List sách

12 sách hay về Toyota nên đọc

12 sách hay về Toyota. Khuyên đọc quyển Hệ Sinh Thái Toyota, Chiến Lược Tiếp Thị Toàn Cầu Của Toyota và Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới.

Chiến Lược Tiếp Thị Toàn Cầu Của Toyota

Chiến Lược Tiếp Thị Toàn Cầu Của Toyota

Toyota đã phát triển từ một liên doanh thành một trong những doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu bởi nhờ tư duy đổi mới – dùng Tư duy Đột phá để đưa ra cách tiếp cận triết học mới nhằm giải quyết vấn đề, ngược hẳn lối tư duy thông thường.

Được viết bởi cựu giám đốc điều hành Toyota và cũng là cha đẻ của Tư duy Đột phá, Chiến lược tiếp thị toàn cầu của Toyota – Đổi mới bằng Tư duy đột phá và Kaizen đã:

  • Khám phá “Tư duy Đột phá” của Toyota.
  • Xem xét cách Toyota thu thập thông tin.
  • Minh họa cách Toyota xây dựng và duy trì văn hóa kinh doanh độc đáo.
  • Chỉ rõ cách Toyota “đến với khách hàng” và nghiên cứu toàn diện cách khách hàng sử dụng sản phẩm Toyota.
  • Cho thấy các loại xe của Toyota đã trở thành những mẫu xe bán chạy nhất tại Mỹ.

Các tác giả đã khám phá những tập quán tư duy cũng như chiến lược tiếp thị toàn cầu của Toyota mà ngay từ những năm 1980 đã được mở rộng theo cấp số nhân. Độc giả sẽ hiểu tầm quan trọng của tập quán tư duy tại nơi làm việc và sẽ biết cách áp dụng chúng thông qua điển hình là Toyota.

Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota

Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota

Kaizen là hệ thống phát huy trí tuệ con người

Thu được thành quả lớn từ việc thực hiện những việc nhỏ

Chính lúc gặp khó khăn mới là cơ hội

Phương thức sản xuất Toyota có nói rằng “thắng thua được quyết định bởi số lượng của trí tuệ được đưa ra”.

Nếu chỉ làm những việc giống người khác thì không thể tạo ra năng lực cạnh tranh. Ví dụ, nếu sử dụng cùng loại máy móc để sản xuất cùng một loại sản phẩm với đối thủ, thì không thể nào chiến thắng được. Việc đưa “trí tuệ của con người” vào cách sử dụng máy móc là cần thiết. Cùng một máy móc, nhưng tùy theo cách tùy chỉnh và hàm lượng trí tuệ của con người mà công ty có thể nâng cao sức cạnh tranh đối với công ty khác.

Tôi đột nhiên suy nghĩ không biết từ trước tới giờ, Toyota đã tích lũy được bao nhiêu trí tuệ. Theo số liệu thống kê, có một năm tổng số phương án Kaizen đã được đề xuất là 650.000 phương án. Từ năm 1950, Toyota bắt đầu áp dụng chế độ “đề xuất Kaizen”. Không phải năm nào cũng có số lượng phương án Kaizen lớn như trên, nhưng giả sử mỗi năm có khoảng 500.000 phương án được thực hiện thì trong 60 năm qua, Toyota đã thực hiện khoảng 30 triệu phương án Kaizen.

Đây chính là cơ sở để Toyota trở thành số một thế giới. Mỗi năm Toyota sản xuất 10 triệu xe tại hàng chục quốc gia trên thế giới, tạo ra lợi nhuận trên 2 nghìn tỷ yên. Có thể nói nguồn gốc tạo ra sự phát triển của Toyota chính là từ 30 triệu phương án Kaizen này..

Hệ Sinh Thái Toyota

Hệ Sinh Thái Toyota

Hệ Sinh Thái Toyota là cuốn biên niên sử và những phân tích chi tiết nhất về phương thức sản xuất Toyota.

Mô hình 4Ps và 14 nguyên lý của Phương thức Toyota bao gồm:

Giải quyết vấn đề (tiếp tục nâng cấp và học hỏi)

  • Học tập liên tục có tổ chức qua Kaizen và Hansei
  • Tự đi tìm hiểu để qua đó hiểu tình thế (Genchi Genbutsu)
  • Đưa ra quyết định từ từ bằng cách đồng thuận

Con người và đối tác (tôn trọng, thách thức, phát triển họ)

  • Phát hiện những nhà lãnh đạo sống với triết lý
  • Tôn trọng, phát triển và đặt ra thách thức với nhân viên
  • Tôn trọng, thử thách và giúp đỡ các nhà cung cấp

Quá trình (loại bỏ lãng phí)

  • Thiết lập luồng quy trình liên tục để làm lộ diện sai sót
  • Sử dụng những hệ thống kéo để tránh sản xuất thừa
  • Bình chuẩn hóa khối lượng công việc (Heijunka)
  • Dừng lại khi có vần đề về chất lượng (Jidoka)
  • Chuẩn hóa các nhiệm vụ cải tiến liên tục
  • Sử dụng kiểm soát trực quan để không còn một vấn đề nào bị giấu giếm.
  • Chỉ đặt sự tin cậy vào các công nghệ đã được kiểm tra

Triết lý (suy nghĩ lâu dài)

  • Đưa ra các quyết định quản lý dựa trên triết lý dài hạn, ngay cả khi phải hy sinh những mục tiêu tài chính ngắn hạn

Thất Bại Học Của Toyota

Thất Bại Học Của Toyota

“Chừng nào có suy nghĩ “thất bại là thứ phải tránh” thì chúng ta sẽ cho thấy thái độ muốn trốn tránh thất bại. Nhưng rồi một lúc nào đó, thất bại bị lặp lại, khiến sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Sợ thất bại khiến chúng ta không muốn thử sức với vấn đề khó và những điều mới,nhà sách online khiến bản thân cũng như tổ chức không có sự tiến bộ.”

Không giấu thất bại, khi gặp sự cố không cốt truy cứu trách nhiệm và đổ lỗi cho cá nhân mà tập trung tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề và cùng suy nghĩ để không bao giờ lặp lại thất bại tương tự. Sách Thất bại học của Toyota đó chính là nghệ thuật làm việc biến “lỗi” thành “thành quả”.

Giải Quyết Vấn Đề Theo Phương Thức Toyota

Giải Quyết Vấn Đề Theo Phương Thức Toyota

Suy nghĩ dựa trên 8 bước giải quyết vấn đề sẽ giúp bất cứ ai cũng có thể phân tích được một cách logic xem: “vấn đề là gì?”, “vấn đề xuất phát từ đâu?”, “làm sao để giải quyết vấn đề?”.

Nếu bạn có thể suy nghĩ dựa trên 8 bước này, công việc cũng như nơi làm việc của bạn chắc chắn sẽ có thay đổi đáng kể:

  • 1. Làm rõ vấn đề.
  • 2. Nắm bắt hiện trạng.
  • 3. Thiết lập mục tiêu.
  • 4. Suy nghĩ tới cùng nguyên nhân cốt lõi.
  • 5-7. Lập đối sách giải quyết và thực thi đối sách.
  • 8. Tiêu chuẩn hóa

Tác giả: Yoshihito Wakamatsu

Tất Cả Trên Một Trang Giấy – Kỹ Thuật Tóm Tắt Học Được Từ Toyota

Tất Cả Trên Một Trang Giấy – Kỹ Thuật Tóm Tắt Học Được Từ Toyota

Thứ mà tất cả các nhân viên của Toyota phải có khi họp là gì?

Trên tay tất cả các nhân viên Toyota lúc nào cũng có một tờ tài liệu. Đây là khung cảnh thường thấy và xảy ra như một lẽ đương nhiên tại công ty. Chẳng hạn, các nhóm sẽ họp mỗi tuần một lần và trong các cuộc họp, cả trưởng nhóm và khoảng mười mấy nhân viên đều cầm một tờ giấy A3, trong đó tổng hợp lại tình hình tiến độ công việc của từng thành viên. Ở Toyota, tất cả các tài liệu dùng trong công việc đều được trình bày trên một trang A3 hoặc A4, và thói quen ấy đã trở thành một nét văn hoá trong toàn thể công ty.

Báo cáo, kế hoạch, tài liệu cuộc họp, biên bản ghi nhớ nội dung cuộc họp, tài liệu dùng khi đi đàm phán với khách hàng, bài phát biểu, danh sách xác nhận lịch trình, tài liệu dùng để đánh giá khi phỏng vấn ứng viên… cho dù là loại tài liệu nào, có nội dung phức tạp đến đâu đi nữa, về nguyên tắc đều sẽ chỉ dùng “Một trang giấy”. Việc này có thể ư? Trong khi mỗi lần hội họp, trên tay mỗi người chúng ta đều lỉnh kỉnh hàng sấp giấy tờ nhiều không kể nổi? Nhưng đó là sự thật. Cũng giống như cách USB được phát minh ra để chứa hơn chục GB dữ liệu, thì “một trang giấy” hoàn toàn có thể chứa cả chục sấp giấy tờ đang khiến bạn khổ sở. Đây là một phương pháp tóm tắt, trình bày vô cùng khoa học và đặc biệt tiết kiệm thời gian, đồng thời tăng hiệu quả diễn đạt mà bất kỳ ai cũng nên học hỏi..

Nghệ Thuật Đào Tạo Cấp Quản Lý Của Toyota

Nghệ Thuật Đào Tạo Cấp Quản Lý Của Toyota

Số lượng ô tô bán ra của Toyota nhiều nhất trên thế giới. Ba năm liên tiếp đạt mức lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử và có tới trên 330000 nhân viên (số liệu năm 2014- 2016).

Có một điều mà Toyota – nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới luôn coi trọng hàng đầu đó là xây dựng công xưởng vững mạnh. Tuy nhiên, yếu tố cần thiết để có một công xưởng vững mạnh không phải là chỉ đào tạo một nhà lãnh đạo xuất sắc duy nhất. Toyota coi trọng đào tạo những lãnh đạo ưu tú (số nhiều).

Ở Toyota, những thế hệ cấp trên kế tiếp sẽ kế thừa những bí quyết đào tạo của các thế hệ lãnh đạo trước đó.

Nghệ thuật đào tạo cấp quản lý của Toyota tổng hợp những bí quyết đào tạo con người và bồi dưỡng lãnh đạo của Toyota, lý giải lý do vì sao Toyota không cần một lãnh đạo xuất chúng nhưng vẫn trở thành công ty hàng đầu thế giới.

Ở Toyota, để trở thành lãnh đạo cấp cao, người lãnh đạo buộc phải có năng lực cao trong giải quyết vấn đề định hướng mục tiêu và đào tạo được lớp quản lý kế cận cho tương lai ngay tại chính nơi mình làm việc.

Đối với công ty có quy mô nhỏ, người lãnh đạo công ty đó chỉ cần là giám đốc hay một vài quản lý cao cấp là đủ. Tuy nhiên, làm thế nào để công ty đi vào quỹ đạo và phát triển bền vững? Nếu tất cả chỉ nằm trong tay một người lãnh đạo, có thể công ty đó vẫn vận hành được nhưng sẽ chỉ phát triển được tới một giới hạn nhất định. Chính vì vậy, để liên tục phát triển công ty lớn mạnh, việc đào tạo người quản lý ở cấp bộ phận là rất quan trọng.

Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota

Nghệ Thuật Đào Tạo Nhân Sự Theo Phong Cách Toyota

Khi nhắc tới Toyota, mọi người thường nghĩ tới “Phương thức sản xuất Toyota”, “Just in time” hay “hệ thống chế tạo sản phẩm năng suất cao”. Nhưng thực chất, đó mới chỉ là một phần về sản xuất tại Toyota.

Toyota không đào tạo những nhân viên na ná nhau và chỉ biết nghe theo chỉ thị từ cấp trên.

Để tạo ra sản phẩm hiệu quả, nâng cao tối đa năng suất, không thể thiếu việc đào tạo những nhân viên biết tự suy nghĩ, tự thân vận động. Cách suy nghĩ này đã được thấm nhuần ở Toyota.

Vì vậy, cấp trên Toyota không những phải cố gắng theo đuổi hiệu suất, thành quả làm việc mà còn phải tập trung đào tạo cấp dưới.

Thậm chí, họ còn suy nghĩ chính việc đào tạo cấp dưới sẽ liên quan trực tiếp đến thành tích của cấp trên và tăng doanh thu của công ty.

Những nhân vật xuất hiện trong cuốn sách này đều là những nhân viên Toyota kì cựu, từng làm việc trong khoảng thời gian từ nửa đầu năm 1960 đến nửa sau năm 2000. Hiện nay họ đã trở thành những chuyên gia đào tạo tại công ty OJT Solutions (thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản).

Tất cả các chuyên gia này đã từng có kinh nghiệm đảm nhiệm các vị trí như: tổ trưởng, xưởng trưởng… quản lý từ 100 đến 500 nhân viên trong Toyota.

Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới

Top 1 Toyota – Những Bài Học Về Nghệ Thuật Lãnh Đạo Từ Công Ty Sản Xuất Ô Tô Lớn Nhất Thế Giới

Có thể Toyota là nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới, nhưng câu chuyện về công ty này còn chứa đựng nhiều điều hơn là về những chiếc ô tô. Cuốn sách thắp lên ánh sáng của những bài học lãnh đạo có giá trị và hữu ích nhất rút ra từ phương pháp kinh doanh độc đáo của công ty. Những hướng dẫn cụ thể và một lộ trình rõ ràng để gặt hái được thành công được nhắc đến trong cuốn sách sẽ truyền cảm hứng tuyệt vời nhất cho bạn đọc.

“Chúng tôi không muốn trở thành công ty lớn nhất, mà chỉ muốn là công ty tốt nhất”

Đó là lời khẳng định của Jim Press, Chủ tịch Toyota Motor chi nhánh Bắc Mỹ khi nói về cách thức kinh doanh của Toyota.

Câu thần chú kinh doanh của công ty này không hề liên quan nhiều đến những khoản thu nhập hằng quý hay lợi nhuận ròng, mà đó là sự phấn đấu mỗi ngày trong việc phát triển con người. Đó không phải là một kế hoạch kinh doanh mà là một triết lý.

Sự quyết tâm được thể hiện trong tuyên bố của công ty về môi trường làm việc luôn lớn hơn so với sự quyết tâm trong bất kỳ lá thư nào gửi đến cổ đông, nhưng giá cổ phiếu của Toyota vẫn tiếp tục tăng.

Có người cho rằng một phần thành quả của Toyota là nhờ vào di sản và kỷ luật mạnh mẽ của người Nhật, nhưng chỉ có một vài câu chuyện thành công được giải thích theo cách đơn giản như vậy. Không những thế, việc thiết kế, sản xuất và bán ra gần 10 triệu chiếc xe mỗi năm, trong khi vẫn giữ được sự hứng thú cho phần lớn khách hàng của họ, chưa bao giờ là điều dễ dàng. Một số người có thể gán sự thành công của Toyota cho hệ thống sản xuất độc đáo và hiệu quả của họ, luôn không ngừng tạo ra những chiếc ô tô ấn tượng nhất trong ngành. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần rất nhỏ trong thế mạnh của Toyota..

Nghệ Thuật Chuẩn Bị Và Lên Kế Hoạch Theo Phương Thức Toyota

Nghệ Thuật Chuẩn Bị Và Lên Kế Hoạch Theo Phương Thức Toyota

Thời gian là tài nguyên mà tất cả mọi người được thượng đế ban tặng một cách công bằng. Tuy nhiên, phương pháp để sử dụng thời gian hiệu quả lại ít được giảng dạy ở trường học. Mỗi cá nhân thường tự trang bị kỹ năng quản lý thời gian thông qua công việc.

Để nâng cao năng suất công việc, năng lực lên kế hoạch và sắp xếp công việc (chuẩn bị công việc) là không thể thiếu.

Chuẩn bị công việc không phải là phương pháp chỉ để hoàn thành sớm công việc mà là những know-how (bí quyết) vừa giúp nâng cao tốc độ, vừa duy trì chất lượng của công việc, từ đó nâng cao thành quả đạt được.

Nội dung chính của cuốn sách Nghệ thuật chuẩn bị và lên kế hoạch theo phương thức Toyota được chọn lọc từ những câu nói, câu chuyện thực tế của những người từng là quản lý, công xưởng trưởng làm việc tại Toyota từ những năm 1960 cho đến năm 2015. Hiện nay, họ là các chuyên gia đào tạo “nâng cao năng suất, chất lượng” tại công ty cổ phần OJT Solutions (trụ sở tại thành phố Nagoya, tỉnh Aichi). Cuốn sách đúc kết kinh nghiệm, phương pháp có thể áp dụng được cho bất kỳ ai đang làm việc ở bất kỳ ngành nghề, lĩnh vực nào.

“Toyota có thể sản xuất một chiếc xe hơi xe hơi từ hơn 30 ngàn chi tiết chỉ trong vòng một phút. Toyota có thể sản xuất với hiệu suất cao như vậy là nhờ có “phương thức sản xuất Toyota” được xây dựng và hoàn thiện trong suốt một thời gian dài.

Có thể có một số người nghĩ rằng “Vì Toyota là một công ty lớn, nên chuyện Toyota có thể sản xuất một chiếc ô tô trong vòng một phút thực ra cũng chẳng có gì lạ cả”. Nhưng không hẳn vậy, để làm được điều này Toyota đã phải rất cố gắng, đặc biệt là nhờ vào đội ngũ làm việc tại công xưởng.

Đặc trưng của Toyota được tóm gọn trong 3 chữ “Just in time”. Định nghĩa một cách đơn giản, just in time là “Tốc độ sản xuất bằng với tốc độ bán sản phẩm ra ngoài thị trường”. Để có thể làm được việc này thì thời gian hoàn thiện sản phẩm (thời gian cần thiết từ khi bắt tay vào công việc sản xuất cho đến khi hoàn thành tất cả các công đoạn) tính từ khi nhập các chi tiết cho đến khi sản phẩm được bán ra phải được rút ngắn một cách tối đa. Đây là sứ mệnh khi sản xuất ô tô và cũng là một trong những điểm mạnh của Toyota.

Nền tảng của khả năng rút ngắn thời gian sản xuất xuống mức tối đa là trí tuệ đã được tính luỹ trong một thời gian dài và từ năng lực chuẩn bị và sắp xếp công việc mà nhân viên Toyota đã áp dụng trong công xưởng.”

Nghệ Thuật Làm Việc Cho Ra Kết Quả Của Toyota

Nghệ Thuật Làm Việc Cho Ra Kết Quả Của Toyota

Tác phẩm

Ra đời từ nửa sau thế kỉ 19 với xuất phát điểm là một xưởng mộc chuyên đóng và chế tạo máy dệt ở một vùng quê của Nhật Bản, sau gần 150 năm, Toyota đã vươn lên trở thành công ty đa quốc gia chuyên sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới. Độ “khủng” của công ty Toyota không chỉ nằm ở số lượng xe sản xuất hàng đầu thế giới hay lợi nhuận ròng đạt đến 2.000 tỉ yên, mà chính là nằm ở “năng lực làm việc để liên tục tạo ra được thành quả”.

Trong quá trình miệt mài không ngừng xây dựng và trưởng thành của mình, Toyota đã luôn phải đương đầu với vô vàn thử thách. Năm 1950, công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Kể từ năm 2008, công ty liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn đến từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Lehman, đồng thời thu hồi sản phẩm trên quy mô lớn. Năm 2011, Toyota còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất sóng thần lịch sử tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ vào tích lũy Kaizen hằng ngày nên Toyota vẫn liên tục duy trì, cho ra thành quả mà không cần phải cắt giảm nhân sự hay rút gọn các mảng kinh doanh.

Đặc trưng của phương thức Toyota là “luôn luôn thay đổi”, tự mình phải nhận ra vấn đề, tự suy nghĩ bằng trí tuệ bản thân, và cuối cùng là tiến hành với tất cả trách nhiệm của mình. Không phải đợi đến lúc rơi vào tình thế bắt buộc thì mới chịu thay đổi, Toyota quan niệm cần tiến hành kaizen hằng ngày và biến đó thành chuyện đương nhiên. Khi kinh doanh thuận lợi càng phải mạnh dạn thay đổi lớn. Ý chí mạnh mẽ đối với sự thay đổi đã giúp Toyota có sức đề kháng lớn đối với các nguy cơ, khó khăn, và Toyota dường như đã dẫn đầu việc đón đầu xu thế.

Nói đến phương thức Toyota, chúng ta thường liên tưởng tới công xưởng sản xuất, nhưng thực ra phương thức này có thể áp dụng cho tất cả các bộ phận, từ nghiên cứu, phát triển sản phẩm, kinh doanh, bán hàng, cho đến cả các bộ phận gián tiếp trong công ty. Cuốn sách này sẽ tập trung giới thiệu các ví dụ thực tiễn về cách thức áp dụng phương thức Toyota trong khâu nghiên cứu, bán hàng và các bộ phận gián tiếp, được đúc rút trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của hãng, từ đó cung cấp cho độc giả những bài học quý báu về cách làm việc hiệu quả theo phương thức Toyota. Thông qua cuốn sách, độc giả sẽ hiểu thêm nhiều điều về một trong những hãng xe hơi hàng đầu thế giới, cũng như cách nghĩ, cách làm đã giúp họ vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách để làm nên một hãng xe đình đám như ngày hôm nay.

Dọn Dẹp Theo Phương Thức Toyota

Dọn Dẹp Theo Phương Thức Toyota

Ra đời từ nửa sau thế kỉ 19 với xuất phát điểm là một xưởng mộc chuyên đóng và chế tạo máy dệt ở một vùng quê của Nhật Bản, sau gần 150 năm, Toyota đã vươn lên trở thành công ty đa quốc gia chuyên sản xuất ô tô lớn hàng đầu thế giới. Độ “khủng” của công ty Toyota không chỉ nằm ở số lượng xe sản xuất hàng đầu thế giới hay lợi nhuận ròng đạt đến 2.000 tỉ yên, mà chính là nằm ở “năng lực làm việc để liên tục tạo ra được thành quả”.

Trong quá trình miệt mài không ngừng xây dựng và trưởng thành của mình, Toyota đã luôn phải đương đầu với vô vàn thử thách. Năm 1950, công ty phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Kể từ năm 2008, công ty liên tục phải gánh chịu nhiều khó khăn đến từ hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Lehman, đồng thời thu hồi sản phẩm trên quy mô lớn. Năm 2011, Toyota còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ trận động đất sóng thần lịch sử tại khu vực Đông Bắc Nhật Bản. Dù gặp phải những khó khăn như vậy, nhưng nhờ vào tích lũy Kaizen hằng ngày nên Toyota vẫn liên tục duy trì, cho ra thành quả mà không cần phải cắt giảm nhân sự hay rút gọn các mảng kinh doanh.

Bí quyết nào tạo nên sức mạnh của Toyota?

Khi đặt câu hỏi này, có lẽ phần lớn mọi người sẽ đưa ra câu trả lời: “Đó là khả năng Kaizen tại nơi làm việc”.

Kaizen của Toyota vốn là hệ thống được sinh ra tại nơi sản xuất nhưng đồng thời Kaizen cũng được xem là hệ thống đào tạo những con người biết suy nghĩ thông qua tạo ra những cơ hội để họ đưa ra trí tuệ. Chính vì luôn tìm kiếm sự đổi mới, cải tiến liên tục mà môi trường làm việc của Toyota luôn đạt đến sự chuyên môn hóa cao, giảm thiểu lãng phí, đạt hiệu suất lao động tối đa và con người luôn làm chủ thiết bị, máy móc. Bộ sách sử dụng nhiều ví dụ trong công xưởng sản xuất Toyota, nhưng nếu suy nghĩ ở khía cạnh “phương pháp tư duy” thì bộ sách này có nhiều kinh nghiệm mà bất kỳ ai, bất kể lĩnh vực nào, thậm chí học sinh tiểu học cũng có thể áp dụng để tạo ra thành quả.

Kaizen là hành vi thay đổi hiện trạng để vượt qua giới hạn. Chỉ cần tích lũy những Kaizen nhỏ trong sinh hoạt thường ngày cũng có thẻ tạo ra sức mạnh lớn. Thành công của Toyota đã minh chứng cho điều này. Sự trưởng thành của con người là không giới hạn. Dù là học sinh sinh viên, dù là nhân viên văn phòng hay là người làm việc tại công xưởng, nếu “Kaizen hằng ngày” chắc chắn bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn.

Đặc trưng của phương thức Toyota là “luôn luôn thay đổi”, tự mình phải nhận ra vấn đề, tự suy nghĩ bằng trí tuệ bản thân, và cuối cùng là tiến hành với tất cả trách nhiệm của mình. Không phải đợi đến lúc rơi vào tình thế bắt buộc thì mới chịu thay đổi, Toyota quan niệm cần tiến hành Kaizen hằng ngày và biến đó thành thói quen. Chính lúc kinh doanh thuận lợi mới là lúc càng phải mạnh dạn thay đổi lớn. Ý chí mạnh mẽ đối với sự thay đổi đã giúp Toyota có sức đề kháng lớn đối với các nguy cơ, khó khăn, và Toyota dường như đã thành công trong việc đón đầu xu thế.

Phương thức sản xuất Toyota TPS (Toyota Production System) là bí quyết thành công nổi tiếng nhất của thương hiệu này, được Toyota áp dụng rộng rãi ở tất cả các công xưởng và chi nhánh trên khắp thế giới. Ngoài việc giải quyết triệt để những vấn đề trong quá trình sản xuất gây phát sinh phế phẩm hoặc ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm thì Toyota luôn chú trọng tới việc suy nghĩ trước giải pháp để không xảy ra vấn đề. Đó là triết lý kinh doanh hướng tới chất lượng cao nhất và đáp ứng tốt nhất, đầy đủ nhất và kịp thời nhất nhu cầu của khách hàng. Đó là nỗ lực không bao giờ ngừng để có được sự hoàn hảo, cải tiến sáng tạo liên tục mọi phương pháp và quy trình sản xuất và tiêu thụ, từ công đoạn đầu tiên cho tới thành phẩm là chiếc ôtô, từ khi xuất xưởng cho tới dịch vụ chăm sóc khách hàng, duy tu bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm.

Phương thức sản xuất Toyota được tượng trưng bởi những khái niệm như Just In Time, Kanban, Kaizen. Phương thức này đã quá nổi tiếng khi chúng ta nhắc tới cái tên Toyota. Ở đâu đó vẫn có những suy nghĩ như “văn phòng của chúng tôi không thể bắt chước cách làm nơi công xưởng của Toyota được” hay “một số cá nhân có áp dụng đi chăng nữa thì cũng chẳng có ý nghĩa gì trong tổ chức”. Những suy nghĩ này là những điều ngộ nhận. Just In Time hay Kanban đúng là không phải cách làm mà ai cũng có thể bắt chước ngay được, nhưng dọn dẹp thì dù công ty nhỏ tới mấy, dù bạn làm việc gì đi chăng nữa thì đều có thể áp dụng ngay lập tức. Dọn dẹp theo phương thức Toyota không cần tới một hệ thống lớn, cũng không cần tiêu tốn nhiều kinh phí.

Cuốn sách này tổng hợp kinh nghiệm, trí tuệ của những chuyên gia đào tạo thuộc công ty OJT Solutions (tỉnh Aichi, Nhật Bản) là những người đã từng có kinh nghiệm làm việc tại bộ phận sản xuất và phát triển sản phẩm của Toyota từ những năm 1960 cho tới nay. Những chuyên gia đào tạo đang tiến hành tư vấn hỗ trợ nâng cao hiệu quả kinh doanh và đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều công ty bằng cách áp dụng những kinh nghiệm và cách suy nghĩ được bồi đắp nhiều năm tại Toyota. Những nội dung được giới thiệu trong cuốn sách này cũng bao gồm một phần cách nhìn nhận vấn đề liên quan tới công xưởng của Toyota và cả “hiện trường” của những công ty mà các chuyên gia đào tạo đã tư vấn. Thông qua phương pháp dọn dẹp theo phương thức Toyota, chúng tôi hy vọng các bạn có thể nâng cao hiệu suất cho công việc và nơi làm việc bằng cách tạo ra môi trường làm việc không lãng phí, không căng thẳng. Đây cũng là điều mà đội ngũ chuyên gia đào tạo chúng tôi mong muốn hơn tất cả.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button