List sách

10 sách hay về ngày tận thế nên đọc

10 sách hay về ngày tận thế. Khuyên đọc quyển Cha và con (The Road), Hành trình đến tận cùng thế giới và Âm mưu ngày tận thế.

Hành Trình Đến Tận Cùng Thế Giới

Hành Trình Đến Tận Cùng Thế Giới

“Cậu sẽ bỏ lại tất cả để đi cùng tớ chứ?”

“Đồng ý.”

Chỉ bằng mấy lời đơn giản, cậu bé và cô bé quyết định đồng hành đến cùng trời cuối đất, khi cả hai đều đã mắc căn bệnh tiêu biến quái đản đang lan rộng khắp địa cầu.

Đó là chứng bệnh không rõ nguyên nhân, cũng chưa có cách chữa trị. Đầu tiên, tên người bệnh sẽ biến mất khỏi mọi giấy tờ, các thiết bị điện tử và trong mọi kí ức, kể cả trong trí nhớ của chính họ. Sau đó, khuôn mặt họ biến mất trong tranh vẽ và ảnh chụp. Rồi họ mất màu, toàn thân chỉ còn hai sắc đơn như phim đen trắng. Kế đó là mất bóng. Và cuối cùng, thân thể họ tan biến vào hư vô.

  • Một cái chết hoàn toàn sạch sẽ.
  • Sẽ ra sao nếu ngày mai ta biến mất?
  • Không ngồi đợi số phận lựa chọn hộ, cậu bé và cô bé lên đường.
  • Trong một thế giới đang dần lụi tàn, xã hội bấp bênh, chính phủ không còn hoạt động…

Với con xe Cub cà tàng và mọi hành lý chất chồng, họ có những trải nghiệm mà học sinh cấp ba bình thường có nằm mơ cũng không tưởng tượng được.

Từ việc lội sông, phóng xe 60 km/h bằng một tay, đèo thêm một tá hành lý và một người bệnh đang bất tỉnh, đến lắp máy bay, hay đêm hôm rủ con gái lạ đi tập xe bên bở biển, và nhất là vừa bịt mắt vừa đun nước tắm cho bạn cùng lớp…

Với cuốn nhật kí và chiếc xe Cub, hai người đã vượt qua khe hở mong manh của bệnh tiêu biến, thắp sáng cuộc đời mỗi con người mà họ đi qua và khắc lại dấu ấn của mình trên trái đất trước khi tan biến.

Họ đi mà không cần đích đến, đi để dệt nên những trang nhật kí ý nghĩa trong đời…

Tác phẩm này đã lọt vào vòng chung khảo giải thưởng văn học/light novel Dengeki, được sáng tác trong đúng một tháng trời, nhưng sức mạnh tinh thần của nó thì đã kéo dài vài năm, và có thể còn rất nhiều năm.

Làn Sóng Thứ 5

Làn Sóng Thứ 5

Sau làn sóng thứ 1, chỉ còn lại bóng tối.

Sau làn sóng thứ 2, chỉ những người may mắn trốn thoát.

Sau làn sóng thứ 3, chỉ những kẻ không may mắn sống sót.

Sau làn sóng thứ 4, chỉ còn một quy tắc duy nhất được áp dụng: đừng tin ai cả.

Nhưng, giờ đây, ở buổi bình minh của làn sóng thứ 5, liệu ta có thể duy trì được quy tắc duy nhất đó không, khi đúng vào cái thời điểm mà chỉ trong vòng vài tháng, những người ngoài hành tinh đã cắt giảm nhân số loài người từ bảy tỷ xuống chỉ còn vài trăm nghìn, khi trong lòng ta không khỏi thường trực một mối hoài nghi rằng có lẽ, ta là con người cuối cùng còn sống sót trên Trái đất, khi phản xạ đầu tiên của ta là giết bất kỳ người nào tình cờ gặp trên đường chỉ để không có nguy cơ bị chính kẻ đó giết chết… thì ta lại đột nhiên bắt gặp một con người – hoặc có vẻ là một con người – dẫu đầy bí ẩn nhưng dường như hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ nhất, ấm áp nhất, đáng tin cậy nhất, niềm hy vọng duy nhất để ta giải thoát em trai, hoặc thậm chí là cứu thoát chính ta.

Khi Trái đất đã đến ngày tận thế…

…. liệu ta còn có thể tin vào tình yêu?

Cha Và Con (The Road)

Cha Và Con (The Road)

“Cha và con” là tác phẩm nghệ thuật về cái đẹp đến sững sờ, hoang dã và đau xót. Lấy bối cảnh là một mùa đông dài vô tận hậu Khải huyền, Cormac McCarthy viết về một người đàn ông không tên cùng đứa con trai, lang thang trong một thế giới điên loạn, lạnh lẽo, tối tăm, nơi tuyết tuyết rơi chuyển màu xám xịt, hướng về phía bờ biển, tìm kiếm một nơi nào đó có sự sống và ấm áp. Ở thế giới hoang tàn này không gì có thể sống sót nổi, con người thậm chí còn biến thành kẻ ăn thịt chính đồng loại của mình để tồn tại.

Cách viết và chọn lọc từng từ trong tác phẩm gợi lên một cách rõ ràng kết cấu, màu sắc lẫn nhiệt độ trên con đường họ đi qua, đặt trong ngữ cảnh phù hợp, nó làm bật lên nỗi sợ hãi, sự băn khoăn, tàn ác và mối đe dọa như hơi thở ngay sau gáy ám ảnh người đọc trong từng bước chân. Không những có một cốt truyện hay mà chiều sâu nhân vật nhờ cách khai thác các thủ pháp nghệ thuật cũng được khắc họa tuyệt vời dù các cuộc trò chuyện của cha và con hầu như rất ít ngôn từ được nói ra bằng lời. Đây là cuốn tiểu thuyết không dễ đọc và cảm nhận nhưng sức ám ảnh đằng sau mỗi tầng ý nghĩa của nó vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống thường nhật dù không phải ai trong chúng ta cũng có thể nhận ra được.

Âm Mưu Ngày Tận Thế

Âm Mưu Ngày Tận Thế

Khi quả khinh khí cầu dự báo thời tiết bí ẩn đâm vào dãy núi Alps của Thụy Sĩ người đứng đầu cơ quan NSA đã chọn Robert Bellamy để lần theo dấu vết và xác định mười người đã chứng kiến sự việc. Nhưng khi những cuộc tìm kiếm kéo dài từ Rome qua Budapest qua Texas và nhiều thành phố của nhiều quốc gia khác nhau nữa thì sự việc được phơi bày trước mắt anh – xé toạc một âm mưu không thể tin nổi, trải dài khắp toàn cầu và thậm chí vào vũ trụ.

Bị bỏ rơi và bị phản bội trên mọi khía cạnh khác, từ kẻ đi săn thành con mồi bị săn Bellamy đã buộc phải chạy trốn – cùng với chìa khóa sống còn của trái đất trong tay.

World War Z

World War Z

Quyển sách được kể dưới góc nhìn của cựu nhân viên của Liên Hợp Quốc Gerry Lane. Anh chứng kiến cả thế giới bị loài virus lạ tàn phá, biến đổi con người thành những sinh vật ghê tởm và hung bạo. Chúng cắn xé và lây lan lẫn nhau. Vật lộn bảo vệ gia đình và tìm kiếm phương thuốc chống lại loài virus này là sứ mạng của Gerry Lane.

1984

1984

Một chín tám tư (tựa tiếng Anh là Nineteen Eighty-Four; thường được viết là 1984) là một tiểu thuyết về xã hội giả tưởng thể loại dystopia (dạng sầu bi) của nhà văn Anh George Orwell, xuất bản năm 1949. Quyển sách kể về câu chuyện của Winston Smith và sự biến chất của anh gây nên bởi chế độ chuyên chế mà anh sống.

Cùng với Brave New World của Aldous Huxley, đây là một trong những xã hội giả tưởng dystopia nổi tiếng nhất và thường được trích dẫn nhất trong văn học

Cuốn tiểu thuyết đã được dịch sang 62 thứ tiếng và đã để lại một ấn tượng sâu xa về chính bản thân tiếng Anh nó. Một chín tám tư, thuật ngữ cũng như tác giả của nó đã trở thành ngạn ngữ khi người ta thảo luận về những vấn đề an ninh nhà nước và sự riêng tư cá nhân. Thuật ngữ Orwellian cũng được sử dụng rộng rãi khi mô tả những hành động hoặc tổ chức gợi lại xã hội chuyên chế được dựng lên trong cuốn tiểu thuyết.

Một chín tám tư đã từng có lúc được xem như một sự nguy hiểm về mặt chính trị và cho cách mạng và vì vậy bị cấm bởi nhiều thư viện ở nhiều quốc gia khác nhau, chứ không riêng gì những chính thể chuyên chế.

Thành Phố Chết – I Am Legend

Thành Phố Chết – I Am Legend

“Bình thường là một khái niệm của số đông, là chuẩn mực của nhiều người chứ không phải chuẩn mực của một người.”

Thành Phố Chết là tên bản Việt ngữ của cuốn sách I Am Legend đã được chuyển thể thành bộ phim cùng tên.

Câu chuyện của Thành Phố Chết là một giả định, rằng loài người phải đối mặt với một dịch bệnh đáng sợ biến họ thành quỷ dữ, những ma cà rồng sống nương nhờ vào bóng đêm.

Nhân tính không còn, nền văn minh biến mất, những gì còn lại là sinh tồn và bản năng của một giống loài mới mà Robert Neville là ngoại lệ, vì anh vẫn còn là con người, con người duy nhất giữa một thành phố đã chết..

The Stand – Stephen King

The Stand – Stephen King

Xã hội loài người tan rã sau khi xuất hiện một chủng bệnh cúm mới lây lan nhan chóng toàn cầu mà bắt nguồn loại cúm này là từ vũ khí sinh học. Bệnh cúm này giết chết 99% dân số thế giới. Quyển sách miêu tả con người trước, trong và sau khi đón nhận cơn đại nạn này phải sống và sinh tồn như thế nào.

Thế Giới Khi Loài Người Biến Mất (The World Without Us)

Thế Giới Khi Loài Người Biến Mất (The World Without Us)

Loài người có vị trí như thế nào trong tiến trình hoạt động vĩ đại của hành tinh? Câu trả lời là khá quan trọng, nhưng chắc chắn không phải là yếu tố quyết định sống còn. Những dấu vết, cổ vật hóa thạch từng tồn tại chứng tỏ chúng ta cũng chỉ là một dạng sống tham gia vào hoạt cảnh vĩ đại này.

Trong cuốn sách “The world without us” tạm dịch là “Khởi nguyên lại thế giới”, Alan Weisman đưa ra cách tiếp cận hoàn toàn mang tính bản nguyên cho các câu hỏi về sự tác động của loài người lên hành tinh trái đất. Dưới góc nhìn của những chuyên gia trong các lĩnh vực: khoa học khí quyển, bảo tồn nghệ thuật, động vật học, hóa dầu, vật lý thiên văn, lãnh tụ tôn giáo (từ giáo sĩ Do Thái tới các đức Đạt Lai Lạt Ma), cổ sinh vật học … Weisman đã vẽ nên bức tranh hành tinh trái đất có thể sẽ như thế nào nếu không có chúng ta..

Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6

Đợt Tuyệt Chủng Thứ 6

Kể từ hơn nửa tỉ năm trước, năm đợt tuyệt chủng đã diễn ra, khi sự đa dạng sống trên trái đất bất ngờ thu hẹp lại. Và phải chăng chúng ta đang bước vào đợt tuyệt chủng kế tiếp – Đợt Tuyệt Chủng Thứ Sáu – diễn ra trong thế Nhân sinh, một thế địa chất mà con người thống trị trên nhiều khía cạnh.

Để trả lời nghi vấn này, Elizabeth Kolbert đã theo chân các nhà khoa học khảo sát sự tồn tại và xác nhận sự biến mất ở một số loài ở khắp các vùng trên trái đất. Từ loài ếch vàng ở Panama đến loài voi răng mấu châu Mỹ; từ lũ chim ăng-ca khờ khạo đến loài cúc đá bé nhỏ.

Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa chúng ta đến các thử nghiệm và nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân của đợt tuyệt chủng thứ sáu. Trong đó, nổi bất nhất chính là những hành động do con người gây ra với các hệ sinh học và địa hóa học của trái đất như: thải quá nhiều carbon dioxit, làm axit hóa đại dương, chặt rừng nhiệt đới…

Cùng danh mục

Leave a Reply / Feedback

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button