List sách

17 sách hay về tình thầy trò nên đọc

17 sách hay về tình thầy trò. Khuyên đọc quyển Totto – Chan Bên Cửa Sổ, Những Tấm Lòng Cao Cả và Tình Thầy Trò của Todd Whitaker.

Những Tấm Lòng Cao Cả

Những Tấm Lòng Cao Cả

Những tấm lòng cao cả (Cuore) ra đời từ những năm 80 của thế kỷ 19 đã làm cho tên tuổi nhà văn Edmondo De Amicis (1846 – 1908) trở nên nổi tiếng khắp thế giới.

Cho đến nay tác phẩm bất hủ này vẫn vang vọng và để lại dấu ấn đậm nét trong lòng người đọc đặc biệt là các em thiếu nhi ở các thời đại khác nhau.

Đó là một câu chuyện giản dị, với những con người bình thường nhất nhưng nhân cách của họ, mối quan hệ của họ, cùng những tấm lòng cao cả, thánh thiện của họ mãi là những bài học đạo đức sâu sắc và đáng quý.

Một cậu bé người Ý, Enrico, hằng ngày ghi lại những việc lớn nhỏ diễn ra trong đời học sinh của cậu, những cảm tưởng và suy nghĩ của cậu thành một cuốn nhật ký.

Totto – Chan Bên Cửa Sổ

Totto – Chan Bên Cửa Sổ

Không còn cách nào khác, mẹ đành đưa Totto-chan đến một ngôi trường mới, trường Tomoe. Đấy là một ngôi trường kỳ lạ, lớp học thì ở trong toa xe điện cũ, học sinh thì được thỏa thích thay đổi chỗ ngồi mỗi ngày, muốn học môn nào trước cũng được, chẳng những thế, khi đã học hết bài, các bạn còn được cô giáo cho đi dạo. Đặc biệt hơn ở đó còn có một thầy hiệu trưởng có thể chăm chú lắng nghe Totto-chan kể chuyện suốt bốn tiếng đồng hồ! Chính nhờ ngôi trường đó, một Totto-chan hiếu động, cá biệt đã thu nhận được những điều vô cùng quý giá để lớn lên thành một con người hoàn thiện, mạnh mẽ.

Totto-chan bên cửa sổ là cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ trẻ em trên toàn thế giới suốt ba mươi năm nay. Sau khi xuất bản lần đầu vào năm 1981, cuốn sách đã gây được tiếng vang lớn không chỉ ở Nhật Bản mà còn trên toàn thế giới. Tính đến năm 2001, tổng số bản sách bán ra ở Nhật đã lên đến 9,3 triệu bản, trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất trong lịch sử ngành xuất bản nước này. Cuốn sách đã được dịch ra 33 thứ tiếng khác nhau, như Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc…Khi bản tiếng Anh của Totto-chan được xuất bản tại Mỹ, tờ New York Times đã đăng liền hai bài giới thiệu trọn trang, một “vinh dự” hầu như không tác phẩm nào có được.

Lời Muốn Nói – Thưa Thầy! Những Lá Thư Làm Ấm Lòng Thầy Cô

Lời Muốn Nói – Thưa Thầy! Những Lá Thư Làm Ấm Lòng Thầy Cô

Thưa Thầy! gồm những bức thư viết về những cảm xúc cách xa hiện tại đến hai, ba mươi năm và có khi lâu hơn thế… của các cô cậu học trò năm xưa nay đã trưởng thành gửi đến những người thầy cô thân yêu và đáng kính của mình.

Đó là những dòng ký ức nguyên vẹn về những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường với những bài học giản dị làm thay đổi cuộc đời họ, với niềm tin mà thầy cô gửi gắm đã giúp họ tiến bộ vượt bậc, với những cảm hứng lan truyền giúp thay đổi nhận thức về hành vi, lối sống giúp họ trở thành một con người tốt… Nhiều hơn thế, những bài học giản dị ấy trở thành hành trang bước vào đời, giúp họ đối chọi và vượt qua những khó khăn của cuộc sống một cách kiên cường…

Cuốn sách được in và phát hành nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 với mong muốn gửi đến tất cả thầy cô những tình cảm ấm áp này như một món quà tri ân của những người học trò dành tặng thầy cô.

Tuesdays with Morrie

Tuesdays with Morrie

Có thể đó là ông bà, hoặc những người thầy cô hoặc đồng nghiệp. Một người lớn tuổi, kiên nhẫn và khôn ngoan, người hiểu bạn khi bạn còn trẻ và tìm kiếm, đã giúp bạn nhìn thế giới như một nơi sâu sắc hơn, đã cho bạn lời khuyên đúng đắn để giúp bạn vượt qua nó.

Đối với Mitch Albom, người đó là Morrie Schwartz, giáo sư đại học của ông từ gần hai mươi năm trước.

Có lẽ, giống như Mitch, bạn đã quên mất người thầy khi bạn phát triển theo cách của mình, và những sự hiểu biết mờ dần, và thế giới dường như lạnh hơn. Bạn có muốn gặp lại người đó không, hỏi những câu hỏi lớn hơn vẫn ám ảnh trong bạn, nhận được sự khôn ngoan cho cuộc sống bận rộn của bạn ngày hôm nay như cách bạn từng làm khi còn trẻ?

Mitch Albom đã có cơ hội thứ hai. Anh ta đã tìm lại người thầy Morrie trong những tháng cuối đời của người đàn ông lớn tuổi. Biết mình sắp chết, Morrie đã đến thăm Mitch tại phòng nghiên cứu của mình vào mỗi thứ ba, giống như khi họ từng quay lại trường đại học. Mối quan hệ nhen nhóm của họ biến thành một “lớp” cuối cùng: Bài học về cách sống.

Những ngày thứ ba với thầy Morrie là một biên niên sử kỳ diệu của thời gian họ bên nhau, qua đó Mitch chia sẻ món quà lâu dài của thầy Morrie với thế giới.

Bụi Phấn – Hạt Giống Tâm Hồn – Tuyển Chọn Những Câu Chuyện Hay Nhất

Bụi Phấn – Hạt Giống Tâm Hồn – Tuyển Chọn Những Câu Chuyện Hay Nhất

Lúc còn ấu thơ, chắc ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì chúng ta mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho mình cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho mình vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng ta trên con đường nuôi dưỡng ước mơ, bồi dưỡng tâm hồn.

“Bụi phấn” những hạt bụi vô hình ấy đã chắp cánh đưa người học trò bước tới tương lai, tới những bài học tri thức lẫn bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Người thầy ấy chẳng quan tâm tới mái tóc mình đang ngày một bạc thêm, còn những người học trò cũng chẳng ai có thể đếm được có bao nhiêu hạt bụi đậu vào mái tóc thầy trong từng tiết học. Đọng lại trong đó là một nỗi niềm ưu tư về cuộc sống, về tương lai của những thế hệ học trò..

Tình Thầy Trò – Todd Whitaker

Tình Thầy Trò – Todd Whitaker

Vai trò của thầy cô giáo trong cuộc sống chúng ta là vô hạn. Thầy cô không chỉ dạy chúng ta cách đọc, viết, kiến thức tự nhiên và xã hội, mà còn dạy chúng ta về tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ, khơi gợi trong lòng chúng ta những niềm đam mê và đưa ra các chỉ dẫn, hướng chúng ta đi trên con đường đúng đắn để đạt được mục tiêu cuộc đời: thành nhân và thành danh.

Những Nốt Trầm Xao Xuyến

Những Nốt Trầm Xao Xuyến

Tình nghĩa thầy trò là một trong những tình cảm thiêng liêng, cao đẹp mà hầu hết mọi người đều trân quý. Người xưa đã từng dạy rằng: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Nghĩa là, người dạy cho ta một chữ cũng là thầy và thậm chí nửa chữ thôi cũng là thầy ta. Lời dạy ấy thật chí lí và thâm sâu, giúp cho kẻ hậu học nhận thức rõ hơn về tình nghĩa thầy trò để thể hiện thái độ tri ân, cung kính và khiêm hạ đối với những người đã và đang quan tâm chỉ dạy góp phần giúp ta nên người.

Sách Đông Tây xin giới thiệu cuốn Những Nốt Trầm Xao Xuyến nằm trong bộ sách Đánh thức yêu thương bao gồm những truyện ngắn, tản văn viết về tình thầy trò đầy xúc động và yêu thương. Có những niềm vui, có cả những giọt nước mắt, có sự tiếc nuối, có cả những trách móc,… nhưng trên hết là tình cảm biết ơn chân thành của những người học trò đối với những người đưa đò thầm lặng.

Gương Thầy Trò

Gương Thầy Trò

Gương thầy trò là tác phẩm gần gũi nhưng khó đọc!

Gần gũi vì tác giả đề cao chữ LỄ qua tình thầy trò: Tiên học lễ, hậu học văn. Lễ đây là cách cư xử đúng phép: đối thần, đối tha nhân, đối tự nhiên. Tình thầy trò là phép đối tha nhân trong chữ LỄ. Đó là tình thầy đối với trò và sự hồi đáp của trò đối với thầy. Qua cách thức kể chuyện bình dị như lời trần thuật, tác giả đã khéo léo giới thiệu với người đọc gương thầy trò của các danh nhân như: Socrate, Khổng Tử, Đức Phật,…

Gương thầy trò là tác phẩm ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ XX, vì vậy từ ngữ và văn phong có vẻ “cổ” so với người đọc trẻ ngày nay. Tuy nhiên thưởng thức cái xưa cũ một cách có chủ ý như vậy đôi khi sẽ đem lại những sự bất ngờ và cảm giác thú vị riêng, tạo ra một cảm xúc đặc biệt, như một thứ gia vị khó trộn lẫn khiến cho việc đọc sách trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Gương thầy trò được tác giả “soi chiếu” lần lượt qua cuộc đời, qua tình sư đệ của các danh nhân và môn đồ.

Cuốn sách Gương thầy trò sẽ là người bạn đồng hành và là một cuốn sách hay luôn nằm trên kệ sách của thư viện hay của gia đình và trên hết là tấm gương cho mỗi người đã từng làm thầy, đã từng làm trò.

Thầy Tôi – Nhiều Tác Giả

Thầy Tôi – Nhiều Tác Giả

Tập tuyển văn gồm 12 câu chuyện về tình thầy trò của các tác giả: Nguyễn Quang Sáng, Phan Thị Vàng Anh, Tchinguiz Aitmatov, Trần Kim Trắc, Lý Lan, Trần Quốc Toàn… Sách là một món quà ý nghĩa dành cho các thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

“Phải tôn kính thầy dạy mình bởi lẽ nếu cha mẹ cho ta sự sống thì chính các thầy giáo cho ta phương cách sống đàng hoàng tử tế” – Philoxêne de Cythèrè

500 Câu Chuyện Đạo Đức – Tình Thầy Trò

500 Câu Chuyện Đạo Đức – Tình Thầy Trò

Những câu chuyện đạo đức được cha mẹ, ông bà kể cho các em sẽ luôn sống mãi và sẽ giúp các em “sống đẹp” hơn. Và phần nhiều những câu chuyện đó dạy chúng ta phải biết yêu thương giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người xung quanh một cách vô điều kiện.

Nhà xuất bản Trẻ tiếp tục được giới thiệu tập 4 của bộ sách 500 câu chuyện đạo đức – Tình thầy trò với những câu chuyện kể về tình thầy trò trong môi trường học đường.

102 Tình Thầy Trò

102 Tình Thầy Trò

Sách được trình bày song ngữ Anh – Việt gồm 102 câu danh ngôn, ngạn ngữ về NGƯỜI THẦY và TÌNH THẦY TRÒ với các chủ đề:

  • Định nghĩa người thầy;
  • Tầm quan trọng của người thầy;
  • Nhân cách người thầy; Nghệ thuật dạy học;
  • Người thầy giỏi và truyền cảm hứng;
  • Thầy & trò;
  • Biết ơn thầy;
  • Vì sao người thầy không bao giờ từ bỏ.

Bài Giảng Cuối Cùng

Bài Giảng Cuối Cùng

“Chúng ta không đổi được những quân bài đã chia, chỉ có thể đổi cách chơi những quân bài đó.” Randy Pausch

Thực tế, đã có nhiều giáo sư được mời thuyết trình “Bài giảng cuối cùng” trước khi chia tay giảng đường. Khi đó họ thường chia sẻ về những thất bại cũng như những tinh hoa rút tỉa từ cuộc đời và sự nghiệp của mỗi cá nhân. Trong khi nghe thuyết trình, cử tọa bao giờ cũng day dứt trước câu hỏi: Giả như đây là cơ hội cuối cùng thì ta có thể gửi gắm thông điệp gì đến mọi người? Nếu ngày mai phải ra đi thì ta muốn cái gì sẽ là di sản để lại cho đời?

Khi Randy Pausch, Giáo sư Tin học giảng dạy tại Carnegie Mellon, được yêu cầu thuyết trình một bài giảng như vậy, ông hình dung đó sẽ là buổi thuyết trình cuối cùng, bởi ông vừa được chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Nhưng bài giảng của ông – “Chạm tay vào ước mơ tuổi thơ” – không phải là về cái chết mà là về quá trình vượt qua các chướng ngại, về việc lan tỏa cách thức hiện thực hóa ước mơ đến người khác và không bao giờ để hoài phí bất kỳ khoảnh khắc nào trong đời (bởi “Thời gian là tất cả những gì bạn có. Một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra bạn có ít hơn là bạn nghĩ”). Đó là triết lý mà Randy đúc kết từ cuộc sống.

Trong quyển sách này, Randy Pausch đã kết hợp nhuần nhụy giữa óc hài hước, văn phong cuốn hút và sự uyên thâm, đĩnh đạc, giúp cho bài giảng của ông trở thành một hiện tượng lưu dấu ấn trong lòng các thế hệ độc giả. Đây chắc chắn sẽ là cuốn sách được chuyền tay nhau bởi nhiều thế hệ tương lai.

Người Thầy – Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ

Người Thầy – Hồi Ức Của Một Nhà Giáo Mỹ

Một cuốn tự truyện với lối viết hóm hỉnh, văn đối thoại rành mạch, rõ ràng. Frank McCourt, một nhà văn đồng thời cũng là một thầy giáo dạy văn tại các trường trung học ở New York đã một lần nữa vẽ lại câu chuyện của đời mình – câu chuyện của một nhà giáo Mỹ. Có những khó khăn, có những gian truân vất vả trong con đường tìm kiếm một phương pháp giảng dạy tốt nhất và cũng có cả những bất ngờ, những thành tựu được đền bù xứng đáng từ những “gai góc bền chí” mà ông đã bỏ ra. Cứ thế câu chuyện lớn của cuộc đời “người thầy” với kinh nghiệm giảng dạy 30 năm hiện lên chân thật nhất trong mắt người đọc. Đó là một người thầy mà tất cả chúng ta đều mong ước có được, với tâm huyết và nhiệt thành với nghề, luôn tâm lý và giành được sự yêu thương, quý trọng từ những học trò năng động và cả nghịch ngợm ở lứa tuổi mới lớn.

Frank McCourt thật sự đã mang một sức ảnh hưởng sâu rộng, lâu dài lên học sinh của mình thông qua những bài học phát huy trí tưởng tượng. Từ việc bắt phải đem cả sách nấu ăn trong giờ học sáng tác hay ra đề cho cả lớp viết thư xin lỗi chúa trời thay cho Adam hoặc Eva, cho đến những chuyến trải nghiệm thực tế đầy bổ ích. Những giờ học của ông luôn rộn ràng và tràn đầy năng lượng như thế. Nhưng vẫn không thiếu những thông điệp đan cài về cuộc sống về sự nhường nhịn lẫn nhau trong từng câu thơ trẻ nít nhất.

Đây ắt hẳn là một tác phẩm mà tự bản thân mỗi người nên tự chiêm nghiệm để hiểu và thấm thía thêm về nghề giáo. Một quyển sách và một câu chuyện liên can tới tất cả chúng ta. Một hành trình cần được khám phá bởi chính tất cả mọi người.

Người Thầy Đầu Tiên

Người Thầy Đầu Tiên

Người Thầy Đầu Tiên là tên một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Chinghiz Aitmatov, sáng tác năm 1962.

Nội dung truyện được đặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Kyrgyzstan. Thời đó, trình độ phát triển ở đây còn thấp, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng.

Cô bé Altynai mồ côi sống trong gia đình chú thím ở làng Kurkureu, chẳng được học hành ,và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Duishen được Đoàn Thanh Niên Cộng Sản cử về làng để mở trường, đã kịp thời cứu giúp, cho em đến trường học. Sau này Altynai trở thành nữ viện sĩ Altynai Sulaimanova, còn thầy Duishen về già đi đưa thư…

Quà Tặng Dâng Lên Thầy Cô

Quà Tặng Dâng Lên Thầy Cô

Cuốn sách Quà Tặng Dâng Lên Thầy Cô là tuyển tập những câu chuyện viết về thầy cô nhằm ca ngợi tình thầy trò.

“Tôi là một đứa trẻ chậm phát triển về trí tuệ. Điều này là sự thật. Tôi không mảy may nghi ngờ gì cả bởi mọi người đều nói thế. Bản thân tôi cũng đã từng hai lần ở lại lớp. Đối với tôi, việc học hành là cả một cuộc chiến gian nan mà ngay từ khi mới ban đầu, tôi đã biết mình sẽ thất bại. Thế nhưng Thượng Đế đã ban cho một điều kỳ diệu làm thay đổi cả cuộc đời tôi. Điều kỳ diệu đó chính là thầy Washington…Lúc gặp thầy, tôi chỉ là một cậu học trò cấp hai. Hôm đó, tôi đến lớp của thầy để chờ một người bạn. Đang lớ ngớ trước cửa lớp, tôi chợt nghe một giọng nói trầm ấm vang lên bên tai: – Con có thể lên bảng làm bài tập này không?

Thầy đang đứng trên bục giảng, nhìn tôi với ánh mắt đầy trìu mến và khích lệ. Lúc ấy tôi cảm thấy vô cùng bối rối, mặt đỏ gay, tay chân lóng ngóng. Tôi ngập ngừng cúi đầu và lắp bắp trả lời: – Thưa thầy, con xin lỗi! Con không làm được đâu ạ! Con đã thi rớt rất nhiều môn. Con là một học sinh chậm phát triển về trí tuệ. Thầy liền đến bên tôi, dịu dàng nâng đầu tôi lên, nhìn thẳng vào mắt tôi và bảo: – Từ nay con không được nói như thế! Con thi rớt, điều đó không hề quan trọng. Thi rớt, điều đó chỉ có nghĩa là con cần phải học siêng năng hơn. Điểm số không phải là cơ sở quyết định xem con là người như thế nào và con có thể làm được gì cho đời. Đừng tự đánh giá mình qua cách nhìn của người khác. Trong mỗi người đều tồn tại một sức mạnh vĩ đại và những khả năng đặc biệt. Nếu con thấy được một tia sáng nhỏ nhoi từ hình ảnh lớn lao của chính mình, biết được bản thân mình là ai, biết được những gì mà con đã mang đến cho thế giới này thì khi đó con sẽ có thể làm cho cả thế giới này thì khi đó con sẽ có thể làm cho cả thế giới hoàn toàn thay đổi. Con sẽ có thể làm cho cha mẹ, nhà trường và cả cộng đồng cảm thấy tự hào. Con có thể tác động đến cuộc sống của hàng triệu người khác. Ánh mắt của thầy nhìn tôi khi ấy thật mạnh mẽ nhưng cũng thật hiền hoà, không hề mang vẻ xót thương và ái ngại như ánh mắt của mọi người vẫn thường nhìn tôi…

Giây phút ấy đối với tôi thật là kỳ diệu. Nó đã giúp tôi thoát khỏi cái vỏ bọc vốn có mà tôi đã tự tạo nên cho mình, giúp tôi hiểu rằng tôi phải can đảm hơn, phải đối diện với cái nhìn của mọi người và phải tự chứng tỏ được bản thân. Tôi nắm lấy tay thầy, nói với giọng thật cương quyết: – Xin thầy hãy nhớ tên con! Một ngày nào đó thầy sẽ nghe lại cái tên này và con hứa rằng khi đó thầy sẽ cảm thấy tự hào về con!

Từ ngày đó trở đó, tôi như được tiếp thêm sức mạnh trong cuộc chiến đầu gian nan này. Tôi cứ vượt qua từng lớp một và đã có những tiến bộ rõ rệt trong học tập. Lần đầu tiên trong đời, tôi có tên trong danh sách những học sinh xuất sắc. Bước ngoặt này đã thay đổi cả cuộc đời tôi. Tôi giành được học bổng đi học về kịch nghệ. Và cuộc đời tôi bước sang một trang mới…Nhiều năm sau đó, giữa lúc tôi đạt được những thành công vang dội trong lĩnh vực kịch nghệ, tôi nhận được điện thoại của thầy. Cũng vẫn giọn nói hiền hoà và điềm tĩnh như xưa: – Có phải em là cậu bé đã từng hứa sẽ làm cho thầy cảm tháy hãnh diện không?”

(Trích Niềm tin)

Chiến Binh Cầu Vồng

Chiến Binh Cầu Vồng

Một tác phẩm có tầm ảnh hưởng sâu rộng nhất Indonesia

“Thầy Harfan và cô Mus nghèo khổ đã mang đến cho tôi tuổi thơ đẹp nhất, tình bạn đẹp nhất, và tâm hồn phong phú, một thứ gì đó vô giá, thậm chí còn có giá trị hơn những khao khát mơ ước. Có thể tôi lầm, nhưng theo ý tôi, đây thật sự là hơi thở của giáo dục và linh hồn của một chốn được gọi là trường học.”

– (Trích tác phẩm)

***

Trong ngày khai giảng, nhờ sự xuất hiện vào phút chót của cậu bé thiểu năng trí tuệ Harun, trường Muhammadiyah may mắn thoát khỏi nguy cơ đóng cửa. Nhưng ước mơ dạy và học trong ngôi trường Hồi giáo ấy liệu sẽ đi về đâu, khi ngôi trường xập xệ dường như sẵn sàng sụp xuống bất cứ lúc nào, khi lời đe dọa đóng cửa từ viên thanh tra giáo dục luôn lơ lửng trên đầu, khi những cỗ máy xúc hung dữ đang chực chờ xới tung ngôi trường để dò mạch thiếc…? Và liệu niềm đam mê học tập của những Chiến binh Cầu vồng đó có đủ sức chinh phục quãng đường ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số, rồi đầm cá sấu lúc nhúc bọn ăn thịt người, chưa kể sự mê hoặc từ những chuyến phiêu lưu chết người theo tiếng gọi của ngài pháp sư bí ẩn trên đảo Hải Tặc, cùng sức cám dỗ khôn cưỡng từ những đồng tiền còm kiếm được nhờ công việc cu li toàn thời gian

Chiến binh Cầu vồng có cả tình yêu trong sáng tuổi học trò lẫn những trò đùa tinh quái, cả nước mắt lẫn tiếng cười – một bức tranh chân thực về hố sâu ngăn cách giàu nghèo, một tác phẩm văn học cảm động truyền tải sâu sắc nhất ý nghĩa đích thực của việc làm thầy, việc làm trò và việc học.

Tác phẩm đã bán được trên năm triệu bản, được dịch ra 26 thứ tiếng, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của văn học Indonesia hiện đại.

Ba Chàng Ngốc

Ba Chàng Ngốc

Bạn muốn biết cách luyện thi vào một trường đại học hạng nhất? Ôi thôi đi, dễ chừng một nửa số cây trên thế giới đã bị đốn để in các loại sách có khi đều đáng vứt vào sọt rác rồi còn gì. Bạn muốn một cuốn cẩm nang dạy cách sống sót qua những năm đại học? Thế cũng thôi đi, đến chúng tôi còn chẳng hiểu làm sao có thể gắng gượng được đến phút cuối nữa là.

Còn nếu các bạn muốn tìm một tấm gương tày liếp về sự sa ngã nơi giảng đường một khi bạn không biết suy nghĩ cho tử tế, thì đây, câu chuyện về chúng tôi – ba ngôi sao thời trung học nhưng lại thành ra Ba chàng ngốc đì đẹt điểm trung bình ngày đại học với đủ trò quậy phá, gian lận, và cũng là Ba chàng ngốc luôn sát cánh bên nhau nếm trải nào tình bạn khắc cốt ghi tâm, nào tình yêu vượt qua mọi rào cản, nào tình thầy trò sáng trong thân thiết, nào tình cảm gia đình sẵn sàng xả thân.

Và, có thể bạn đã biết, năm 2009, câu chuyện về chúng tôi đã được đạo diễn Rajkumar Hirani chuyển thể thành Ba chàng ngốc – bộ phim Bollywood phá mọi kỷ lục phòng vé để trở thành bộ phim ăn khách nhất lịch sử Ấn Độ. Còn bây giờ, nào, hãy cùng chúng tôi trải nghiệm những năm tháng tuổi trẻ điên rồ nổi loạn!

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button