List sách

10 sách hay về chiến tranh thế giới thứ 1 nên đọc

10 sách hay về chiến tranh thế giới thứ 1. Khuyên đọc quyển Đệ Nhất Thế Chiến, Chiến Trường Vinh Quang và Chuông Nguyện Hồn Ai.

Lịch Sử Thế Giới 10: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Và Cách Mạng Nga

Lịch Sử Thế Giới 10: Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất Và Cách Mạng Nga

Đầu thế kỷ XX, các quốc gia châu Âu có mâu thuẫn sâu sắc với nhau. Những cuộc chạy đua về công nghiệp cùng với sự nảy nở của Chủ nghĩa Đế quốc cuốn các quốc gia này vào một cuộc chạy đua nhằm tranh giành ảnh hưởng trên thế giới.

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Đại Công tước Franz Ferdinand của Áo bị ám sát bởi một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princi. Sự kiện này chính thức châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất – một cuộc chiến vô cùng khốc liệt và có tầm ảnh hưởng bao trùm lịch sử nhân loại. Các quốc gia tại châu Âu lần lượt tuyên chiến với nhau, chia làm hai phe Liên minh (dẫn đầu là Anh, Pháp, Nga) và Hiệp ước (Đức, Áo – Hung, Ottoman và Bulgaria).

Trước năm 1917, nước Mỹ không tham chiến mà chỉ đứng ngoài thu lợi bằng việc bán hàng hóa cho các quốc gia tham chiến. Nhưng những động thái hiếu chiến của người Đức áp dụng chiến tranh tàu ngầm không hạn chế, tấn công cả vào tàu Mỹ khiến dư luận nước Mỹ bất bình, chính phủ Mỹ quyết định tuyên chiến với Đức và phe Hiệp ước.

Cũng trong năm ấy, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Sa Hoàng không thể chịu nổi sức ép từ cuộc chiến. Người nông dân Nga rơi vào cảnh khốn cùng, và như một lẽ tất yếu, cuộc Cách Mạng tháng 10 Nga lịch sử dưới sự lãnh đạo của V.I. Lenin và đảng Bolshevik đã nổ ra. Nước Nga thoát khỏi ách cai trị của Sa Hoàng và rút khỏi cuộc chiến tranh.

Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai cấp vô sản tiến hành. Thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã giải phóng các dân tộc thiểu số trên Đế quốc Nga khỏi thân phận phụ thuộc, bị chế độ Sa hoàng áp bức, bóc lột. Sau cuộc cách mạng này, hàng loạt nhà nước của các dân tộc bị áp bức trên lãnh thổ nước Nga ra đời. Ngoài ra, Cách mạng Tháng Mười Nga còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và nhân dân các nước thuộc địa, mở ra con đường cải biến chủ nghĩa tư bản và giải phóng các dân tộc bị áp bức..

Đệ Nhất Thế Chiến

Đệ Nhất Thế Chiến

Ngày 28 tháng 6 năm 1914, Đệ Nhất Thế Chiến đã bùng nổ bằng hai phát súng lục. Nạn nhân của vụ ám sát là Hoàng tử nước Áo, Francis Ferdinand, và vợ ông, Sophie. Một bắt đầu với sự kiện tưởng chừng như đơn giản vì nó nằm trong lãnh thổ của một đất nước nhỏ bé, những cuộc chiến lại kéo dài đến bốn năm, liên quan tới hầu hết các cường quốc hùng mạnh nhất trên thế giới, trở thành cuộc xung đột đẫm máu và hao tổn nhất trong lịch sử nhân loại.

Robert Leckie đã mô tả tình trạng căng thẳng từ lâu giữa các cường quốc châu Âu, đã được tích tụ chỉ chờ “ngày định mệnh” ấy của năm 1914. Các liên minh kế tiếp hình thành khi càng ngày càng có nhiều quốc gia trực tiếp bước vào cuộc chiến. Sự kiện độc đáo nhất của thế chiến này được gọi là cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên là sự xuất hiện những vũ khí mới: tàu ngầm, xe tăng, súng máy, máy bay…

Sách đầy ắp những bức tranh và các bức phác họa đương thời, các bản đồ, ảnh in, phóng tác…

Giúp cho bạn đọc trẻ tuổi có cơ hội tìm hiểu tường tận cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất của kỷ nguyên hiện đại. Ngoài ra, nội dung như một bài tường thuật hiện thực và hào hứng mà nhà phê bình Orville Prescott đã ca tụng: “Thật đầy đủ, thật chính xác, sống động và lôi cuốn đến nỗi nó làm cho R.Leckie trở thành một trong số những sứ giả về quân sự xuất sắc nhất của chúng ta”.

Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh – Thế Chiến I

Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh – Thế Chiến I

Là sự tiếp nối của bộ sách “Lược Sử Thế Giới Bằng Tranh” kể về các thời kì lịch sử của thế giới từ xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến, các cuộc chiến tranh thế giới tới thời hiện đại.

  • Hình ảnh sống động miêu tả lại các sự kiện lịch sử lớn trên thế giới từ cổ chí kim.
  • Cung cấp những kiến thức lịch sử giá trị, đáng tin cậy khắp năm châu bốn bể.
  • Nội dung phong phú và đặc sắc, cách kể chuyện tài tình.
  • Các mốc thời gian được sắp xếp hợp lí, dễ hiểu.

Kể Chuyện Thế Chiến I: Điệp Viên Bồ Câu Và Bắn Rơi Khí Cầu Zeppelin

Kể Chuyện Thế Chiến I: Điệp Viên Bồ Câu Và Bắn Rơi Khí Cầu Zeppelin

Những câu chuyện có thật mà khó tin xảy ra trong hai cuộc thế chiến I và II được tái hiện sống động qua bộ truyện tranh gồm 4 cuốn của tác giả Terry Deary, minh hoạ của James de la Rue.

Chiến tranh dù có khốc liệt đến mức nào cũng không thể làm mất đi khát vọng sống và ước mơ hòa bình của nhân loại.

ĐIỆP VIÊN BỒ CÂU

Nước Pháp, 1918: Hai trăm binh sĩ.

Một chú bồ câu. Không cơ hội?

Hai trăm binh sĩ Mĩ bị mắc kẹt trong lòng địch. Quân Đức không ngừng xả súng vào họ. Các đồng đội ở bên kia chiến tuyến thì vô tình nã đạn pháo xuống nơi họ đóng quân. Hi vọng duy nhất của họ

là gửi tin nhắn về trước khi quá muộn.

Liệu những chú bồ câu liên lạc có thể vượt qua làn mưa đạn của quân Đức và đưa tin về kịp lúc?

BẮN RƠI KHÍ CẦU ZEPPELIN

Nước Anh, 1916:

Trên trời, họ là mục tiêu.

Dưới đất, họ là con người.

Trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, khí cầu Zeppelin là những con ác thú trên trời cao, thả bom không chút xót thương xuống các thị trấn, thành phố nước Anh. Nhưng khi một chiếc Zeppelin rơi xuống, phi hành đoàn Đức đã phải mặt đối mặt với những con người mà họ có nhiệm vụ dội bom, trong đó có cả một bé gái vô cùng gan góc…

Những Câu Chuyện Lịch Sử Khác Thường – Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Những Câu Chuyện Lịch Sử Khác Thường – Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Chiến tranh thế giới thứ Nhất là một cuốn sách nằm trong bộ Những câu chuyện lịch sử khác thường, kể lại nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của cuộc Đại chiến.

Tính đến thời điểm nổ ra, Chiến tranh thế giới thứ Nhất là cuộc chiến dài ngày nhất, tàn khốc nhất, diễn ra trên quy mô rộng nhất. Lần đầu tiên, người ta chứng kiến những cảnh tượng của chiến tranh hiện đại: hàng chục nghìn kilomet chiến hào, xe tăng chiến đấu, máy bay ném bom… đồng nghĩa với những thương vong khủng khiếp.

Chiến Trường Vinh Quang

Chiến Trường Vinh Quang

Chiến tranh thế giới thứ I không chỉ có đại bác và súng đạn, không chỉ có những “công cụ người”, “thiết bị người” mà còn có “chiến tranh hóa học”. Người ta tận dụng khí độc để tàn sát hàng loạt đồng loại, bất chấp sự đau đớn trên cơ thể người, sự tra tấn dai dẳng để lại cho tinh thần người. Bất chấp sự tàn nhẫn thô bạo giữa người với người chỉ để phục vụ cho mục tiêu chiến thắng, bởi Chiến tranh là tàn sát, Chiến tranh là phi nhân.

Chiến tranh đã in dấu ấn sâu đậm lên văn chương, và luôn là một đề tài gây cảm hứng. Bởi nó ghi lại ký ức của quốc gia, những hoài niệm của gia đình, hồi ức về những người đã ngã xuống, về những mất mát không bao giờ xoa dịu được. Chiến trường vinh quang là một câu chuyện kể về Sự sống và Cái chết, là hoài niệm và nhớ thương của lịch sử gia đình chính tác giả – Jean Rouaud. Đan xen những hồi ức trìu mến về người cha giỏi giang nhưng lại yểu mệnh, những câu chuyện hài hước nhưng âu yếm về ông ngoại Alphonse khó tính, bảo thủ lập dị, cả những tình cảm trân trọng yêu thương bà cô Marie sùng đạo nhưng lơ đãng, tác giả đã đưa người đọc đến với những ký ức buồn về cái chết của hai anh em trong gia đình, Joseph và Émile, những người đã hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ I và cuộc hành trình về chiến trường xưa để tìm di cốt những người đã ngã xuống sẽ còn ám ảnh độc giả bởi tính chân thực và nhân văn của nó.

Với Chiến trường vinh quang, Jean Rouaud đã thổi một làn gió mới vào đề tài chiến tranh trên văn đàn Pháp, cùng một giọng văn bình thản nhưng cảm động, dí dỏm hài hước nhưng hoài niệm tràn đầy. Bởi thế, khi vừa ra mắt năm 1990, Chiến trường vinh quang đã đoạt Giải Goncourt – giải thưởng danh giá nhất của văn học Pháp.

Giã Từ Vũ Khí

Giã Từ Vũ Khí

Giã Từ Vũ Khí là một tiểu thuyết bán tự truyện của nhà văn Ernest Hemingway viết vào năm 1929.

Câu chuyện được dẫn dắt qua lời kể của Trung úy Frederic Henry, từ một chàng trai người Mỹ với nhiều hoài bão trong cuộc sống muốn tìm cảm giác mạnh nên đã đầu quân vào quân đội Ý.

Khi nếm đủ mùi cay đắng từ cuộc chiến khốc liệt, Henry nhận ra tình yêu của mình không thể thắng được số mệnh và không có giá trị trường tồn. Henry cho rằng con người khi được ban cho các ân huệ từ cuộc sống, thì cũng phải trả giá.

Trong thời kỳ biến động đấy, người ta không những phải học cách sống sao cho tốt đẹp mà còn phải học cả cách chết, và tình yêu là chất keo – kết nối con người lại với nhau.

Chuông Nguyện Hồn Ai

Chuông Nguyện Hồn Ai

Nhà văn Mỹ lừng danh Ernest Hemingway, tên đầy đủ là Ernest Miller Hemingway, sinh năm 1899 tại Oak Park, bang Illinois, có bố là bác sĩ và mẹ là ca sĩ. E. Hemingway học hành dang dở, chưa qua trung học đã trốn nhà trốn trường bỏ đi kiếm sống, từ làm công ở trang trại, làm túi đấm ở lò quyền Anh đến làm thông tín viên cho tờ “Kansas City Star”… Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nổ ra, E. Hemingway tình nguyện làm lái xe cứu thương cho Hội Chữ thập đỏ ở vùng Bắc Italy và bị thương tại đó, mở đầu cho hàng trăm vết thương ông mang trên mình khi sống sót bước ra khỏi cuộc chiến.

Sau không mấy thành công với tập truyện ngắn “Trong thời đại của chúng ta” (In Our Time – 1925), E. Hemingway đã lần đầu tiên được người đọc Âu-Mỹ biết đến qua tiểu thuyết “Mặt trời vẫn mọc (The Sun Also Rises – 1926). Ba năm sau, ông tung ra cuốn “Giã từ vũ khí” (A Farewell to Arms – 1929) làm say lòng bạn đọc trẻ tuổi bởi câu chuyện tình đẹp đẽ mà bi thảm của viên sỹ quan quân đội Đồng Minh và cô nữ cứu thương. Sau đó, bảy năm liền, hầu như ông không viết gì, chỉ mê mải với những trận đấu bò tót ở Tây Ban Nha, săn sư tử ở châu Phi, câu cá kiếm ở Caribe…Chính là từ những “lang thang” đó, E. Hemingway đã cho ra đời những tác phẩm bất hủ như “Tuyết trên đỉnh Kilimanjaro” (The Snows of Kilimanjaro – 1936), “Có và không có” (To Have and Have Not – 1937), “Chuông nguyện hồn ai” (For Whom the Bell Tolls – 1940), “Ông già và biển cả” (The Old Man and the Sea – 1951). Đó chính là những cuốn tiểu thuyết làm nên cái tên Ernest Hemingway, đã mang lại cho ông giải thưởng cao quý dành cho Văn học mang tên Nobel vào năm 1954. Khi đó ông đang ở một vùng chài lưới ven biển Cuba, đã không sang Thụy Điển dự lễ trao giải, chỉ gửi tới lời cảm ơn, nói rằng mình vô cùng sung sướng, vô cùng hãnh diện… rồi quần cộc, cởi trần, ông lên thuyền ra biển với bộ đồ nghề câu cá lớn. Phải, ông rất thích câu được những con cá lớn, còn mang được nó lên thuyền, chở được nó vào bờ hay không lại là chuyện ông không nghĩ tới.

Chuông nguyện hồn ai là đỉnh cao trong cuộc đời sáng tác của Ernest Hemingway. Ông viết về cuộc nội chiến Tây Ban Nha bằng trái tim nhà văn và tấm lòng của người chiến sĩ trong hàng ngũ các Lữ đoàn Quốc tế tình nguyện chiến đấu cho nền Cộng hòa của xứ sở bò tót này. Nghĩa là ông không chỉ viết bằng bút mà cả bằng súng, đúng như lời công kích chủ nghĩa phát xít của ông tại Đại hội lần thứ hai các nhà văn Mỹ – 1937. Chuông nguyện hồn ai lập tức được cả thế giới đón nhận, và đến hôm nay hàng chục triệu bản với hàng chục thứ tiếng đã đến tay bạn đọc.Nhưng… tháng Bảy năm 1961, Ernest Hemingway đã ra đi ở tuổi 62 không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa thể gọi là già, nhất là với một nhà văn và một con người có sức khỏe, có đời sống gần gũi thiên nhiên như ông. Xuất thân làm báo và cả khi đã viết văn vẫn gắn bó với nghề báo, E. Hemingway thường sử dụng cách viết ngắn gọn, chính xác, giản dị và nhiều thông tin. Ông là tác giả có nhiều đóng góp cho lối hành văn hiện đại hôm nay. Các nhà nghiên cứu, phê bình xếp ông vào Thế hệ (các nhà văn) lạc lõng (Lost Generation) như F. Scott Fitzgerald, John Dos Passos, William Faulkner (Giải Nobel Văn học năm 1949).

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Phía Tây Không Có Gì Lạ

Thế chiến thứ nhất nổ ra, những chàng trai đang ngồi trên ghế nhà trường bị chuyển thẳng ra mặt trận. Tại đây sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến họ tê dại khi bom đạn không chỉ tước đi những phần cơ thể mà còn cả tâm hồn. Thế nên chưa kịp trưởng thành họ đã trở nên già nua, bởi gần với cái chết hơn là sự sống. Họ cũng chẳng còn tin tưởng ai, chẳng thiết tha điều gì, kể cả ngày trở về.

Cho nên khi tất cả đồng đội cùng trang lứa đã ngã xuống, cái chết đối với những chàng trai ấy là sự giải thoát. Họ nằm xuống nhẹ nhàng thanh than đến độ tưởng như chẳng hề may may lay động đến thứ gì xung quanh, dù chỉ là một ngọn cỏ. Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chiến trường chỉ ghi vẻn vẹn một câu: “Ở phía Tây, không có gì lạ.” Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi.

Storm of Steel – Ernst Jünger

Storm of Steel – Ernst Jünger

Storm of Steel là cuốn hồi ký của sĩ quan Đức Ernst Jünger trong  khoảng thời gian tham chiến Mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất. Là một trong những quyển sách viết về thế chiến thứ nhất được xuất bản. Cuốn sách khắc họa trần trụi và chi tiết cục diện và hình thức của chiến tranh chiến hào.

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button