hạnh đã khiến Dostoyevsky ở cách rất xa những người chiến thắng tự mãn và thế giới tinh thần của những kẻ kiêu hãnh, và ông bắt đầu cảm thấy giận dữ trước các trí thức phương Tây coi thường nước Nga. Nhưng dù muốn tranh cãi với khuynh hướng Tây hóa, ông vẫn là một sản phẩm của nền giáo dục và nuôi dưỡng theo kiểu phương Tây và vẫn thực hành một nghệ thuật phương Tây, nghệ thuật tiểu thuyết. Bút ký dưới hầm được sinh ra từ khao khát muốn viết một câu chuyện trong đó nhân vật đi qua mọi trạng thái tinh thần và ý thức, hoặc một mong ước khẩn thiết sáng tạo ra một nhân vật và một thế giới có thể giữ mọi mâu thuẫn này với nhau một cách thuyết phục.

Khi thoạt tiên ngồi xuống viết, tác giả không biết tác phẩm của mình sẽ dẫn đến đâu. Nhưng nếu ngày nay chúng ta chấp nhận rằng muốn đón nhận cái mùi của mình, rác rưởi của mình, thất bại của mình, nỗi đau của mình cũng là chuyện có thể xảy ra – nếu ta hiểu rằng việc thích bị hạ nhục cũng hợp logic – thì tức là chúng ta mắc nợ Bút ký dưới hầm. Chính từ sự lẫn lộn yêu ghét u ám và đọa đày của Dostoyevsky – sự gần gũi của ông với tư tưởng châu Âu và sự giận dữ của ông đối với tư tưởng ấy, những khao khát ngang bằng và đối lập nhau vừa muốn thuộc về châu Âu vừa chối từ nó – mà tiểu thuyết hiện đại tìm ra nguồn sáng tạo; và thật khuây khỏa biết bao khi nhớ chuyện là như thế.” (Orhan Pamuk, Những màu khác, Lâm Vũ Thao dịch, Nxb Văn học, 2013)

Dẫn Luận Về Nietzsche

Dẫn Luận Về Nietzsche

Triết gia Đức Friedrich Nietzsche (1844-1900) là nhân vật mà tên tuổi vẫn được những người theo các quan điểm đa dạng và trái ngược nhất viện đến để tìm cách biện minh cho mình, những người tìm được nguồn cảm hứng từ các tác phẩm của ông, những người vô chính phủ, những nhà nữ quyền, những kẻ quốc xã, những người sùng bái tôn giáo, những người ăn chay, những nghệ sĩ tiền phong, những tín đồ của văn minh vật chất, những người bảo thủ và nổi loạn trong chính trị và triết học… nhưng danh sách này chắc chắn không dừng lại ở đó. Hầu như không có một nhân vật văn hóa hay nghệ thuật nào ở Đức và nói chung toàn bộ thế giới phương Tây trong chín mươi năm qua lại không thừa nhận đã chịu ảnh hưởng từ ông, kể từ Thomas Mann cho đến Jung và Heidegger.

Trong Dẫn Luận Về Nietzsche, Michael Tanner đã trình bày một bức chân dung của triết gia lừng lẫy này với nhiều mảng sáng tối tương phản và gợi mở nhiều suy nghĩ về hành trạng con người ở thế kỷ của Nietzsche cũng như trong hiện tại.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button