List sách

14 sách hay về ca dao tục ngữ Việt Nam nên đọc

14 sách hay về ca dao tục ngữ Việt Nam. Khuyên đọc quyển Tục Ngữ Phong Dao, Ca Dao Giảng Luận và Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam.

Ca Dao Giảng Luận

Ca Dao Giảng Luận

Ca dao gồm đủ ba tánh cách dân tộc, đại chúng và khoa học là ba đức tánh tất yếu của một nền học thuật chơn chánh, tự đặt lấy nhiệm vụ phụng sự dân tộc, nên trải qua một cuộc hưng vong, bao nhiều triều đại và thế hệ đã qua, vẫn còn sống mãi cùng dân tộc, phản chiếu đức tánh của dân tộc một cách trung thành.

[…]

Với nội dung phong phú và tánh cách dồi dào ấy, ca dao không thể nào dò theo khuôn tập của văn học ngoại lai, hay là lặp lại những công thức, những câu sáo, học lóm với nước ngoài. Ca dao muốn có tác dụng thực tiễn và muốn làm tròn phận sự đối với dân tộc cần phải đặt theo những nguyên tắc khoa học sơ đẳng, những nguyên tắc bắt buộc phải quan sát thực tế và diễn tả đúng sát thực tế.

Tục Ngữ Phong Dao

Tục Ngữ Phong Dao – Tập 1

“Được coi là một kho vàng chung của nhân loại – Tục ngữ Phong Dao là tập hợp đầu tiên những giá trị tinh thần do các thế hệ người lao động Việt Nam sáng tạo và truyền khẩu qua hàng nghìn năm, được sưu tầm, biên soạn nghiêm túc ấn thành văn bản.” – Nhà nghiên cứu LÊ THANH HIỀN –

Học giả Nguyễn Văn Ngọc (01.3.1890-26.4.1942, hiệu Ôn Như) là một trong những người có đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục Việt Nam hồi đầu thế kỉ 20, khi quốc ngữ mới ra đời và được quảng bá tại các trường học.

Không chỉ là một người thầy, một công chức, nhà quản lí giáo dục chăm chút cho sự nghiệp giảng dạy, bồi dưỡng kiến thức, đào tạo thế hệ trẻ đương thời; Nguyễn Văn Ngọc còn chuyên tâm với việc bảo tồn, vun đắp, phát triển di sản văn hóa dân tộc. Với 18 công trình và chuyên đề chủ yếu viết bằng tiếng Việt được ông sưu tầm, tra cứu, biên soạn (chưa kể đến những đóng góp với nghệ thuật hát Chèo) tên tuổi Nguyễn Văn Ngọc vẫn luôn được độc giả nhiều thế hệ nhắc nhớ.

Tục Ngữ Lược Giải

Tục Ngữ Lược Giải

Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.

Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấy năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?

Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ.

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam – Hải Yến

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam – Hải Yến

Hợp tuyển những câu tục ngữ, ca dao hay, đặc sắc và có ý nghĩa, phản ánh phong phú về thiên nhiên, con người, tình yêu, tình cảm gia đình cũng như thực trạng xã hội Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Về hình thức, tục ngữ và ca dao Việt Nam có những đặc tính như thế, còn về nội dung, so với toàn thể văn học của nước ta, những câu ca dao tục ngữ đã phản ánh nhiều hơn về tình hình sản xuất, sinh hoạt mang đặc tính dân tộc, như chịu đựng gian khổ, bền bỉ và dũng cảm trong chiến đấu, yêu lao động, yêu tự do, những mối tình nồng thắm, lành mạnh giữa nam nữ, tình yêu quê hương, đất nước của nhân dân Việt Nam.

Ca Dao, Tục Ngữ Bằng Tranh

Ca Dao, Tục Ngữ Bằng Tranh

Tục ngữ, ca dao là kho tàng kinh nghiệm sống quý giá, là tiếng nói chứa đựng tâm tư, tình cảm của người lao động từ ngàn đời để lại. Cuốn sách là tuyển tập những câu ca dao, tục ngữ theo các chủ đề “Bài học ứng xử”, “Tình cảm gia đình”, “Tình cảm lứa đôi”, “Châm biếm”, “Chống phong kiến”. Mỗi cặp ca dao – tục ngữ có nghĩa tương đồng, được minh họa công phu theo phong cách dân gian.

Các em chắc hẳn đã bắt gặp những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc này trong cuộc sống thường ngày, trong lời mẹ ru, trong lời bà kể chuyện. “Ca dao tục ngữ bằng tranh” sẽ giúp các em hiểu thêm ý nghĩa của từng câu ca dao tục ngữ, thêm yêu và trân trọng những sáng tạo của cha ông.

Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam – Nhiều Tác Giả

Thành Ngữ Và Tục Ngữ Việt Nam – Nhiều Tác Giả

Mỗi người có một miền quê thương mến, rộng ra cho cả cộng đồng thì đó chính là cội nguồn dân tộc. Trân trọng nguồn cội dấu yêu là nền tảng căn bản để từng người con lớn lên lành mạnh. Để hiểu về dân tộc mình thì bước đầu tiên là học rành rẽ ngôn ngữ, câu chữ từ xưa truyền lại.

Ông cha ta để lại rất nhiều cụm từ, câu nói, bài thơ ngắn gọn, giản dị, giàu nhịp điệu và hình ả Thuộc những cụm từ ấy, ta giàu thêm vốn từ, ta biết thêm kinh nghiệm, và tâm hồn ta cũng “giàu có” rất nhiều. Đó là những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân Cuốn sách này lựa ra những thành ngữ và tục ngữ thường gặp và dễ hiểu với bạn đọc trên 3 tuổi, thêm chú dẫn những khái niệm cổ và khó, thêm các cụm từ gần gũi giúp các bạn đọc ít mà hiểu nhiều.

Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam – Vũ Ngọc Phan

Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam

Tác phẩm của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên (năm1996, lĩnh vực văn nghệ dân gian).

Cuốn sách được tác giả dày công sưu tầm, khảo cứu trong suốt những năm tham gia kháng chiến chống Pháp, đặc biệt từ khi chuyển sang làm công tác nghiên cứu văn – sử – địa và hoàn thành vào năm 1956. Vũ Ngọc Phan đã có phần nghiên cứu tâm huyết về đặc điểm, giá trị đặc sắc của tục ngữ, ca dao, dân ca vô cùng đa dạng và phong phú của dân tộc Việt Nam ta (trong đó có cả của một số dân tộc thiểu số) bên cạnh phần tuyển chọn công phu.

Đặc biệt, cuốn sách còn có phần biên khảo rất sớm (với tầm nhìn xa trông rộng) và rất giá trị về dân ca, bao gồm các loại hình như: hát trống quân, hát xẩm, hát quan họ Bắc Ninh, hát ghẹo Phú Thọ, hát ví, hát giặm Nghệ Tĩnh, hò Huế, dân ca miền Nam Trung Bộ, dân ca Nam Bộ…

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam – Nguyễn Hoàng Phương

Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam – Nguyễn Hoàng Phương

Trong kho tàng văn học của dân tộc, chúng ta có thể thấy phần văn học bình dân gồm ca dao, tục ngữ, thành ngữ, đồng chiếm một chỗ đứng quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân. Cho nên việc nghiên cứu chúng là cần thiết.

Với loại hình ca dao, những bài, những câu nói về trai gái hoặc vợ chồng chiếm phần đa số. Kể cả cái hay và cái nhiều cũng đủ cho ta thấy chỗ phong phú, đặc sắc của chúng.

Từ đó, ta không thể không nhận thức được chỗ đứng rực rỡ và vững vàng của loại hình này trong toàn bộ nền văn học của nước ta. Do đó, nghiên cứu loại hình ca dao, tục ngữ là một việc đòi hỏi phải có nhiều người cùng làm để có thể phát huy thêm những tinh hoa và quý giá này.

Tục Ngữ Thành Ngữ Ca Dao Việt Nam – Đức Trí

Tục Ngữ Thành Ngữ Ca Dao Việt Nam – Đức Trí

Đây là một tác phẩm có giá trị sâu sắc nhiều mặt. Công trình này là kết quả của nhiều năm nghiên cứu, tập hợp được khá nhiều tinh hoa tục ngữ, ca dao, dân ca của các cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chúng ta cũng biết rằng trong quá trình phát triển về ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc thì tục ngữ, ca dao và dân ca là những viên ngọc quý nhất, bởi nó giữ vai trò quan trọng phản ánh sinh hoạt, tâm tư tình cảm, nguyện vọng của người dân, làm phong phú đời sống, và có khi trở thành thứ vũ khí tinh thần trong các cuộc đấu tranh thiên nhiên, đấu tranh xã hội và xây dựng đất nước.

Ca Dao Tục Ngữ Dành Cho Học Sinh

Ca Dao Tục Ngữ Dành Cho Học Sinh

Theo Lịch sử văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên: Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát), để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm. Dân ca là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác lưu truyền trong dân gian ở từng vùng hoặc phổ biến ở nhiều vùng có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được ví von là “trí khôn dân gian”. Trí khôn đó rất phong phú mà cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, dễ nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.

“Lời thơ dân gian không những sẽ bước đầu cho ta làm quen với tâm tư tình cảm của đồng bào ta xưa kia mà đồng thời sẽ còn giúp ta học được những cách nói năng tài tình chính xác. Theo tôi, đối với một người Việt Nam mà thiếu những kiến thức này thì có thể xem như là thiếu một trong những điều cơ bản.” (Hoài Thanh, Một vài suy nghĩ về ca dao, Báo Văn nghệ, số 1, 2/1/1982).

Học ca dao, tục ngữ chính là học cách sống, cách làm người. Hy vọng cuốn sách Ca dao – Tục ngữ dành cho học sinh sẽ giúp ích các em học sinh trong quá trình học tập văn hóa cũng như trong đời sống hàng ngày.

Miền Ca Dao

Miền Ca Dao

“Giữa dòng chảy tất bật của cuộc sống, đôi khi ta bỗng nhớ một bài ca dao bà ru mẹ hát khi xưa. Lòng ta bỗng dịu mát, tâm trí ta an lành, tình yêu ta sâu nặng.

Tìm về ca dao là về với một miền tâm thức Việt. Ở đó ta lắng nghe tiếng thủ thỉ của bao tấm lòng hồn hậu. Đó là lời thơ được cất lên từ trái tim thấm đượm nghĩa tình, từ lối sống chín bỏ làm mười, yêu ai yêu cả đường đi, tu nhân tích đức để dành về sau.

Với tình yêu dành cho ca dao, cho tiếng Việt, hồn Việt, chúng tôi đã “rong ruổi” trong kho tàng dân gian để chọn ra hơn một trăm bài cho Miền ca dao. Dù nhỏ nhắn, Miền ca dao vẫn muốn gói ghém cho đủ những bài ca dao thể hiện phong cách ý vị của đất Bắc, nếp sống kín kẽ miền Trung, lối ăn ở bộc trực miền Nam. Và vì nhỏ, Miền ca dao chỉ đủ chứa những bài ca trong sáng, mang ý nghĩa tích cực, giàu nhân văn để bất kỳ ai cũng có thể đọc hiểu và thích thú ngâm nga.

Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam – Vân Anh

Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam – Vân Anh

Kho tàng tục ngữ cao dao Việt Nam luôn là cái nôi gửi gắm bao điều hay lẽ phải của ông cha ta đối với thế hệ sau này. Tục ngữ ca dao miểu tả những phong tục tập quán và nết ăn ở của ông cha ta qua lời ăn tiếng nói bằng nhịp điệu, những vần thơ khắc họa tình tình còn người,khơi dậy trong con người tình cảm lứa đôi,tình yêu gia đình và đặc biệt là tình yêu quê hương đất nước.

Với ngôn ngữ mộc mạc, rất đời thường nhưng tô điểm rất đậm nét các vấn đề xã hội được thể hiện qua sự truyền miệng, xuất hiện nhiều dị bản khác nhau, nhưng ca dao tục ngữ vẫn không mất ý nghĩa vốn có của nó

Cuốn Tục ngữ ca dao Việt Nam được biên soạn dựa trên những mảng đề tài chính:

  • Tục ngữ về thiên nhiên, đất nước và con người
  • Tục ngữ ca dao về tình yêu đôi lứa, hôn nhân và tình cảm
  • Tục ngữ ca dao thời kỳ phong kiến

Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam – Ngọc Hà

Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam

Tục ngữ ca dao là kho tàng văn chương chung của dân tộc Việt Nam: cùng chung sáng tác, lưu truyền từ đời nọ qua đời kia và chia sẻ những giá trị từ kho tàng ấy.

Tục ngữ ca dao là những lời khuyên về đạo làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Ngoài ra còn làm vui cuộc đời bằng những lời thơ tình tứ, lãng mạn..

Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam

Ca Dao Tục Ngữ Phật Giáo Việt Nam

Trải suốt hơn 2000 năm từ khi du nhập, Phật giáo đã bắt rễ sâu rộng trên mặt đất Việt Nam, cùng với dân tộc trải qua những thăng trầm lịch sử. Ảnh hưởng của Phật giáo đối với dân tộc từ trong tư duy, tình cảm, thể hiện ra trong ngôn ngữ và trong mọi sinh hoạt của cuộc sống.

Trong quyển sách này, các tác giả muốn đề cập đến ca dao, tục ngữ Phật giáo Việt Nam, một mảng văn học rất phong phú vô cùng quan trong định hình cho văn hoá Việt Nam. CA DAO TỤC NGỮ PHẬT GIÁO VIỆT NAM bao gồm gần 2000 câu ca dao tục ngữ được sưu tầm chọn lọc qua các tài liệu văn học, từ các bậc Trưởng lão, các vị Thiện tri thức, đồng sự, và quần chúng phật tử.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button