List sách

11 sách hay về Samurai nên đọc

11 sách hay về Samurai. Khuyên đọc quyển Võ sĩ đạo linh hồn Nhật Bản, Ngũ luân thư và Shogun cuối cùng.

Ngũ Luân Thư

Ngũ Luân Thư

Miyamoto Musashi (1584 – 1645) được xưng tụng là Thánh Kiếm của Nhật Bản thời tiền Mạc Phủ Tokugawa, sáng lập ra môn phái Niten Ichi Ryu (Nhị thiên Nhất lưu). Sau khi sống sót qua trận tử địa Sekigahara giữa Đông Quân và Tây Quân, Miyamoto Musashi đã lang bạt khắp nơi, tự rèn luyện mình để trở thành một kiếm sĩ nổi danh và thành công nhất Nhật Bản với chiến tích chưa từng thất bại trước bất cứ đối thủ nào.

Trong những năm tháng cuối đời, Musashi đã viết binh pháp thư Ngũ Luân Thư, nhằm đúc kết những quan sát, kinh nghiệm trong quá trình chiến đấu của mình và bàn luận về cái Đạo của người kiếm sĩ.

Ngũ Luân Thư bao gồm “Địa quyển”,” Hỏa quyển”, “Thủy Quyển”, “Phong quyển” và “Không quyển”, chủ yếu bàn về võ nghệ, kiếm pháp, cái Đạo của người học kiếm và là cẩm nang dành cho người muốn học binh pháp…nhưng ngày nay nó lại được nghiền ngẫm khắp nơi, từ giảng đường Harvard cho đến các doanh nhân và các chiến lược gia. Thời thời đại ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Ngũ Luân Thư khi nó là kim chỉ nam cho người đọc, giúp họ chiến thắng mục tiêu và đạt được thành công trong sự nghiệp nói chung, và là lời đáp trả của người Nhật cho MBA của Harvard nói riêng. Tạp chí Time đã ca ngợi quyển sách này rất ngắn gọn: “Ở Phố Wall, khi Musashi cất tiếng, tất cả phải lắng nghe”.

Tóm lại, Ngũ Luân Thư có thể là cẩm nang binh pháp dành cho mọi người, mỗi lần đọc là lại nghiền ngẫm ra những điều mới mẻ và tìm ra chân Đạo trên con đường của mình, như Miyamoto Musashi đã viết “ Không có nghề cao quý, chỉ có con người cao quý. Không có kiếm pháp vô địch, chỉ có con người vô địch”.

Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản

Võ Sĩ Đạo – Linh Hồn Nhật Bản

Võ sĩ đạo là một bộ luật bất thành văn chi phối đời sống và hành động của các nhà quý tộc Nhật Bản (các samurai, tức thị vệ của các lãnh chúa)… Giới samurai trau dồi võ nghệ, họ trung thành với lãnh chúa của mình, lãnh đạm trước cái chết và nỗi đau đớn.

Tinh thần Võ sĩ đạo là quốc hồn quốc túy, là truyền thống dân tộc lâu đời của Nhật Bản, một trong những bí quyết làm cho nước này trở thành cường quốc quân sự châu Á đầu tiên từ cuối thế kỷ XIX và siêu cường kinh tế thế giới trong nửa sau thế kỷ XX. Tác giả “Võ sĩ đạo: Linh hồn Nhật Bản” – Tiến sĩ Inazo Nitobe, là người đầu tiên giới thiệu Võ sĩ đạo ra thế giới.

Cuốn sách này trình bày về Võ sĩ đạo của Nhật Bản bằng những từ ngữ đơn giản và do đó rất thú vị. Trong khi thuyết minh quan điểm của mình, tác giả đồng thời trích dẫn các thí dụ đối chiếu lấy từ lịch sử và văn học châu Âu. Cuốn sách đã giải đáp và tiếp tục giải đáp cho người Nhật cũng như người phương Tây, về nguyên nhân tại sao những tư tưởng và tập tục nào đó lại có thể thịnh hành ở Nhật Bản.

Shogun Cuối Cùng

Shogun Cuối Cùng

Là cuốn tiểu thuyết về Tokugawa Yoshinobu, con trai thứ bảy của Tokugawa Nariaki, Daimyo của Mito. Mito là một trong các gosanke, ba chi của gia tộc Tokugawa đủ tư cách để được chọn làm Chinh di Đại Tướng quân.

Ông lớn lên dưới sự trông nom và giám sát nghiêm ngặt và khổ hạnh theo gia pháp. Ông được dạy viết chữ và võ thuật, cũng như tiếp nhận nền giáo dục thuần nhất các quy tắc về nền chính trị và chính quyền.

Ông là Tướng quân thứ 15 và là Tướng quân cuối cùng của Mạc phủ Tokugawa, Nhật Bản. Cuộc đời ông theo đuổi mục đích cải cách chính quyền Mạc phủ già cỗi, nhưng cuối cùng không thành công. Shōgun cuối cùng, cuốn sách dễ khiến người ta liên tưởng đến một nước Nhật cổ xưa với những hình ảnh đặc trưng nhất của một nền văn hóa mang tinh thần võ sỹ đạo (bushido). Bạn ngỡ mình sẽ chìm đắm trong những lời văn miêu tả đường gươm mũi kiếm tuyệt kỹ, những tiếng hét ra lửa của một Đại tướng quân uy nghi lẫm liệt trong bộ giáp sắt cùng những mưu lược, toan tính để đối đầu với kẻ thù…?

Thế nhưng, bối cảnh truyện lại vào những năm giữa thế kỷ XIX, khi súng ống, đạn pháo, đại bác, máy ảnh, tàu hơi nước… đã có mặt ở Nhật Bản. Lúc ấy, dù là Thiên hoàng hay Đại tướng quân, dù là Samurai hay thường dân, bất kỳ người Nhật nào cũng hiểu rõ đất nước đang ở thời kỳ đầy biến động. Chỉ cần một sai lầm của người đứng đầu hay một phút mất kiềm chế của những cái tôi tự tôn sẽ quyết định sự tồn vong của nước Nhật. Trong thời điểm “dầu sôi lửa bỏng” ấy, cần có một cái đầu lạnh.

Và Shiba Ryotaro đã phác họa nên chân dung một trong những “cái đầu lạnh” thời bấy giờ trong lịch sử Nhật Bản. Bạn sẽ bắt gặp hình ảnh một Samurai vừa lạ vừa quen với hình dung vốn có của mình, để rồi nhận ra đâu đó trong truyện có những lý giải cho sự phát triển và thành công lâu nay của nước Nhật.

Bộ sách Musashi – Giang Hồ Kiếm Khách

Bộ sách Musashi – Giang Hồ Kiếm Khách

Yoshikawa Eji, một trong những ngôi sao vĩ đại nhất trong làng văn học Nhật Bản, nổi tiếng với thể loại tiểu thuyết thời đại (Jidai Shosetsu) đã trở thành bất tử với trường thiên tiểu thuyết “Miyamoto Musashi” này.

Đây là bộ sách được nhiều người đọc nhất tại Nhật Bản cùng với ” Saka no ue no kumo” của Shibaryo Taro qua nhiều thập niên và được ví như là “Cuốn theo chiều gió” hay “Chiến tranh và hòa bình” của Nhật Bản. Bộ sách xây dựng cuộc đời kiếm thánh Miyamoto Musashi dựa trên những sự kiện lịch sử có thật với cái nhìn phóng khoáng, hào hùng và bằng nhãn quan của Phật Môn. Chắc chắn, nếu có cái gì được gọi là “Japanese Spirit” thì bộ sách này đã nắm bắt hầu như trọn vẹn.

Tinh thần chính của tác phẩm chính là sự cầu đạo với nỗ lực tinh tấn không ngừng, luôn luôn hướng tới cái hoàn thiện, hoàn mỹ, rốt ráo, cực ý và qua đây người đọc có thể nhận ra yếu tố ” Kiếm Thiền Nhất Như” (Kiếm Đạo và Thiền Đạo là một) và yếu tố “giàn tố ” (Thanh nhã, đơn giản mà thuần khiết sâu lắng) trong văn hóa Nhật Bản. Bên cạnh đó là sự vô thường luôn theo sát mọi nhân vật trong tác phẩm. Sự vô thường, biến đổi trong tâm con người, sự vô thường của thế giới tự nhiên luôn vận động khồng ngừng. Một tinh thần chính nữa là tình thương yêu với Bồ Đề Tâm. Yếu tố này luôn bàn bạc xuyên suốt tác phẩm, nó thể hiện đặc sắc qua hai nhân vật: Kiếm Hào Musashi và cô thôn nữ Otsu. Nếu như tình thương yêu của Musashi thể hiện qua sự nhận thức, giác ngộ và đồng nhất với tình thương của Phật Đà thì tình thương yêu của Otsu đồng nhất với bậc Bồ Đề Tát Đóa.

Tác giả xây dựng ba nhân vật tượng trưng cho ba loại đức tính của con người. Musashi tượng trưng cho sự cầu đạo tinh tiến, khổ hạnh và nghiêm khắc với bản thân, phóng khoáng và sâu sắc trong nhận thức, đánh giá thì Hon Iden Matahachi tượng trưng cho sự sa ngã, những điều xấu trong con người. Otsu là tượng trưng cho hình mẫu Bồ Tát với tình thương yêu dào dạt.

Hagakure

Hagakure

Hagakure, hay Hagakure Kikigaki, là một hướng dẫn về sức mạnh lẫn đạo đức cho một chiến binh Samurai, sách được rút ra từ một bộ sưu tập các bình luận của thư ký Yamamoto Tsunetomo, người giữ chân trước Nabeshima Mitsushige, người cai trị thứ ba của ngày nay là tỉnh Saga ở Nhật Bản.

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Tinh Thần Samurai Trong Thế Giới Phẳng

Xuất thân từ tầng lớp võ sĩ, những chiến binh Samurai từng bước gây ảnh hưởng trong xã hội Nhật Bản rồi vươn lên nắm quyền lực từ thế kỷ 12 và chiếm giữ mọi vị trí chủ chốt trong chính phủ cho đến tận năm 1868.

Những chiến binh này sống theo một bộ quy tắc giá trị chặt chẽ – sau này được biết đến với tên gọi là Võ sĩ đạo – nhấn mạnh lòng dũng cảm, danh dự và sự trung thành cá nhân. Nổi tiếng về sự quả cảm, khắc kỷ và kiên cường trong mọi tình huống, họ là những chiến binh được tôn kính nhất thời đó.

Cụm từ Võ sĩ đạo hiểu theo nghĩa đen là “đạo hay lối hành xử của chiến binh”. Khái niệm về một chiến binh dũng mãnh với trái tim nhân hậu nghe đầy nghịch lý, nhưng bản thân từ chiến binh trong tiếng Nhật (samurai) còn có nghĩa là “phục vụ”. Xét ở tầng ý nghĩa sâu nhất thì trái tim của một chiến binh như vậy là để giúp đỡ mọi người. Dựa trên cơ sở đó, tác giả Brian Klemmer đã mở rộng khía cạnh này để tạo ra thuật ngữ “chiến binh nhân từ” dành để chỉ những người hội tụ được các giá trị đạo đức vững vàng, có khả năng biến những ý định của mình thành hiện thực, trong khi vẫn dành trọn cuộc đời để phụng sự xã hội..

Samurai Trẻ Tuổi

Samurai Trẻ Tuổi – Tập 1 – Võ Sĩ Đạo

Tháng 8 năm 1611. Bị đắm thuyền, Jack Fletcher một mình trôi dạt vào bờ biển Nhật – người cha yêu quí của cậu cùng mọi thuyền viên đã bị bọn cướp biển ninja sát hại. Được huyền thoại kiếm sư Masamoto Takeshi giải cứu, giờ đây hi vọng duy nhất của Jack là trở thành một chiến binh samurai. Từ đó, hành trình luyện tập của cậu bắt đầu…

Thế nhưng, cuộc sống ở trường samurai thực sự là một cuộc chiến đấu liên tục để sinh tồn. Dù có Akiko ở bên, Jack vẫn bị cô lập bởi bọn hung bạo và bị đối xử như một kẻ bị ruồng bỏ. Với lòng quả cảm và thanh kiếm trong tay, liệu Jack có chứng minh được bản thân và đối mặt với tử thù nguy hiểm nhất?

Thợ Bánh Samurai

Thợ Bánh Samurai

Cuộc sống của Yusa Hiroko,người mẹ đơn thân làm nghề kỹ sư hệ thống là những chuỗi ngày quay cuồng giữa công ty và gia đình. Trong một ngàynhư thế, cô tình cờ bắt gặp trước cửa siêu thị người đàn ông kỳ lạ có lối phục sức ngỡ như bước ra từ một bộ phim dã sử.

“Anh ta có một chỏm tóc búi chonmage cột trên đỉnh đầu, mặc chiếc quần ống rộng hakama bên ngoài áo kimono, hình như trên thắt lưng còn đeo hai thanh kiếm.”

Vào giây phút đó, Hiroko chẳng hề hay biết, người đàn ông lạ lùng là một samurai từ 180 năm trước vượt thời gian tới Tokyo hiện đại, và cuộc gặp gỡ định mệnh sẽlàm đảo lộn cuộc sống của hai mẹ con…

Cuốn sách gợi nhắc về những giá trị nhỏ bé ấm áp tưởng chừng đã bị quên lãng, như một chiếc bánh ngon để lại trong lòng độc giả dư vị hân hoan và ngọt ngào khôn tả.

Yaiba

Yaiba (phiên bản 2020) – Tập 1 NEW

Một cậu bé kiếm sĩ luyện tập với người bố Kenjuro ở trong rừng, tên của cậu là YAIBA!!

Và lần này, tay kiếm tài năng Yaiba đang tích cực rèn luyện ở địa điểm mới: Nhật Bản! Sau khi giao đấu một trận ngang tài ngang sức với địch thủ truyền kiếp Onimaru Takeshi, Kurogane Yaiba vẫn tiếp tục giữ vững tinh thần võ sĩ đạo chân chính!!

Nghệ Thuật Hòa Bình – Những lời dạy của khai tổ Aikido

Nghệ Thuật Hòa Bình – Những lời dạy của khai tổ Aikido

Những trích dẫn trong cuốn sách này được biên soạn từ hợp tuyển các cuộc trò chuyện, thi ca, thư pháp, và từ truyền thống vấn đáp của Morihei.

Mặc dù là một võ sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử, Ueshiba Morihei là một con người của hoà bình và căm ghét mọi thứ bạo lực. Suốt đời mình, ông bị phiền não trầm trọng bởi những xung đột, chinh chiến và giao tranh. Trên hành trình truy vấn tinh thần, Morihei tin rằng sức mạnh đích thực của võ sĩ đạo, chính là tình yêu thương. Ông quy ẩn trong nước Nhật và chuyên tâm tinh luyện, truyền bá Aikido – có thể hiểu là Nghệ thuật Hoà Bình.

Từ những lời dạy hướng con người vào bên trong, chỉ rõ con đường chân chính của người võ sĩ là dựa trên tình thương, trí tuệ, đức vô uý, và tình yêu thiên nhiên, Nghệ thuật Hoà Bình chính là cuốn sách gối đầu giường không thể thiếu của mọi môn sinh Aikido.

Không chỉ là một dẫn nhập về sư tổ Aikido với rất nhiều huyền thoại, mà quan trọng hơn, Nghệ thuật Hoà Bình có thể giải đáp những hiểu lầm từ trước đến nay về môn võ Hiệp khí đạo. Người đọc sẽ tự tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi vẫn luôn gây nhiều tranh cãi và ngộ nhận: tinh thần của Aikido là gì; vì sao Aikido không có thi đấu; Aikido khác biệt với những môn võ còn lại như thế nà

Nếu như các tác phẩm cổ điển Ngũ Luân Thư của Mubashi hay Binh Pháp của Tôn Vũ tử thừa nhận chiến tranh là điều không thể tránh khỏi thì Nghệ thuật Hoà Bình của Morihei thuyết phục chúng ta về sự vô nghĩa của hơn thua, tranh đấu.

Lãng Khách Kenshin

Lãng Khách Kenshin: Kenshin – Himura Battousai – Tập 1

Lấy bối cảnh những năm đầu thời kì Minh Trị ở Nhật Bản, “Lãng khách Kenshin” kể về câu chuyện của lãng khách Himura Kenshin, người từng được biết đến với biệt hiệu “Hitokiri Battosai” vang danh thiên hạ.

Vô tình trong một lần lang bạt, Kenshin đã có cuộc gặp gỡ đầy duyên nợ với Kamiya Kaoru – người thừa kế võ đường của môn phái Kamiya Kasshin. Thật trùng hợp là vào đúng lúc đó, Kaoru đang truy tìm một người tự xưng là Battosai và cô nhất quyết tin rằng Kenshin chính là người mình cần tìm. Cuối cùng sau khi hóa giải mọi hiểu lầm và nhận được lời đề nghị giúp đỡ của Kaoru, Kenshin quyết định tạm dừng làm lãng khách và ở lại đạo trường. Từ đây, câu chuyện lãng mạn của kiếm khách thời Minh Trị bắt đầu…

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button